Xu hướng phát triển du lịch cộng đồng ở các nước đang phát triển

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI Y TÝ BÁT XÁT LÀO CAI (Trang 26 - 28)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.3 Xu hướng phát triển du lịch cộng đồng ở các nước đang phát triển

Có thể nói, du lịch là một ngành chiến lược mà nhiều quốc gia đều chú trọng đầu tư và phát triển. Bởi du lịch đã và đang trở thành một phần tất yếu đối với cuộc sống của con người, du lịch mang lại lợi ích kinh tế, tạo công ăn việc làm và mang lại thu nhập cho người lao động, góp phần tăng ngân sách cho địa phương có tài nguyên du lịch và cho cả quốc gia. Không những thế, du lịch cịn là một ngành có sự liên kết chặt chẽ với các ngành nghề, lĩnh vực khác. Chính vì thế, du lịch phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác. Chưa dừng lại ở đó, du lịch cịn đóng vai trị là cầu nối văn hóa giữa các quốc gia trên thế giới. Du lịch tạo ra khả năng giao lưu, học hỏi, hợp tác giữa các dân tộc, giữa các quốc gia. Từ đó giúp thu hẹp khoảng cách biên giới, đưa con người xích lại gần nhau hơn.

Ngày nay, nhu cầu thị hiếu của du khách đã được nâng cao hơn trong việc học hỏi và tìm hiểu thơng tin về nhiều lĩnh vực trong khi đi du lịch, chẳng hạn như: Kinh tế, văn hóa, phong tục tập qn, tín ngưỡng, mơi trường thiên nhiên, ẩm thực, người dân địa phương. Trách nhiệm của khách sạn tại điểm đến và các tác động đến môi trường là các vấn đề được du khách quan tâm hàng đầu.

Bởi có như vậy, du khách mới có cơ hội được trải nghiệm tại các điểm du lịch nguyên sơ, độc đáo và không bị ô nhiễm làm cho chuyến đi của họ có ý nghĩa xã hội nhân văn hơn.

Từ số liệu thống kê của một cuộc khảo sát đã cho thấy, 60% du khách Mỹ sẵn sàng trả một mức phí cao hơn 5-7% cho các Tour du lịch bảo vệ văn hóa lịch sử của điểm đến. Du khách Anh, Úc sẵn sàng trả mức phí lên đến 1.500 USD/2 lần nghỉ tại các khách sạn có chính sách bảo vệ mơi trường địa phương. Và trong một nghiên cứu khác thực hiện tại Sapa, du khách quốc tế sẵn sàng chi trả mức phí tham quan gấp 4 - 5 lần nếu như số tiền ấy sẽ được sử dụng để phục vụ cho cộng đồng.

Xét về nhu cầu của khách du lịch, dựa trên kết quả cuộc khảo sát 4000 du khách về du lịch bền vững của TUI Travel PLC (2010) thì cứ 2 du khách sẽ có 1 người sẵn lịng đặt chuyến du lịch hướng đến tính bền vững và 2 trong 3 du khách sẽ thay đổi hành vi của họ trong những chuyến du lịch để bảo vệ môi trường, bảo tồn giá trị văn hóa bản địa.

Theo dự đốn của UNWTO (2013), nhu cầu về sản phẩm du lịch sẽ có sựthay đổi, khách du lịch đang trong xu hướng thay đổi hành vi từ kiểu “viếng thăm”, “ngắm cảnh” thông thường tới các điểm đến mà muốn trải nghiệm và tìm hiểu sâu hơn về các giá trị và cuộc sống của cộng đồng bản địa nhằm phát triển chính bản thân mình.

Theo UNWTO (2014), trong lĩnh vực du lịch nội vùng châu Á Thái Bình Dương, DLCĐ được xem là công cụ học hỏi, nghiên cứu thu hút các nhóm đối tượng thuộc các trường đại học, trung học phổ thơng, trung tâm nghiên cứu, đồn thể của khu vực Đơng Nam Á; các nhóm nghiên cứu của chính phủ hoặc phi chính phủ; các chuyên gia nghiên cứu ở vùng thành thị. Thêm vào đó, khu vực Đơng Nam Á có 620 triệu người thì đến 46% người dân đi du lịch nội vùng; có 6500 cơ sở giáo dục trên bậc phổ thông và 12 triệu học sinh – sinh viên (Wisansing, J.In DOT,2014) cho nên việc thiết lập mơ hình DLCĐ đáp ứng thị

trường giáo dục, tạo nên giá trị tăng thêm cho mơ hình bằng cách thiết kế một chương trình DLCĐ dựa trên mục tiêu nghiên cứu, học hỏi là vô cùng hợp lý.

Nắm được xu hướng phát triển chung của du lịch cộng đồng trên thế giới, du lịch Việt Nam đã và đang nỗ lực phối hợp với các tổ chức quốc tế, chính quyền cộng đồng địa phương để xây dựng các mơ hình du lịch cộng đồng ở những khu vực có tiềm năng. Ở Việt Nam, mơ hình du lịch cộng động đã được nghiên cứu và đưa vào thử nghiệm từ những năm 2000, bước đầu mơ hình đã thu hút được rất nhiều khách đến tham quan đặc biệt là khách quốc tế. Một số mơ hình đã được ghi nhận và mang lại hiệu quả tốt. Kể đến như Du lịch cộng đồng tại Vườn Quốc gia Ba Bể, khu du lịch Vân Long, Suối Voi…

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI Y TÝ BÁT XÁT LÀO CAI (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)