Trũng phân dị Bạc Liêu là một trũng nhỏ nằm ở phần cuối Tây Nam của bể Cửu Long với diện tích khoảng 3600 km2. Gần một nửa diện tích của trũng thuộc lơ 31, phần còn lại thuộc phần nước nơng và đất liền. Trũng có chiều dày trầm tích Đệ Tam không lớn khoảng 3km và bị chia cắt bởi các đứt gãy thuận có phương TB- ĐN. Trong trũng có khả năng bắt gặp trầm tích như trong trũng phân dị Cà Cối.
Trũng phân dị Cà Cối nằm chủ yếu ở khu vực cửa sơng Hậu có diện tích rất nhỏ và chiều dày trầm tích khơng lớn, trên dưới 2000 m. Tại đây đã khoan giếng khoan CL- 1X và mở ra hệ tầng Cà Cối. Trũng bị phân cắt bởi các đứt gãy kiến tạo có phương ĐB- TN, gần như vng góc với phương của đứt gãy trong trũng phân dị Bạc Liêu.
Đới nâng Cửu Long nằm về phía Đơng của trũng phân dị Bạc Liêu và Cà
Cối, phân tách 2 trũng này với trũng chính của bể Cửu Long. Đới nâng có chiều dày trầm tích khơng đáng kể, chủ yếu là trầm tích hệ tầng Đồng Nai và Biển Đơng. Đới nâng khơng có tiền đề, dấu hiệu dầu khí vì vậy đã khơng được nghiên cứu chi tiết và không xác định sự phát triển các đứt gãy kiến tạo.
Các đơn vị cấu trúc vừa nêu được xem là rất ít hoặc khơng có triển vọng dầu khí, vì vậy chúng ít khi được đề cập đến trong các cơng trình nghiên cứu và đơi khi không được xem như một đơn vị cấu thành của bể Cửu Long.
Đới nâng Phú Quý được xem như phần kéo dài của đới nâng Cơn Sơn về
tách bể Cửu Long với phần phía Bắc của bể Nam Cơn Sơn. Tuy nhiên, vào giai đoạn Neogen - Đệ Tứ thì diện tích này lại thuộc phần mở của bể Cửu Long. Chiều dày trầm tích thuộc khu vực đới nâng này dao động từ 1.5 đến 2 km. Cấu trúc của đới bị ảnh hưởng khá mạnh bởi hoạt động núi lửa, kể cả núi lửa trẻ.
Trũng chính bể Cửu Long. Đây là phần lún chìm chính của bể, chiếm tới 3/4diện tích bể, gồm các lơ 15, 16 và một phần các lô 01, 02, 09, 17. Theo đường đẳng dày 2 km thì Trũng chính bể Cửu Long thể hiện rõ nét là một bể khép kín có dạng trăng khuyết với vịng cung hướng ra về phía Đơng Nam. Tồn bộ triển vọng dầu khí đều tập trung ở trũng này. Vì vậy, cấu trúc của trũng được nghiên cứu khá chi tiết và được phân chia ra thành các đơn vị cấu trúc nhỏ hơn như một bể độc lập thực thụ. Các đơn vị cấu tạo bậc 3 gồm: trũng Đông Bắc; trũng Tây Bạch Hổ; trũng Đông Bạch Hổ; sườn nghiêng Tây Bắc; sườn nghiêng Đông Nam; đới nâng Trung Tâm; đới nâng phía Bắc; đới nâng phía Đơng; đới phân dị Đơng Bắc; đới phân dị Tây Nam (Hình 3.2).
Sườn nghiêng Tây Bắc là dải sườn bờ Tây Bắc của bể kéo dài theo hướng
ĐB- TN, chiều dày trầm tích tăng dần về phía Tây Nam từ 1 đến 2.5 km. Sườn nghiêng bị cắt xẻ bởi các đứt gãy kiến tạo có hướng ĐB-TN hoặcTB-ĐN, tạo thành các mũi nhơ. Trầm tích Đệ Tam của bể thường có xu hướng vát nhọn và gá đáy lên móng cổ granitoid trước Kainozoi.
