PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC NGHỆ THUẬT CHO TRẺ QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC NGHỆ THUẬT CHO TRẺ MẪU GIÁO QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNG MẦM NON (Trang 26 - 27)

QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

Bước 1: Kinh nghiệm: GV dựa trên những kinh nghiệm, kiến thức đã có của trẻ để lựa chọn

nội dung, hoạt động cho trẻ trải nghiệm trong môi trường nghệ thuật. Tạo cơ hội để trẻ có thể tiếp xúc với nghệ thuật bằng nhiều cách khác nhau như trực tiếp ngắm nhìn tác phẩm, xem/ nghe nghệ sĩ/ giáo viên biểu diễn; Xem/ nghe gián tiếp qua các phương tiện truyền thông ở mọi lúc, mọi nơi; xem biểu diễn nghệ thuật; Tham gia lễ hội, các cuộc thi, trò chơi, hoạt động nghệ thuật…

 Bước 2: Quan sát, phản hồi: Trẻ quan sát, đối chiếu, phân tích những điều quan sát, cảm

nhận được ở bước 1, thảo luận, chia sẻ, nhìn lại cả quá trình trải nghiệm, phân tích và phản ánh lại, mơ tả lại rõ ràng nhất các kết quả của trải nghiệm và mối tương quan của chúng, liên hệ trải nghiệm với các kiến thức, kỹ năng đã có=> GV tạo điều kiện để trẻ chia sẻ, trao đổi về những điều trẻ quan sát được.

Bước 3: Hình thành khái niệm: Trẻ nắm bắt, hình thành các kiến thức, kĩ năng hoạt động nghệ thuật. => GV chính xác hóa KT, KN cho trẻ, khuyến khích, thúc đẩy trẻ suy nghĩ về việc có thể áp dụng những điều học được vào các tình huống khác trong cuộc sống thực tế. 

Bước 4: Thử nghiệm tích cực: Trẻ thực hành, sử dụng những kỹ năng, hiểu biết mới vào việc

tham gia các hoạt động nghệ thuật, áp dụng những điều học được vào tình huống tương tự hoặc các tình huống khác trong cuộc sống thực. => GV cho trẻ thực hành, khuyến khích trẻ thể hiện cảm xúc, ý tưởng bằng nhiều cách khác nhau

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC NGHỆ THUẬT CHO TRẺ MẪU GIÁO QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNG MẦM NON (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(42 trang)