.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất và hiệu quả sử dụng VKD

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) vốn kinh doanh và giải pháp nhằm tăng cường quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại thái hưng VNASIA (Trang 34 - 38)

Vòng quay tài sản: phản ánh tổng quát hiệu suất sử dụng tồn bộ số vốn

hiện có của doanh nghiệp.

Vịng quay tài s ả n= Doanh thuthuầ n trong kỳ

V ố n kinh doanh bìnhquân sử d ụ ng trong kỳ

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS): phản ánh khi thực hiện

một đồng doanh thu trong kỳ thì doanh nghiệp có thể thu được bao nhiêu lợi nhuận.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS) =

Lợi nhuận sau thuế trong kỳ Doanh thu thuần trong kỳ

Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP): phản ánh khả năng sinh lời

của tài sản hay VKD khơng tính đến ảnh hưởng của nguồn gốc của VKD và thuế thu nhập doanh nghiệp.

Tỷ suất sinh lời kinh tế của

tài sản (BEP) =

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Tổng tài sản (hay VKD bình quân)

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh: thể hiện mỗi đồng

VKD trong kỳ có khả năng sinh lời ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã trang trả lãi tiền vay.

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh =

Lợi nhuận trước thuế trong kỳ VKD bình quân sử dụng trong kỳ

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA): phản ánh mỗi

đồng vốn sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên

vốn kinh doanh (ROA)

= Lợi nhuận sau thuế VKD bình quân trong kỳ

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE): phản ánh mức lợi nhuận sau

thuế thu được trên mỗi đồng vốn của chủ sở hữu trong kỳ. Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ

sở hữu (ROE)

= Lợi nhuận sau thuế

VCSH bình quân sử dụng trong kỳ

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị sử dụng VKD của doanhnghiệp. nghiệp.

1.2.4.1. Nhân tố khách quan.

Các yếu tố pháp lý: Môi trường pháp lý bao gồm luật, các văn bản dưới

luật… Mọi quy định về pháp luật kinh doanh đều tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì mơi trường pháp lý tạo ra “sân chơi” để các doanh nghiệp cùng tham gia hoạt động kinh doanh, vừa cạnh tranh lại vừa hợp tác với nhau tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh là rất quan trọng. Nó có thể tác động tích cực hay tiêu cực đến DN. Nhưng DN khơng có quyền thay đổi nó, do đó nếu tác động tích cực đến DN thì đó là một thuận lợi và DN phải nắm bắt. Ngược lại, DN phải tự điều chỉnh để hạn

chế, khắc phục khó khăn nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn.

Chính sách kinh tế của nhà nước: Một DN tham gia vào thị trường ln

gắn liền hoạt động SXKD của mình với sự vận động của nền kinh tế. Môi trường kinh tế là mơi truờng bên ngồi tác động rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả kinh doanh của DN. Trước hết phải kể đến chính sách đầu tư, chính sách thuế, chính sách xuất nhập khẩu, chế độ khấu hao TSCĐ... Chỉ cần một sự thay đổi trong chính sách kinh tế của Nhà nước cũng có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả sử dụng VKD của DN.

Tình hình kinh tế- xã hội: Khi nền kinh tế - xã hội ổn định và phát triển

thì vốn kinh doanh của DN sẽ được sử dụng một cách hiệu quả nhất, sẽ là cơ hội để doanh nghiệp tăng cường đầu tư mở rộng cơ sở vật chất.Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, xảy ra lạm phát, hay chính trị xã hội bất ổn,... sẽ ảnh hưởng lớn tới tình hình kinh doanh và sử dụng VKD của doanh nghiệp. Khi đó sản xuất kinh doanh trì trệ, rủi ro đầu tư cao, tài sản của doanh nghiệp giảm về giá trị,..., gây ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp và công tác quản tri vốn kinh doanh.

Mơi trường kinh tế có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của từng ngành, vùng cụ thể và ở một mức độ nào đó tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến cơng tác quản lý và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại doanh nghiệp.

Tác động của khoa học công nghệ: Sự phát triển nhanh chóng của khoa học và cơng nghệ đã dẫn đến hao mịn vơ hình của TSCĐ. Khoa học cơng nghệ càng phát triển nhanh thì việc đưa ra các máy móc hiện đại càng được rút ngắn, những máy móc này sẽ nhanh chóng thay thế các máy móc vừa được mua mới và làm cho máy móc đó nhanh chóng mất đi giá trị, dẫn đến mất vốn kinh doanh. Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

Lãi suất thị trường: Lãi suất thị trường ảnh hưởng rất lớn đến tình hình

tài chính của DN. Lãi suất thị trường ảnh hưởng tới cơ hội đầu tư, chi phí sử dụng vốn và cơ hội huy động vốn của DN.

Mơi trường chính trị – văn hóa – xã hội: Chế độ chính trị quyết định nhiều đến cơ chế quản lý kinh tế, các yếu tố văn hóa, xã hội như phong tục tập qn, thói quen, sở thích… là những đặc trưng của đối tượng phục vụ của doanh nghiệp. Do đó gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Cạnh tranh: Do các doanh nghiệp luôn phải chịu ảnh hưởng của sự cạnh

tranh gay gắt của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Để tiêu thụ được sản phẩm của mình thì địi hỏi các sản phẩm của doanh nghiệp phải khơng ngừng nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, tăng thêm tính năng cho sản phẩm kèm theo đó doanh nghiệp cịn phải có những chính sách bán hàng ưu đãi như mua trả góp, trả chậm, bán chịu… Thực hiện những chính sách này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã bị chiếm dụng một khoản vốn. Số vốn bị chiếm dụng càng tăng đồng nghĩa với việc tăng nguy cơ rủi ro về các khoản nợ khó địi, dẫn tới thất thốt vốn, làm giảm khả năng thanh tốn từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng VKD.

Những rủi ro bất thường mà doanh nghiệp hay gặp phải: Như sự thay đổi

của mơi trường chính trị, thiên tai, địch họa, thị trường không ổn định, thị hiếu tiêu dùng của dân cư… Tất cả những yếu tố trên đều có những ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhà cung cấp: Muốn sản xuất kinh doanh thì DN cần có các yếu tố đầu vào

như: nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị…phải mua từ các nhà cung cấp. Hình thức thanh tốn, thời hạn thanh toán khi mua các yếu tố đầu vào sẽ tác động đến dòng tiền của DN, cụ thể là các khoản tiền và tương đương tiền. Nếu giá trị thanh tốn lớn, địi hỏi DN phải có kế hoạch trả nợ đúng hạn. Mặt khác, chính

sách mua bán chịu, chính sách chiết khấu của nhà cung cấp, mức độ khó khăn hay dễ dàng trong việc nhập hàng từ nhà cung cấp sẽ ảnh hưởng đến quyết định về mức dự trữ hàng tồn kho của DN. Từ đó, ảnh hưởng đến cơ cấu VKD.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) vốn kinh doanh và giải pháp nhằm tăng cường quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại thái hưng VNASIA (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)