chơi âm nhạc và các hoạt động khác ở trường MN)
* Giáo dục hoạt động âm nhạc qua tổ chức hoạt động dạy hát
- Bước 1: Kinh nghiệm: Dựa trên hiểu biết, kỹ năng của trẻ, GV cho trẻ làm quen với bài hát, khơi gợi ở trẻ những kinh nghiệm đã có liên quan đến nội dung, cách thể hiện bài hát: + Với những gợi ở trẻ những kinh nghiệm đã có liên quan đến nội dung, cách thể hiện bài hát: + Với những bài hát mới giáo viên có thể cho trẻ tiếp cận với bài hát bằng nhiều cách khác nhau như trực tiếp nghe qua giọng hát của cô, nghe giọng hát của các nghệ sỹ khác nhau qua các phương tiện truyền thông ở mọi lúc, mọi nơi…
+ Với những bài trẻ có thể đã biết, giáo viên trích dẫn 1 câu hát hay, cho trẻ nghe một câu nhạc hoặc 1 đoạn nhạc; GV có thể dùng 1 trị chơi, 1 bài thơ, một tình huống, một bức tranh…có nội dung sát với nội dung bài hát với mục đích tập trung sự chú ý, khơi gợi kinh nghiệm, trí tưởng tượng về nội dung, hình tượng NT, cách sẽ thể hiện bài hát.
Ví dụ: Dạy hát bài « cá vàng bơi » - 3 tuổi: GV có thể cho trẻ xem đoạn video về con cá, hỏi trẻ đoạn viedo nói về con gì? Đang làm gì? ...-> con biết bài hát gì nói về con cá vàng….
TỔ CHỨC GIÁO DỤC NGHỆ THUẬT CHO TRẺ MẪU GIÁO QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNG MẦM NON QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNG MẦM NON
* Giáo dục hoạt động âm nhạc qua tổ chức hoạt động dạy hát – Tiếp
+ Bước 2 : Quan sát, phản hồi – Nghe và quan sát hát mẫu, trò chuyện về bài hát:
Trẻ lắng nghe bài hát, quan sát cách thể hiện bài hát và cảm nhận nhịp điệu, giai điệu,
nội dung của bài hát. Giáo viên cần cung cấp cho trẻ mẫu thể hiện bài hát trọn vẹn, hát đúng, hát hay, rõ lời để thu hút sự chú ý của trẻ tới hình tượng nghệ thuật của bài hát. Cô tận dụng mọi cơ hội, phương tiện để phần hát mẫu hay nhất, gây ấn tượng nhất với trẻ: dùng đàn/nhạc cụ đệm theo bài hát; hoặc hát kết hợp vận động minh họa…
Sau khi hát mẫu, GV giới thiệu tên bài hát, tên tác giả hoặc đặt câu hỏi về tên bài hát, tên tác giả, nội dung ngắn gọn của bài hát, giai điệu, nhịp điệu của bài hát
-> Việc trao đổi giữa giáo viên và trẻ giúp trẻ phản hồi, chia sẻ những hiểu biết, kinh nghiệm đã biết về âm nhạc đồng thời giúp trẻ khái niệm hóa và củng cố những kiến thức liên quan đến âm nhạc của mình.
* Giáo dục hoạt động âm nhạc qua tổ chức hoạt động dạy hát – Tiếp
+ Bước 3: Khái niệm – Dạy trẻ hát: Giáo viên dạy trẻ hát trọn vẹn về nội dung cũng như cấu trúc âm nhạc của câu hát, đoạn nhạc, bài hát. Khi dạy trẻ hát giáo viên cho trẻ thực hành hát, sửa sai về lời ca, giai điệu để trẻ cảm nhận chính xác giá trị âm nhạc của tác phẩm, hình thành các kỹ năng hát.
(Liên hệ với bài hát cá vàng bơi?)
+ Bước 4 : Thử nghiệm - Thực hành, luyện tập: Trẻ thực hành, luyện
tập các kỹ năng hát và thể hiện cảm xúc theo cá nhân/nhóm, tổ/cả lớp. (Liên hệ với bài hát cá vàng bơi?)
• Giáo dục hoạt động âm nhạc qua tổ chức hoạt động nghe hát
- Bước 1: Kinh nghiệm: Dựa trên kinh nghiệm của trẻ, GV cho trẻ làm quen với bài hát, khơi gợi ở trẻ những kinh nghiệm đã có liên quan đến nội dung, cách thể hiện bài hát: Giáo viên dẫn dắt trẻ đến hoạt
động nghe bằng nhiều cách khác nhau: Dùng lời gợi cảm, sinh động để giới thiệu hình tượng âm nhạc, tên tác phẩm, tác giả; dùng bài thơ, câu đố, dạo đàn những giai điệu đầu tiên hoặc xướng âm, âm thanh có liên quan đến nội dung bài hát để thu hút sự chú ý của trẻ.
Giáo viên dẫn dắt, khơi gợi những kinh nghiệm trẻ đã biết, những điều mới mẻ trẻ chưa biết về bài hát, bản nhạc sắp được biểu diễn để thu hút sự quan tâm, hứng thu nhu cầu muốn nghe nhạc ở trẻ
* Giáo dục hoạt động âm nhạc qua tổ chức hoạt động nghe hát– Tiếp
+ Bước 2 : Quan sát, phản hồi – Nghe và quan sát hát mẫu, trò chuyện về bài hát:
Trẻ nghe trực tiếp giọng hát của giáo viên, cảm nhận nội dung, ý nghĩa của lời
ca, các yếu tố âm nhạc (giai điệu, nhịp điệu, tiết tấu) của bài hát. Giáo viên cần hát diễn cảm thể hiện cảm xúc với bài hát qua giọng hát, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt; sử dụng đàn, nhạc cụ, đài…kết hợp động tác minh họa; cho trẻ nghe ca sĩ hát trên băng, đài, ti vi, máy tính… để trẻ cảm thụ trọn vẹn cái hay, đẹp trong tác phẩm, học cách diễn xuất, thể hiện tình cảm phù hợp với nội dung, giai điệu của bài hát. Sau khi trẻ nghe hát, GV cần có những câu hỏi để trẻ chia sẻ những cảm nhận về bài hát, bản nhạc; cảm nhận về tính chất âm nhạc, hình ảnh, câu nhạc gây cho trẻ ấn tượng.
* Giáo dục hoạt động âm nhạc qua tổ chức hoạt động nghe hát – Tiếp
+ Bước 3: Hình thành khái niệm – Củng cố ấn tượng, ghi nhớ tác phẩm:
Giáo viên cần cung cấp và chính xác hóa lại những kiến thức liên quan đến bài hát, bản nhạc như tên tác phẩm, tác giả, nội dung tác phẩm,
những hình ảnh đẹp, giai điệu, tiết tấu….
Giáo viên có thể sử dụng những câu gợi mở để trẻ suy nghĩ về việc áp dụng kiến thức, kỹ năng đã có để thể hiện bài hát.
+ Bước 4 : Thử nghiệm - Thực hành, luyện tập: Trẻ có thể hát theo cơ
hoặc cùng cơ biểu diễn lại bài hát; cho trẻ gõ phách, nhịp, làm điệu bộ phù hợp với sắc thái tình cảm của câu hát
* Giáo dục hoạt động âm nhạc qua tổ chức hoạt động vận động theo nhạc