Nguyên nhân ảnh hưởng đến cơng tác phịng ngừa và hạn chế rủi ro

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bắc kạn và biện pháp phòng ngừa (Trang 37 - 40)

1.2 Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của

1.2.3 Nguyên nhân ảnh hưởng đến cơng tác phịng ngừa và hạn chế rủi ro

rủi ro tín dụng của NHTM.

1.2.4.1 Nguyên nhân chủ quan.

Ngun nhân chủ quan ảnh hưởng đến cơng tác phịng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng của NHTM bao gồm nguyên nhân từ phía ngân hàng và nguyên nhân từ phía khách hàng.

Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Ngân hàng đưa ra chính sách khơng phù hợp với nền kinh tế và các quy định trong cho vay còn nhiều sơ hở làm cho khách hàng lợi dụng chiếm đoạt vốn của ngân hàng.

Ngân hàng khơng có được đầy đủ thơng tin về khách hàng, do đó khơng đánh giá được chính xác khả năng tài chính của khách hàng dẫn tới cho vay vượt quá khả năng chi trả của họ. Thông tin giữa các ngân hàng

với nhau không được trao đổi đầy đủ, dẫn tới trường hợp một khách hàng vay tại nhiều ngân hàng làm hạn mức vay vượt quá giới hạn nhiều lần.

Trình độ chun mơn của cán bộ tín dụng ngân hàng cịn hạn chế. Cán bộ tín dụng thiếu năng lực xử lý và giám sát khoản tín dụng đã xét duyệt. Khi tiến hành thẩm định hồ sơ vay vốn, cán bộ tín dụng sử dụng báo cáo tài chính do doanh nghiệp cung cấp để phân tích. Điều này cũng có thể dẫn tới đánh giá thiếu chính xác. Bên cạnh đó, một số cán bộ tín dụng thiếu đạo đức có thể thơng đồng với khách hàng để lập hồ sơ giả cho vay, cho vay khống, cho vay khơng có tài sản đảm bảo đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng lâu năm tại ngân hàng.

Ngân hàng quá chú trọng lợi nhuận và cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng lớn. Do đó ngân hàng có thể giảm bớt các quy định và thủ tục trong quá trình thẩm định hồ sơ, tài sản đảm bảo để đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng.

Ngân hàng thiếu sự giám sát và quản lý sau cho vay. Do quá chú trọng vào bước thẩm định xét duyệt cho vay nên nhiều ngân hàng không quan tâm nhiều tới cơng tác kiểm tra, kiểm sốt việc sử dụng vốn vay sau khi giải ngân. Nguyên nhân của việc thiếu kiểm soát này một phần là do yếu tố tâm lý ngại gây phiền phức cho khách hàng, khó tiếp cận thơng tin từ khách hàng do nghiệp vụ hạch toán tại doanh nghiệp chậm,hệ thống thông tin lạc hậu.

Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa được xây dựng và hoạt động hiệu quả. Cơ cấu tổ chức bộ máy chưa hợp lý, hay việc phân công công việc chưa phù hợp với năng lực của nhân viên dẫn đến khơng phát huy được tính hiệu quả trong công việc.

Nguyên nhân đầu tiên là do khách hàng sử dụng vốn vay khơng đúng mục đích, khơng theo dự án đã đề ra hoặc sử dụng vào những lĩnh vực có rủi ro cao nên khơng trả nợ được đúng hạn. Hoặc khách hàng vay vốn ngắn hạn những lại đầu tư vào tài sản cố định và bất động sản.

Khách hàng tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thiếu linh hoạt, trình độ kinh doanh, năng lực quản lý kém. Trình độ cơng nghệ lạc hậu, khơng có sự cập nhật và thay đổi mẫu mã thường xuyên khiến cho sản phẩm khơng có khả năng cạnh tranh, bị ứ đọng vốn và hàng tồn kho. Điều này dẫn tới khách hàng không thu hồi được vốn để trả nợ cho ngân hàng.

Khách hàng gian lận về số liệu, giấy tờ cung cấp cho ngân hàng sai sự thật nhằm mục đích đảm bảo các yêu cầu trong cho vay. Lợi dụng những khe hở của pháp luật về quyền sở hữu và các quy định liên quan để sử dụng một tài sản đảm bảo cho nhiều khoản vay tại nhiều ngân hàng khác nhau. Khách hàng cố tình lừa gạt cán bộ tín dụng nhằm chiếm đoạt vốn, hoặc cố tình khơng trả nợ đúng hạn, lừa đảo rồi bỏ trốn.

1.2.4.2 Nguyên nhân khách quan

Ngồi những ngun nhân chủ yếu từ phía chủ thể tham gia hợp đồng tín dụng, những ngun nhân bên ngồi cũng có những tác động nhất định đến cơng tác phịng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.

Sự thay đổi bất thường của nền kinh tế, do thiên tai bão lũ khiến cho cả ngân hàng và khách hàng khơng kịp ứng phó.

Mội trường pháp lý lỏng lẻo, thiếu đồng bộ và còn nhiều sơ hở dẫn tới các hiện tượng lừa đảo, vi phạm khơng được kiểm sốt chặt chẽ.

Sự biến động về kinh tế - chính trị trong và ngồi nước, sự biến động giá cả, tỷ giá ngoại hối, suy thối kinh tế hay lạm phát… gây khó khăn cho doanh nghiệp và bản thân ngân hàng.

các cán bộ công nhân viên không theo kịp đà phát triển của xã hội.

Sự quản lý của nhà nước thiếu đồng bộ giữa các ngân hàng, giữa ngân hàng nhà nước và ngân hàng cổ phần, tư nhân; sự thay đổi chậm trễ từ các chính sách của Nhà nước khơng phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế gây ra khó khăn trong hoạt động của doanh nghiệp và ngân hàng.

Trên đây là những nhân tố ảnh hưởng đến cơng tác phịng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Ngân hàng cần phải xem xét và hạn chế tối đa sự phát sinh của các nhân tố trên để đảm bảo hoạt động kinh doanh được thực hiện hiệu quả.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bắc kạn và biện pháp phòng ngừa (Trang 37 - 40)