Một số giải pháp tăng cường phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tạ

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bắc kạn và biện pháp phòng ngừa (Trang 67)

tại chi nhánh Bắc Kạn.

3.2.1 Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý

Trước hết, để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng hiệu quả thì ngân hàng cần thiết lập chính sách tín dụng hợp lý. Chính sách cho vay ảnh hưởng tới quyết định cho vay của cán bộ tín dụng. Một danh mục cho vay bao gồm nhiều khoản tín dụng khác nhau. Và việc lựa chọn phê duyệt khoản nào phụ thuộc vào chính sách của ngân hàng, tiêu chuẩn về lợi nhuận và rủi ro mà ngân hàng có thể chấp nhận. Cấu trúc thực tế của một danh mục cho vay sẽ phản ánh những gì chính sách cho vay đặt ra. Nếu đó là một chính sách cho vay hợp lý, phù hợp với nền kinh tế - xã hội thì ngân hàng sẽ thực hiện tốt các mục tiêu và đảm bảo an tồn cho hoạt động tín dụng.

Một chính sách cho vay hợp lý phải đảm bảo những nội dung cơ bản sau: - Tiêu chuẩn của chính sách đối với danh mục cho vay phải rõ ràng và đầy đủ đối tượng, thời gian, quy mô, các khoản cho vay bị hạn chế, được khuyến khích, các điều kiện khác…

người có quyền phê duyệt khoản vay lớn hoặc khoản vay có mức độ rủi ro cao.

- Nhưng thủ tục, hoạt động cần thiết cho việc đáng giá và ra quyết định cho vay đối với khách hàng.

- Những tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với từng loại hình cho vay trong danh mục.

- Xác định hạn mức và tỷ trọng dư nợ tối đa theo ngành kinh tế và thành phần kinh tế trên tổng dư nợ hoặc tổng tài sản của ngân hàng.

- Đưa ra đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội và đặc điểm địa bàn nơi ngân hàng hoạt động, từ đó đánh giá thị trường tín dụng của ngân hàng – những cơ hội và thách thức.

- Văn bản hướng dẫn cụ thể về việc tiếp nhận, đánh giá và bảo quản tài sản thế chấp của khách hàng.

- Đưa ra quy trình cụ thể từ khâu kiểm tra, đánh giá tới các biện pháp cụ thể để phát hiện và giải quyết những khoản vay có vấn đề.

Để chính sách tín dụng của ngân hàng phát huy được tính hiệu quả trong xây dựng danh mục cho vay và giảm thiểu rủi ro tín dụng thì chính sách này cần được phổ biến với tất cả các cán bộ nhân viên, đặc biệt là cán bộ tín dụng. Điều này sẽ giúp nhân viên có định hướng và chủ động trong q trình làm việc.

3.2.2 Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng và phân tích tíndụng dụng

Nguyên nhân của rủi ro tín dụng chính là các quyết định cho vay sai lầm trên cơ sở phân tích và thẩm định khách hàng khơng chính xác. Điều này khẳng định vai trị quan trọng của thẩm định và phân tích tín dụng. Nó sẽ ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng và mức độ rủi ro của ngân hàng. Việc phân tích và đánh giá khách hàng khi khách hàng có yêu cầu vay vốn thuộc

- Khách hàng có đáng tin cậy khơng? Tại sao?

- Hợp đồng tín dụng đã được xây dựng có bảo vệ an tồn cho ngân hàng khi rủi ro tín dụng xảy ra khơng?

- Ngân hàng có thể thu hồi vốn nhanh chóng với chi phí thấp khi rủi ro phát sinh khơng?

Cán bộ tín dụng cần tiếp xúc trực tiếp với khách hàng khi họ có nhu cầu vay vốn. Ngồi ra, mỗi cán bộ tín dụng cần thu thập các thơng tin khác nhau từ nhiều nguồn để đảm bảo tính khách quan và chính xác trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Bên cạnh đó, cơng tác kiểm tra trong suốt q trình khách hàng sử dụng vốn vay cũng rất quan trọng. Trong q trình thẩm định, cán bộ tín dụng cần đảm bảo thực hiện đầy đủ các nguyên tắc và trang bị cho mình những kiến thức cần thiết trong việc phân tích cũng như đánh giá khách hàng, tránh hiện tượng đưa ra kết luận khơng chính xác về khách hàng.

