Malaysia là quốc gia có gần gũi với Việt Nam về văn hóa và địa lý, có thị trường chứng khốn phát triển đồng thời cũng công bố kế hoạch hội tụ với chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế cho nên tác giả chọn Malaysia để học hỏi kinh nghiệm vận dụng GTHL trong hệ thống kế toán.
Malaysia lựa chọn mơ hình hội tụ từng phần, áp dụng giống hồn tồn chuẩn mực kế tốn quốc tế nói chung và chuẩn mực đo lường GTHL nói riêng, trong đó các công ty niêm yết sẽ áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế và các cơng ty khơng niêm yết và quy mô nhỏ sẽ áp dụng chuẩn mực kế toán quốc gia hiện hành.
1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Dựa trên việc tìm hiểu quy định GTHL trong chuẩn mực kế toán quốc tế và thực tiễn áp dụng tại Malaysia ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm như sau cho Việt Nam:
● Chuẩn mực được xây dựng và trình bày một cách hệ thống và logic, bên cạnh phần nội dung chuẩn mực ln có phần phụ lục hướng dẫn cụ thể, các thay đổi liên quan sẽ được trực tiếp điều chỉnh trong chuẩn mực nhằm tránh tình trạng cồng kềnh văn bản. Điều này có thể đưa vào ứng dụng cho việc ban hành nội dung chuẩn mực tại Việt Nam, hiện nay tại Việt Nam dưới chuẩn mực là các thông tư hướng dẫn, việc sửa đổi, bổ sung sẽ được trình bày trên các thơng tư riêng biệt làm nên một hệ thống thông tư cồng kềnh, phức tạp gây khó khăn cho việc tự tìm hiểu, nghiên cứu và hệ thống hoá.
● Chuẩn mực đo lường GTHL tại Malaysia được xây dựng với nội dung và kết cấu tương tư như chuẩn mực quốc tế, điều này góp phần tạo sự thuận lợi trong quá trình tìm hiểu và so sánh.
● Hệ thống chuẩn mực của Malaysia đã hội tụ với chuẩn mực kế toán quốc tế về mặt nội dung như GTHL được áp dụng trong các trường hợp: ghi nhận ban đầu, phân bổ các số liệu ghi nhận ban đầu của các giao dịch phức tạp thành các yếu tố hợp thành, sau ghi nhận ban đầu và sử dụng trong đánh giá suy giảm tài sản.
● Các cuộc tranh luận về kế toán GTHL trên thế giới ln xoay quanh về tính thích hợp và tính đáng tin cậy của GTHL, ở Việt Nam thị trường hoạt động chưa phát triển, cho nên sẽ ảnh hưởng đến tính đáng tin cậy đến việc xác định GTHL của tài sản và nợ phải trả. Để tránh điều này, Việt Nam cần từng bước hoàn thiện thị trường hoạt động trước khi ban hành chuẩn mực đo lường GTHL.
1.4. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA XUNG QUANH VIỆC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ HỢP LÝ HỢP LÝ
Thơng tin được coi là thích hợp khi nó có khả năng thay đổi quyết định của người sử dụng, giúp cho người đọc đánh giá được quá khứ, hiện tại, tương lai hoặc xác nhận ,điều chỉnh các đánh giá trước đây ( Poon, 2004).
Tính đáng tin cậy được định nghĩa bởi FASB: thơng tin khơng có sai sót hay thiên lệch một cách trọng yếu, đồng thời phản ảnh trung thực vấn đề cần trình bày. GTHL là giá đầu ra, được ước tính trong điều kiện thị trường bình thường và khơng có sự ràng buộc. Đây là tình huống khi khoảng ước tính GTHL chắc chắn liên quan đến những dự đốn của dịng tiền trong tương lai và lựa chọn tỷ suất chiết khấu thích hợp. Các khoảng ước tính này phụ thuộc vào các giả định của nhà quản lý cho nên có thể tồn tại những che dấu những tính tốn nhầm lẫn và cách tính tốn. FASB thừa nhận rằng một số vấn đề quan trọng đo lường phải được giải quyết và họ đang phát triển các hướng dẫn về ước tính GTHL và thiết lập kiểm soát phù hợp. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc sử dụng các ước tính là một phần thiết yếu của việc chuẩn bị lập BCTC, ví dụ: việc sử dụng phổ biến các ước tính kế tốn lương hưu ( Poon, 2004).
