Bể Cửu Long được đánh giá là có tiềm năng dầu khí lớn nhất Việt Nam với khoảng 700- 800m3 dầu. Việt dầu trong đá móng phong hố nứt nẻ ở mỏ Bạch Hổ là sự kiện nổi bật nhất, không những làm thay đổi phân bố trữ lượng mà và đối tượng khai thác mà còn tạo ra quan niệm mới cho việc thăm dị dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam.
Sản lượng dầu khí được khai thác nhiều nhất ở trũng Cửu Long hiện nay thuộc tầng đá móng. Hoạt động kiến tạo mạnh mẽ ở thời kì trước Kainozoi và thời kì Oligocene đã tạo nên các đứt gãy lớn, nhỏ, khe nứt, vi khe nứt liên thơng nhau trong móng đá kết tinh. Đó là cơ sở tạo nên bẫy chứa dầu đặc biệt ở thềm lục địaViệt Nam và trên tồn thế giới như hiện nay. Móng ở bể Cửu Long có thành phần gồm: Granit, Granodiorit, Thạch anh Monzonit, Monzonit, Thạch anh diorit, Monzodiorit, Diorit và các đá phong hóa nhưng thành phần chủ yếu của đá móng là đá granit. Đá chắn là tầng sét tuổi Oligocene thượng. Tuổi của đá Granit ở bể Cửu Long là 135 triệu năm. Sản lượng khai thác dầu trong đá móng đạt 60% tổng sản lượng dầu khí khai thác được trong tồn bể Cửu Long.
Tiềm năng xếp thứ hai là các tích tụ dầu khí trong các trầm tích thuộc Miocene hạ với các thân cát tướng lịng sơng, thân cát cửa sơng (delta front) với hàm lượng phiến sét xen kẽ thấp, độ nén ép yếu nên khả năng chứa dầu tốt là đá chứa dầu chính
trong các mỏ như Bạch Hổ, Rạng Đông, Ruby, Rồng. Bẫy dầu của Miocene hạ chủ yếu là bẫy cấu trúc. Tuy nhiên tầng sinh ở đây có chất lượng kém do hình thành trong mơi trường ven bờ, biển nơng .
Trầm tích tuổi Oligocene chủ yếu là trầm tích lục nguyên, được chứa trong các bẫy có tướng đầm hồ- tam giác châu dạng đá cát kết, bột kết. Chất lượng chứa không tốt do hầu hết tầng chứa đều bị chôn vùi ở độ sâu khá lớn, độ rỗng nguyên sinh giảm đáng kể do đó phần lớn dầu chứa trong độ rỗng thứ sinh. Độ rỗng thấp và độ thấm kém nên khả năng khai thác dầu trong tầng chứa của trầm tích Oligocene chỉ ở mức trung bình. Các tầng chứa dầu trong tầng này gặp trong các mỏ như Bạch Hổ, Rồng, Rạng Đông, RuBy v. v. . . Vật chất hữu cơ trong trầm tích Oligocene dưới và phần đáy của trầm tích Oligocene trên đã qua pha chủ yếu sinh dầu hoặc đang nằm trong pha trưởng thành muộn còn phần lớn các vật liệu hữu cơ trong trầm tích Oligocene trên đang trong giai đoạn sinh dầu mạnh nhưng chỉ giải phóng một phần Hydrocarbon vào đá chứa. Từ đó cho thấy vai trị sinh dầu của vật liệu hữu cơ trong trầm tích Oligocene ở bồn trũng Cửu Long là rất quan trọng và mang tính quyết định đối với q trình di cư và tích lũy Hydrocarbon vào bẫy chứa. Tầng chắn ở tầng Oligocene chỉ mang tính khu vực hình thành trong mơi trường đầm hồ và sơng ngịi .
Sản lượng khai thác dầu khí ở các bẫy thuộc trầm tích tuổi Oligocene và Miocene hạ chiếm 20% tổng sản lượng khai thác dầu khí ở bồn trũng Cửu Long.
PHẦN 2 : ĐẶC ĐIỂM THẠCH HỌC VÀ MƠI TRƯỜNGTRẦM TÍCH CỦA TẦNG MIOGEN DƯỚI GIẾNG A MỎ