Sau q trình phân tích đánh giá khách hàng, cán bộ tín dụng phải đưa ra những nhận xét ban đầu về khách hàng của mình bao gồm những yếu tố cơ bản sau:

Tính cách (Character): Tính cách của khách hàng sẽ giúp cho cán bộ tín

dụng có những niềm tin ban đầu vào khả năng trả nợ của khách hàng. Khách hàng có trách nhiệm trong cơng việc, trung thực. Những tính cách đó sẽ đảm bảo việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ vay đúng hạn. Đây chính là những tiêu chuẩn ban đầu tạo nên tính cách của một khách hàng góp phần giảm thiểu rủi roc ho ngân hàng.

Năng lực (Capacity): Trước hết, khách hàng vay vốn phải có năng lực

vay vốn (năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân sự) và có đủ tư cách pháp lý trong việc giao kết hợp đồng tín dụng.

Thu nhập (Cash): Năng lực tài chính là yếu tố quan trọng trong việc đưa

năng trả nợ đúng hạn và khả năng giải quyết tổn thất khi rủi ro xảy ra.

Đảm bảo tiền vay (Collateral): Cán bộ tín dụng cần kiểm tra kỹ tính sở

hữu của tài sản đảm bảo. Đây chính là nguồn thu nợ khi rủi ro xảy ra nên tài sản đảm bảo phải đảm bảo các yếu tố như thời gian sử dụng, tính hao mịn, tính trạng hiện tại và mức độ chun mơn hóa của tài sản. Từ đó, cán bộ tín dụng sẽ đánh giá chính xác giá trị của tài sản và theo dõi sự biến động của nó trong tương lai để kịp thời xử lý khi rủi ro xảy ra.

Điều kiện (Conditions): Các điều kiện về ngành, lĩnh vực trong cho vay

của ngân hàng cũng cần được xem xét kỹ. Các cán bộ tín dụng cần có cái nhìn tổng quát về xu hướng phát triển của ngành nghề mà khách hàng kinh doanh, tính cạnh tranh của nó trên thị trường. Từ đó ngân hàng sẽ tránh được rủi ro khi dự án hoạt động kinh doanh của khách hàng không hiệu quả dẫn tới phát sinh việc trả nợ khơng đúng hạn hoặc khơng có khả năng trả nợ.

Sự kiểm sốt (Control): Ngân hàng ln giám sát khoản cho vay sau khi

giải ngân để đảm bảo tính hiệu quả trong sử dụng vốn. Đây cũng chính là yếu tố quan trọng trong cơng tác phịng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.

3.2.3 Nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho các bộ nhân viên đặc biệt là các cán bộ tín dụng.

Chất lượng cán bộ nhân viên là yếu tố quyết định đến chất lượng tín dụng. Khi cán bộ tín dụng có kiến thức chun mơn tốt, kiến thức thực tế vững vàng sẽ đảm bảo việc chọn lựa các khoản vay tốt. Ngân hàng cần đảm bảo việc tuyển chọn, sắp xếp và sử dụng cán bộ tín dụng hợp lý.

-Về mặt định tính, cán bộ tín dụng phải đảm bảo những yêu cầu sau:

Thứ nhất, cán bộ tín dụng phải có phẩm chất đạo đức tốt. Hoạt động tín dụng là hoạt động xuyên suốt trong tồn bộ hoạt động của ngân hàng. Do đó, ngân hàng ln đưa tín dụng lên hàng đầu trong chiến lược phát triển của mình. Mặt khác, cán bộ tín dụng chính là cầu nối giữa ngân hàng và khách

hàng. Là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, cán bộ tín dụng mang hình ảnh của ngân hàng đến với mỗi khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Do đó, u cầu đặt ra cho mỗi cán bộ tín dụng là yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp, thái độ phục vụ chu đáo, tận tình, có tính kỷ luật cao và ln chấp hành đầy đủ các quy định của ngân hàng.

Thứ hai, cán bộ tín dụng cũng cần có bản lĩnh kinh doanh vững vàng. Điều này sẽ giúp cho việc đánh giá, thẩm định khách hàng một cách khách quan. Mặt khác, người có bản lĩnh sẽ khơng vì lợi ích bản thân mà đồng ý cho một khoản vay. Họ sẽ luôn làm đúng chức năng và nhiệm vụ được giao nhằm đem lại cho ngân hàng những khoản vay chất lượng nhất.