Nếu thị trường hoàn hảo và minh bạch, thì kế tốn GTHL sẽ là thơng tin đáng tin cậy và hữu ích trong việc hỗ trợ việc ra quyết định của người sử dụng. Tuy nhiên, vì nhiều tài sản và nợ phải trả khơng có thị trường hoạt động, dữ liệu đầu vào và các phương pháp ước tính GTHL dựa vào tính chủ quan do đó việc định giá ít đáng tin cậy hơn ( Bies, 2005).
1.4.1. Một số lý luận chỉ trích kế tốn giá trị hợp lý Về tính thích hợp và đáng tin cậy hợp lý Về tính thích hợp và đáng tin cậy
● GTHL khơng thích hợp và làm người ta nhận thức sai về những tài sản được nắm giữ trong thời gian dài. Họ cho rằng mức giá có thể bị xuyên tạc do thị trường không hiệu quả. GTHL dựa trên những mơ hình khơng đáng tin cậy và gây tác động xấu đến hệ thống tài chính (Laux&Leuz,2009).
● Mơ hình kế tốn GTHL thì thích hợp hơn trong các trường hợp nhưng giá thị trường thì ln thay đổi vì vậy rất khó để xác định. Với những thơng tin bất cân xứng trên thị trường Laux và Leuz hi vọng các qui định về kế tốn GTHL có thể hạn chế những sai lệch này (Laux&Leuz,2009).
● Kế toán GTHL và việc tài sản bị thổi phồng giá trị cho phép các ngân hàng gia tăng tác động đòn bẩy của họ và làm tăng lợi nhuận trong giai đoạn bùng nổ, điều này khiến cho hệ thống tài chính dễ tổn thương hơn và khủng hoảng tài chính nghiêm trọng hơn (Laux&Leuz,2009).
1.4.2. Một số lý luận ủng hộ kế toán giá trị hợp lý Về tính thích hợp hợp lý Về tính thích hợp
Tính thích hợp cũng hồn tồn phù hợp với GTHL, bởi vì GTHL của tài sản hay nợ phải trả có khả năng làm thay đổi quyết định của người sử dụng (Barth, 2010).
Về tính đáng tin cậy
● “Trung lập“ liên quan đến khái niệm GTHL, đặc tính “trung lập“ là việc đo lường GTHL của tài sản hay nợ phải trả khơng có sai lệch (Barth, 2010).
Về tính kịp thời
● Những người ủng hộ cho rằng GTHL phản ánh tình hình thị trường hiện tại và vì thế cung cấp những thông tin kịp thời, do đó sẽ làm tăng tính minh bạch và thúc đẩy những hoạt động đúng đắn (Laux&Leuz,2009).
● Barth cho rằng GTHL có thể phản ánh một cách tốt hơn giá gốc về các đặc điểm chất lượng được qui định trong khuôn mẫu cho việc lập và trình bày BCTC. Nhà đầu tư quan tâm đến những thay đổi của GTHL trên báo cáo trong một thời kỳ vì GTHL phản ánh hiệu quả những biến động kinh tế giúp cho nhà đầu tư nắm bắt thông tin kịp thời ( Barth, 2010).
● Những người ủng hộ kế tốn GTHL cho rằng nó khơng những cung cấp một cái nhìn sâu sắc về tính chính xác về hồ sơ rủi ro của các ngân hàng mà cịn góp phần ổn định tài chính cho các cổ đơng và người gửi tiền, bởi vì dễ dàng xác định sự suy giảm trong an toàn và lành mạnh của ngân hàng ( Enria, Cappiello et al, 2004).
Về tính có thể so sánh
● GTHL có thể so sánh bởi vì bất kỳ tài sản hay nợ phải trả nào đều phụ thuộc vào đặc điểm của tài sản hay nợ phải trả, không phụ thuộc vào đặc điểm của đơn vị nắm giữ tài sản hay nợ phải trả. GTHL nâng cao tính nhất qn bởi vì chúng phản ánh các thông tin cùng loại. GTHL mang tính kịp thời bởi vì chúng phản ánh những thay đổi của những điều kiện kinh tế khi những điều kiện thay đổi (Barth, 2006).
● Tính có thể so sánh là GTHL sẽ khác nhau cho các đối tượng kinh tế khác nhau và giống nhau đối với các đối tượng kinh tế giống nhau (Barth, 2010).
