Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Hà Thành

Một phần của tài liệu Giải pháp làm tăng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành (Trang 35 - 38)

THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐT&PT HÀ THÀNH

2.3.2. Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Hà Thành

2.3.2.1. Những thành tựu đạt được

- Mặc dù mới chính thức đi vào hoạt động gần 2 năm nhưng tổng dư nợ tín dụng của Chi nhánh đã có sự gia tăng đáng kể, nếu cuối năm 2003 tổng dư nợ của Chi nhánh chỉ đạt được 120.166 triệu đồng thì đến quý 4 năm 2004 tổng dư nợ đã đạt con số 639.000 triệu đồng. Điều này cho thấy ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ của Chi nhánh đã có rất nhiều nỗ lực, cố gắng trong việc mở rộng và phát triển quy mô hoạt động cơ sở của mình cũng như góp phần vào sự phát triển chung của toàn hệ thống Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam.

- Trong quan hệ tín dụng với các khách hàng, ngân hàng đã giảI quyết cho vay nhanh chóng, kịp thời nhưng vẫn tôn trọng đầy đủ nguyên tắc tín dụng đặc biệt chú ý đến việc an toàn và hiệu quả vốn tín dụng. Bên cạnh đó, Chi nhánh luôn có biện pháp hữu hiệu như: Nghiêm túc tuân thủ các chỉ tiêu giới hạn tín dụng, tuân thủ mức uỷ quyền phán quyết trong công tác tín dụng kết hợp với việc tăng cường quảng cáo, xây dựng chính sách khách hàng, tăng cường hợp tác với các hiệp hội, đổi mới tác phong phục vụ,… để tiếp cận các đối tượng khách hàng làm ăn có hiệu quả, trên cơ sở đó ngân hàng đã xây dựng và quyết định các đối sách đúng đắn, kịp thời nhằm mở rộng và phát triển quan hệ tín dụng của mình đối với khách hàng. Kết quả là tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh trong cả 2 năm 2003 và 2004 đều bằng 0.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, Chi nhánh còn một số hạn chế và nguyên nhân trong công tác cho vay làm ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động tín dụng.

2.3.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân trong việc mở rộng hoạt động tín dụng

* Hạn chế

- Quy mô tín dụng của Chi nhánh còn ở mức thấp, chưa đáp ứng đủ so với nhu cầu tín dụng của khách hàng.

- Phần lớn các đối tượng khách hàng được cho vay ngắn hạn, tín dụng trung và dài hạn còn rất ít, và luôn kèm theo điều kiện tài sản đảm bảo, cho vay căn cứ vào tài sản đảm bảo do đó số lượng khách hàng chưa tiếp cận được với đồng vốn của ngân hàng còn nhiều.

- Chi nhánh chưa có những chính sách khuyến khích cho các đối tượng khách hàng vay và trả đúng hạn.

- Chi nhánh chưa có những biện pháp quảng cáo thông tin về các quy định, thủ tục cho vay đến khách hàng để khách hàng hiêu rõ hơn về Chi nhánh, các sản phẩm của Chi nhánh.

* Nguyên nhân

- Về công tác huy động vốn

+ Mạng lưới huy động vốn còn mỏng, địa bàn hoạt động chưa rộng, nên công tác huy động vốn từ các tổ chức kinh tếư và dân cư trên địa bàn của Chi nhánh chưa đủ đáp ứng cho nhu cầu tín dụng của các khách hàng.

+ Cạnh tranh mạnh mẽ giữa các tổ chức tín trên địa bàn, các ngân hàng thương mại liên tục tăng lãi suất huy động trong đan cư VND và USD do ảnh hưởng của tỷ lệ lạm phát (9,5%), biến động của giá vàng và ngoại tệ trên thị trường, việc triển khai dự án mở rộng đô thị, đầu tư bất động sản trên địa bàn Hà Nội khiến công tác huy động vốn của Chi nhánh gặp không ít khó khăn.

- Về công tác cán bộ: Nhân sự của Chi nhánh còn thiếu (kể cả cán bộ chủ chốt) và đa số là cán bộ mới nên còn thiếu kinh nghiệm công tác.

- Công tác tuyên truyền quảng cáo, khuyếch trương hoạt động của Chi nhánh chưa tốt. Phần lớn các khách hàng bắt đầu quan hệ tín dụng với ngân hàng đều bằng cách đến ngân hàng xin vay vốn, chứ không phải là do ngân hàng chủ động tiếp xúc với khách hàng. Do đó, nhiều khách hàng đã không thể tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng do họ không thể nắm bắt được các thủ tục cân thiết để vay vốn ngân hàng.

Như vậy có thể nói trong năm 2004, mặc dù còn phải đôí mặt với nhiều khó khăn nhưng chi nhánh Hà Thành đã từng bước đi vào hoạt động ổn định, tăng trưởng phù hợp.

Một phần của tài liệu Giải pháp làm tăng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w