Thứ ba, cán bộ tín dụng ln phải nắm bắt đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội và văn hóa. Từ đó có thể đưa ra những phân tích, đánh giá, đóng góp ý kiến cho chính sách phát triển của ngân hàng trên cơ sở tuân thủ đúng các chính sách đã ban hành của nhà nước.

-Về mặt định lượng, cán bộ tín dụng cần đảm bảo những yếu tố cơ bản sau:

Thứ nhất, cán bộ tín dụng phải có trình độ học vấn và chun mơn nghiệp vụ.

Hoạt động tín dụng ln địi hỏi người thực hiện phải có kiến thức chun mơn vững vàng để đáp ứng với yêu cầu của công việc. Điều này sẽ giúp cán bộ tín dụng có thể đánh giá, phân tích tình hình tài chính của khách hàng một cách chính xác. Bên cạnh đó, việc thẩm định tài sản đảm bảo, phương án sản xuất kinh doanh cùng các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình cho vay cũng địi hỏi kỹ năng và kiến thức giỏi.

Thứ hai, cán bộ tín dụng phải có kỹ năng giao tiếp, đàm phán. Mọi giao dịch của ngân hàng và khách hàng đều thực hiện thơng qua cán bộ tín dụng. Vậy nên các cán bộ tín dụng phải biết cách giao tiếp cởi mở để khách hàng

được bày tỏ tâm tư nguyện vọng của mình. Hơn thế nữa, khi có được cảm tình, khách hàng sẽ chia sẻ thật tình hình tài chính cũng như mục đích vay vốn của mình. Từ đó, cán bộ tín dụng dễ dàng đưa ra đánh giá của bản thân và ra quyết định cho vay. Hiện nay môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng mạnh. Ngân hàng nào cũng phát triển dịch vụ chăm sóc khách hàng nhằm lơi kéo khách hàng sử dụng dịch vụ của mình. Do đó, cán bộ tín dụng cần khơng ngừng nâng cao trình độ giao tiếp, nắm rõ thơng tin để tư vấn cho khách hàng nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động kinh doanh của khách hàng, hạn chế rủi ro trong kinh doanh.

Thứ ba, cán bộ tín dụng phải có năng lực điều tra, thu thập và xử lý thông tin. Khi tiếp nhận thơng tin từ khách hàng, cán bộ tín dụng phải có năng lực xử lý, đánh giá độ chính xác của thơng tin. Mặt khác, thơng tin từ phía khách hàng bao gồm nhiều nội dung khác nhau với số lượng rất lớn địi hỏi cán bộ tín dụng phải sàng lọc và tổng hợp lại một cách chính xác. Bên cạnh đó, việc cập nhật thơng tin thường xun cũng rất quan trọng. Nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc phát sinh rủi ro trong hoạt động. Vậy nên việc điều tra xử lý thông tin khách hàng luôn được cán bộ tín dụng thực hiện trong suốt q trình cho vay và sau cho vay.

Để đảm bảo những yêu cầu trên, chi nhánh cần chủ động đào tạo, giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ nhân viên thông qua các buổi sinh hoạt nghiệp vụ định kỳ hay các buổi thảo luận của ngân hàng. Việc đào tạo phải được thực hiện thường xuyên như các lớp bồi dưỡng, có liên kết với các trường Đại Học, các nhà kinh tế tài chính. Chất lượng cán bộ tín dụng cũng phải được sàng lọc trong q trình tuyển dụng. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cân đưa ra những chính sách đãi ngộ xứng đáng nhằm khích lệ tinh thần làm việc cho nhân viên. Mặt khác cũng đưa ra những hình thức xử phạt đối với trường hợp vi phạm quy định của ngân hàng. Chi nhánh cần thường xuyên quán triệt cho cán bộ tín dụng

về chức trách, nhiệm vụ của mình. Từ đó nâng cao tính chủ động và tự giác, sáng tạo của nhân viên, tính đồn kết trong cơng việc.

3.2.4 Xây dựng chiến lược đầu tư tín dụng phù hợp

Chiến lược tín dụng của ngân hàng luôn phải cập nhật và sửa đổi để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế và tình hình thực tế của ngân hàng.