Về tính chất có thể kiểm chứng
● Do sự đa dạng và phức tạp của các cơng cụ tài chính gia tăng vì thế cần phải kiểm chứng các khoảng ước tính GTHL. Tuy nhiên kiểm chứng việc định giá khơng nên dựa trên giá trên thị trường có thể quan sát được vì nó ln thay đổi. Các nhà quản trị sẽ chọn các dữ liệu đầu vào và phương pháp tính khác nhau do đó kết quả sẽ khác nhau. Đơi khi việc ước tính dựa trên những phán đốn khác nhau nên rất khó khăn để kiểm chứng. Kiểm tốn viên, người sử dụng BCTC bao gồm cả những nhà đầu tư cần phải chú trọng hơn vào sự hiểu biết như thế nào là tài sản, nợ phải trả và tính đáng tin cậy của việc định giá khi dựa trên chúng để ra quyết định (Bies, 2005).
Theo IASB, mục tiêu của BCTC là cung thơng tin hữu ích làm nền tảng cho việc ra quyết định. Xuất phát từ quan điểm này BCTC phải phản ánh được điều kiện thị trường hiện tại và những thay đổi khi nền kinh tế thay đổi, cung cấp thơng tin hữu ích và kịp thời vì vậy GTHL được xem là xu hướng hiện nay trong kế tốn.
GTHL khơng phải là vấn đề mới trong kế toán quốc tế, khái niệm GTHL đã xuất hiện từ rất lâu và hiện nay các quy định về GTHL đã có sự phát triển hoàn thiện và thống nhất khi IASB đã chính thức ban hành IFRS 13 “Fair Value Measurement” (Đo lường GTHL) đã thiết lập một khuôn khổ chung cho kế tốn GTHL, trong đó trình bày các nội dung: định nghĩa, phạm vi áp dụng, cấp bậc, các phương pháp xác định, thuyết minh GTHL.
Đây là cơ sở các quốc gia trong đó có Việt Nam có thể tìm hiểu, nghiên cứu và vận dụng vào thực tiễn cơng tác kế tốn trong việc đánh giá, ghi nhận và thuyết minh GTHL đối với tài sản và nợ phải trả trên BCTC.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG GIÁ TRỊ HỢP LÝ TRONG HỆ THỐNG KẾ TOÁN VIỆT NAM
2.1. ĐỊNH GIÁ TRONG HỆ THỐNG KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM2.1.1.Lịch sử phát triển định giá trong hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam 2.1.1.Lịch sử phát triển định giá trong hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam 2.1.1.1.Giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2001
Những năm cuối của thập niên 90 là những năm đất nước ta mở cửa cải cách mạnh mẽ, Chính phủ chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, để phù hợp với thời kỳ mới hệ thống kế toán Việt Nam đã từng bước được thiết lập phù hợp với đặc điểm và đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trường, tiếp cận dần với nguyên tắc, thơng lệ, chuẩn mực quốc tế về kế tốn và kiểm toán. Nhiều chế độ kế toán đã được soạn thảo và ban hành, một số khuôn khổ pháp lý về kế toán, kiểm toán đã được tạo lập. Chất lượng báo cáo kế tốn, BCTC, thơng tin kinh tế - tài chính do kế toán cung cấp dần được nâng cao.
Đánh dấu sự đổi mới mạnh mẽ đó là việc ban hành quyết định 1141/QĐ-TC ngày 1 tháng 11 năm 1995 áp dụng cho các doanh nghiệp trong cả nước,và quyết định 1177/TC-QĐ-CĐKT ban hành ngày 23 tháng 12 năm 1996 áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong giai đoạn này ngoài giá gốc, đã xuất hiện giá trị thuần có thể thực hiện, dùng để lập dự phịng giảm giá hàng tồn kho, chứng khốn, phải thu khó địi, thể hiện qua thơng tư 107/2001/TT-BTC ngày 31/12/2001 về việc hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phịng giảm giá hàng tồn kho, dự phịng nợ khó địi, và dự phịng giảm giá đầu tư tài chính.
2.1.1.2. Giai đoạn năm 2001 đến nay
Giai đoạn từ những năm 2001 đến 2005, là giai đoạn phát triển nhất của hệ thống kế toán từ trước đến nay, thể hiện qua việc Bộ Tài Chính lần lượt ban hành 26 chuẩn mực kế toán (bắt đầu từ năm 2001) trong đó có đưa ra qui định về một số loại giá như: giá trị thuần có thể thực hiện, hiện giá, GTHL ; và trong Luật kế toán (năm 2003) giá gốc được coi là một nguyên tắc cơ bản của kế toán Việt Nam “Giá trị tài sản được tính theo giá gốc, bao gồm chi phí mua, bốc xếp, vận chuyển, lắp ráp, chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác đến khi đưa tài sản vào trạng
gốc. Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo GTHL của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Giá gốc của tài sản khơng được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể”.