Sườn nghiêng Đông Nam là dải sườn bờ Đông Nam của bể, tiếp giáp với đới
nâng Cơn Sơn. Trầm tích của đới này có xu hướng vát nhọn và gá đáy với chiều dày dao động từ 1 đến 2.5 km. Sườn nghiêng này cũng bị phức tạp bởi các đứt gãy kiến tạo có phương ĐB-TN và á vĩ tuyến tạo nên các cấu tạo địa phương như cấu tạo Amethyst, Cá Ơng Đơi, Opal, Sói.
Trũng Đơng Bắc, đây là trũng sâu nhất, chiều dày trầm tích có thể đạt tới 8
km. Trũng có phương kéo dài dọc theo trục chính của bể, nằm kẹp giữa hai đới nâng và chịu khống chế bởi hệ thống các đứt gãy chính hướng ĐB-TN.
Trũng Tây Bạch Hổ. Trong một số tài liệu trũng này được ghép chung với
đặc biệt là phương của các đứt gãy chính. Trũng Tây Bạch Hổ bị khống chế bởi các đứt gãy kiến tạo có phương á vĩ tuyến, tạo sự gấp khúc của bể. Chiều dày trầm tích của trũng này có thể đạt tới 7.5 km.
Trũng Đông Bạch Hổ nằm kẹp giữa đới nâng Trung Tâm về phía Tây, sườn
nghiêng Đơng Nam về phía Đ-ĐN và đới nâng Đơng Bắc về phía Bắc. Trũng có chiều dày trầm tích đạt tới 7 km và là một trong ba trung tâm tách giãn của bể.
Đới nâng Trung Tâm là đới nâng nằm kẹp giữa hai trũng Đông và Tây Bạch
Hổ và được giới hạn bởi các đứt gãy có biên độ lớn với hướng đổ chủ yếu về phía Đơng Nam. Đới nâng bao gồm các cấu tạo dương và có liên quan đến những khối nâng cổ của móng trước Kainozoi như: Bạch Hổ, Rồng. Các cấu tạo bị chi phối không chỉ bởi các đứt thuận hình thành trong q trình tách giãn, mà cịn bởi các đứt gãy trượt bằng và chờm nghịch do ảnh hưởng của sự siết ép vào Oligocen muộn.
Đới nâng phía Tây Bắc nằm về phía Tây Bắc trũng Đơng Bắc và được khống
chế bởi các đứt gãy chính phương ĐB-TN.
Về phía TB đới nâng bị ngăn cách với Sườn nghiêng Tây Bắc bởi một địa hào nhỏ có chiều dày trầm tích khoảng 6 km. Đới nâng bao gồm cấu tạo Vừng Đơng và dải nâng kéo dài về phía Đơng Bắc.
Đới nâng phía Đơng chạy dài theo hướng ĐB-TN, phía TB ngăn cách với
trũng ĐB bởi hệ thống những đứt gãy có phương á vĩ tuyến và ĐB-TN, phía ĐN ngăn cách với đới phân dị Đông Bắc bởi võng nhỏ, xem như phần kéo dài của trũng Đơng Bạch Hổ về phía ĐB. Trên đới nâng đã phát hiện được các cấu tạo dương như: Rạng Đông, Phương Đông và Jade.
Đới phân dị Đông Bắc (phần đầu Đông Bắc của bể) nằm kẹp giữa đới nâng
Đông Phú Quý và Sườn nghiêng Tây Bắc. Đây là khu vực có chiều dày trầm tích trung bình và bị phân dị mạnh bởi các hệ thống đứt gãy có đường phương TB-ĐN, á kinh tuyến và á vĩ tuyến tạo thành nhiều địa hào, địa luỹ nhỏ (theo bề mặt móng).
Một số các cấu tạo dương địa phương đã xác định như: Hồng Ngọc, Pearl, Turquoise, Diamond, Agate.
Đới phân dị Tây Nam nằm về đầu Tây Nam của trũng chính. Khác với đới
phân dị ĐB, đới này bị phân dị mạnh bởi hệ thống những đứt gãy với đường phương chủ yếu là á vĩ tuyến tạo thành những địa hào, địa luỹ, hoặc bán địa hào, bán địa luỹ xen kẽ nhau. Những cấu tạo có quy mơ lớn trong đới này phải kể đến: Đu Đủ, Tam Đảo, Bà Đen và Ba Vì.