Thứ nhất, ngân hàng cần đặt ra mục tiêu về đối tượng khách hàng cụ thể trong chiến lược phát triển của mình. Ngồi việc tập trung vào các doanh nghiệp lớn với khả năng tài chính cao, khả năng thích nghi linh hoạt trước biến động của thị trường thì ngân hàng cũng nên đầu tư vào các doanh nghiệp ngoài quốc doanh với cơ chế hoạt động linh hoạt. Đặc biệt với tình hình nền kinh tế đang trong giai đoạn phục hồi sau khủng hoảng như hiện nay thì việc tăng tỷ trọng cho vay đối với khu vực dân cư, khách hàng cá nhân hay hoạt động bán lẻ cũng rất quan trọng và khá an toàn.

Thứ hai, chi nhánh cần đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường. Từ đó đưa ra những dự báo về diễn biến của nền kinh tế, xu hướng phát triển các ngành nghề để có sự đầu tư đúng đối tượng, phát huy tính hiệu quả trong cho vay và giảm thiểu rủi ro.

3.2.5 Phân loại khách hàng

Bất kỳ ngân hàng nào cũng có hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng trong q trình thẩm định tài chính của khách hàng. Chi nhánh NHNN & PTNT Bắc Kạncũng áp dụng trình tự như vậy. Việc này cần thực hiện thường xuyên và cẩn thận. Nó là cơ sở quan trọng để đánh giá khách hàng. Qua đó, ngân hàng sẽ quản lý được các khoản tín dụng một cách hiệu quả, hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra.

Ngồi các thơng tin khách hàng cung cấp, cán bộ tín dụng cần chủ động thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau (từ chủ nợ, từ khách hàng của chính doanh nghiệp, từ nhà cung cấp, cơ quan thuế,…) để đưa ra đánh giá của mình. Dựa trên sự đánh giá khách quan này, cán bộ tín dụng sẽ tiến hành xếp hạng tín dụng cho khách hàng. Quá trình này cần được thực hiện đồng nhất, nghiêm túc và thường xuyên tránh việc ngân hàng biết thông tin chậm dẫn tới rủi ro xảy ra.

3.2.6 Tăng cường kiểm tra trước, trong và sau cho vay

Quy trình kiểm tra trước khi giải ngân được thực hiện nghiêm ngặt và đảm bảo độ chính xác cao. Khi có quyết định phê duyệt khoản vay, chi nhánh tiến hành giải ngân theo đúng chứng từ hợp pháp đã duyệt. Mặc dù vậy, cán bộ tín dụng vẫn ln phải theo dõi khoản vay cho đến khi khách hàng trả hết nợ. Bởi vì nền kinh tế ln ln biến động, và việc thực hiện dự án kinh doanh của bản thân doanh nghiệp cũng có thể gặp khó khăn. Khi đó, nó sẽ dẫn tới khả năng thanh toán nợ bị giảm sút gây ra rủi ro mất vốn cho ngân hàng. Đứng trước nguy cơ đó, chi nhánh cần chủ động có các biện pháp phòng ngừa sau khi cho vay.

Đầu tiên, việc kiểm tra thường xuyên định kỳ phải thực hiện đầy đủ và đúng quy định. Nó sẽ đảm bảo tính tự giác của khách hàng trong công tác trả nợ. Hơn thế nữa, chi nhánh cũng cần có những buổi kiểm tra đột xuất để tránh tình trạng làm giả, chống đối trước mặt cán bộ kiểm tra. Việc này cũng giúp ngân hàng hiểu rõ tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp.

Ngồi việc kiểm tra định kỳ hoạt động của khách hàng, chi nhánh cũng phải thường xuyên đánh giá lại giá trị tài sản đảm bảo, sự thay đổi trong tình hình tài chính của khách hàng, việc sử dụng vốn vay của khách hàng có theo đúng mục đích khơng.

Khi phát hiện khoản vay có vấn đề, hoặc quy trình trả nợ của khách hàng bị gián đoạn, cán bộ tín dụng có thể tư vấn cho khách hàng để có được phương án sản xuất kinh doanh phù hợp.

Kiểm tra kiểm sốt trong hoạt động tín dụng có vai trị rất quan trọng trong cơng tác phịng ngừa và hạn chế rủi ro. Nó giúp cho ngân hàng nhanh chóng phát hiện ra các khoản vay có vấn đề. Hơn thế nữa, chi nhánh có thể

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bắc kạn và biện pháp phòng ngừa (Trang 67)