Năm 2006, Bộ Tài Chính liên tiếp ban hành 2 quyết định: quyết định 15/2006/QĐ-BTC (ngày 20/03/2006) ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp và quyết định 48/2006/QĐ-BTC ( ngày 14/09/2006) ban hành chế độ kế toán cho doanh nghiệp vừa và nhỏ đã đánh dấu bước tổng hợp và hoàn thiện chế độ kế tốn doanh nghiệp Việt Nam
Nhìn chung trong giai đoạn này, kế tốn Việt Nam nói chung và vấn đề định giá trong kế tốn nói riêng đã khơng ngừng được cải thiện theo hướng phù hợp với sự đổi mới của nền kinh tế và yêu cầu hội nhập. Tuy nhiên giữa các chuẩn mực kế toán Việt Nam và các chuẩn mực kế tốn quốc tế vẫn cịn những khác biệt đáng kể, đặc biệt trong vấn đề định giá kế toán.
2.1.2. Các phương pháp định giá tại Việt Nam
Ngày 13/03/2006, Bộ Tài chính đã ban hành thơng tư 17/TT-BTC hướng dẫn nghị định 101/2005/NĐ-CP về thẩm định giá trong đó quy định cụ thể các phương pháp định giá. Cho đến ngày 31 tháng 12 năm 2008, Bộ Tài chính đã ban hành quyết định số 129/2008/QĐ-BTC ban hành 5 tiêu chuẩn thẩm định giá, trình bày cụ thể nội dung các phương pháp xác định giá trị tài sản:
- Tiêu chuẩn số 07: TĐGVN 07 – Phương pháp so sánh - Tiêu chuẩn số 08: TĐGVN 08 – Phương pháp chi phí - Tiêu chuẩn số 09: TĐGVN 09 – Phương pháp thu nhập - Tiêu chuẩn số 10: TĐGVN 10 – Phương pháp thặng dư - Tiêu chuẩn số 11: TĐGVN 11 – Phương pháp lợi nhuận
Đây có thể được xem là cơ sở tiền đề cho việc thiết lập và xây dựng các phương pháp đo lường GTHL trong kế toán doanh nghiệp Việt Nam.
2.2. QUY ĐỊNH GÍA TRỊ HỢP LÝ TRONG HỆ THỐNG KẾ TỐN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
2.2.1. Sự hình thành và phát triển giá trị hợp lý trong hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam
Tại Việt Nam GTHL được đề cập đầu tiên trong các chuẩn mực kế toán Việt Nam ban hành quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001, được sử dụng để ghi nhận doanh thu và trao đổi tài sản cố định ( TSCĐ) hữu hình, TSCĐ vơ hình.
Kể từ đó cho đến nay, GTHL tiếp tục được thể hiện trong các chuẩn mực:
● Chuẩn mực kế toán đợt 2 được ban hành theo quyết định số 165/2002/QĐ- BTC ngày 31/12/2002
● Chuẩn mực kế toán đợt 3 được ban hành theo quyết định số 234/2003/QĐ- BTC ngày 30/12/2003
● Chuẩn mực kế toán đợt 4 được ban hành theo quyết định số 12/2005/QĐ- BTC ngày 15/02/2005
● Chuẩn mực kế toán đợt 5 được ban hành theo quyết định số 100/2005/QĐ- BTC ngày 28/12/2005
Và các thông tư hướng dẫn các chuẩn mực kế toán đã ban hành (thông tư 161/2007/TT-BTC ngày 31/12/2007 và thông tư 21/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 )
Thông tư 210/2009/TT-BTC ban hành ngày 06/11/2009 qui định về việc thuyết minh GTHL của tài sản tài chính và nợ tài chính.
Quyết định Chuẩn mực
149/2001/QĐ-BTC Chuẩn mực số 03 – Tài sản cố định hữu hình
Chuẩn mực số 04 – Tài sản cố định vơ hình
Chuẩn mực số 14 – Doanh thu và thu nhập khác
165/2002/QĐ-BTC Chuẩn mực số 06 – Thuê tài sản
Chuẩn đoái
mực số 10 - Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối
Chuẩn mực số 15 – Hợp đồng xây dựng
234/2003/QĐ-BTC Chuẩn mực số 05 – BĐSĐT