5.3.1. Xúc tác
Xúc tác thường nhất của phản ứng aldol là các bazơ, ví dụ dung dịch metanol của NaOH hoặc KOH (xét về khả năng hịa tan thì KOH tốt hơn), cũng như dung dịch etanol
của KOH. Trong một số trường hợp có thể dùng dung dịch nước – alcol của NaOH hoặc KOH. Nhưng nếu sử dụng xúc tác kiềm đặc nồng độ cao sẽ giúp cho quá trình phân hủy các sản phẩm aldol nên thường chỉ nên dùng ở tỷ lệ 2 đến 3% mol xúc tác trên 1 mol chất phản ứng, trong những trường hợp đặc biệt có thể dùng tới 5 đến 10% mol. Mặt khác kiềm cũng xúc tiến q trình dehydrat hóa, do đó với mục đích điều chế sản phẩm cộng hợp aldol thì xúc tác hay sử dụng là các muối kim loại kiềm của các axit yếu như axit xyanhydric, axit photphoric, axit cacbonic. Trong trường hợp các aldehyde hoạt động mạnh, xúc tác thường hay được sử dụng là các amin bậc nhất, bậc hai, ví dụ: pyrolidin, pyperidin.
Xúc tác axit cũng được sử dụng nhưng khi sử dụng xúc tác loại này thường không thể phân lập được sản phẩm cộng aldol vì mơi trường axit xúc tác này cho quá trình loại nước, hơn nữa trong nhiều trường hợp sản phẩm phụ nhận được là chất nhầy do kết quả của q trình polyme hóa. Vì thế xúc tác axit rất ít khi được sử dụng. Các xúc tác axit được sử dụng là khí HCl, đơi khi H2SO4 đặc, axit axetic, hoặc BF3.
5.3.2. Dung môi
Dung môi được sử dụng nhiều nhất là metanol, etanol. Nhiều trường hợp dùng tetrahydrofuran, 1,2-dietoxyetan, dimetyl formamit và dimetyl sunfoxit. Trường hợp xúc tác là axit người ta dùng dung môi ete, benzen thay cho alcol để tránh việc tạo ra axetal.
5.3.3. Nhiệt độ
Phản ứng aldol thường được tiến hành ở nhiệt độ thấp, ít khi phải dùng tới nhiệt độ cao hơn hơn nhiệt độ phịng; nhưng đơi khi thực phải thực hiện ở nhiệt độ cao hơn (trên độ sôi của metanol hoặc etanol), khi đó sản phẩm loại nước tạo ra hợp chất cacbonyl không no la không thể tránh khỏi.