MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) quản lý chi thường xuyên ngân sách xã thụy hưng, huyện thái thụy, tỉnh thái bình (Trang 51 - 54)

LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THỤY HƯNG

3.2.1. Lập dự tốn bám sát với tình hình thực tế và mục tiêu kinh tế, kế hoạch của xã

– Kế hoạch huyện Thái Thụy, số thực hiện năm trước, mà còn phải căn cứ vào tình hình thực tế của xã, các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, kế hoạch của xã đề ra để tránh tình trạng chi vượt dự toán được giao, chi khoản chi theo kế hoạch nhưng khơng có ng̀n trong năm.

- Trong thời gian tới cần đẩy mạnh công tác xây dựng dự toán chi hàng quý, hàng tháng để làm căn cứ thực hiện chi cho sát với tình hình thực tế đồng thời đảm bảo hiệu quả các khoản chi.

3.2.2. Quán triệt nguyên tắc chi tiết kiệm, hiệu quả, chi đúng tiêu chuẩn định mức

- Phải thường xuyên theo dõi tình hình, tiến độ thực hiện các nhiệm vụ chi, trong đó ưu tiên đảm bảo nhiệm vụ chi lương, các khoản có tính chất tiền lương, các nhiệm vụ an sinh xã hội và các nhu cầu chi thường xuyên khác để đảm bảo hoạt động của bộ máy quản lý của xã. Các khoản chi phải đảm bảo đủ điều kiện chi theo quy định, hạn chế tối đa các khoản chi ngoài dự toán, chi vượt định mức, chi sai, không đúng nhiệm vụ. Căn cứ vào dự toán được giao, tiến độ thực hiện các nhiệm để thực hiện rút dự toán tại kho bạc để đáp ứng nhiệm vụ chi, hạn chế tối đa việc rút dự toán khi chưa có nhu cầu chi nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước. NSX phải thực hiện quản lý theo dự toán được giao, sát sao với nhiệm vụ, tình hình thực tế, quản lý chặt chẽ, chi sao tiết kiệm nhất nhưng đem lại hiệu quả tốt nhất.

-Thực hiện nghiêm chỉnh Luật thực hành tiết kiệm và chống lãng phí của Quốc hội và các quyết định của UBND huyện, tỉnh về chi tiêu hành chính , tạo mơi trường chi tiêu ngân sách lành mạnh có hiệu quả. Người nào ra quyết định chi sai, lãng phí thì người đó phải chịu trách nhiệm cho cơ quan quản lý và cấp trên.Tiết kiệm, hiệu quả là yêu cầu sớng cịn trong mọi hoạt đợng kinh tế nói chung và đặc biệt trong việc quản lý NSX. Vì NSX vừa là đơn vị sử dụng ngân sách, vừa là cấp ngân sách, chi ngân sách xã quyết định ngân sách trên toàn

bợ xã nên khá phức tạp, lợi ích của khoản chi này mang lại thường gắn liền với lợi ích cụ thể cục bộ, sử dụng nguồn lực ngân sách phần nào bị hạn chế, dẫn đến thất thoát, lãng phí. Để tránh được tình trạng chi tràn lan, “tiền chùa”, cần có những biện pháp quản lý chặt chẽ, sát sao, chi tiết từng khoản chi NSX và nâng cao nhận thức việc thực hiện tiết kiệm và hiệu quả ng̀n chi ngân sách đó.

3.2.3. Nâng cao năng lực của cán bợ làm cơng tác tài chính, kế tốn

Thực tế mỗi xã chỉ có mợt cán bợ làm cơng tác tài chính – kế toán,cán bộ tài chính – kế toán xã phải đối mặt với thực tế là cán bộ ít mà khối lượng công việc nhiều, vừa phải lo công tác tài chính, vừa lo công tác kế toán cho toàn bộ cán bộ và hoạt động của xã. Mặt khác cán bộ làm công tác tài chính – kế toán xã thường có trình đợ thấp, chỉ là trung cấp kế toán, thậm chí là sơ cấp. Vì vậy cần thiết phải nâng cao năng lực của cán bộ làm công tác tài chính kế toán xã để nâng cao hiệu quả chi ngân sách xã.

Để làm được điều này, cần làm tốt các vấn đề sau:

+ Nâng trần chuẩn đầu vào về trình độ đối với cán bộ làm công tác tài chính kế toán xã lên trình đợ đại học. Có các chính sách khún khích cho cán bợ có trình đợ đại học về cơng tác tại địa phương, khuyến khích cho con em ở địa phương có trình đợ đại học về phục vụ q hương.

+Phịng Tài chính – Kế hoạch huyện thường xuyên mở các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tài chính xã, cập nhật thêm những chính sách, chế độ mới.

+Chủ tịch xã với tư cách là người đứng đầu chính quyền cấp xã, là chủ tài khoản của NSX, nên nhất thiết phải có sự am hiểu về quản lý kinh tế nói chung và quản lý tài chính NSX nói riêng. Vì vậy, Chủ tịch xã cần phải được đào tạo về quản lý tài chính và phải thường xuyên được bồi dưỡng tập huấn, nâng cao trình độ

nghiệp vụ quản lý để tăng cường công tác quản lý các khoản chi của ngân sách xã mình.

3.2.4. Tăng cường công tác tự thanh tra, kiểm tra tại địa phương

Kiểm tra, thanh tra là một trong những nội dung quan trọng của cơng tác quản lý chi thường xun NSX nói riêng và NSNN nói chung. Để nâng cao chất lượng cơng tác quản lý NSNN phải không ngừng tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra nhằm chấn chỉnh kịp thời những sai phạm trong quá trình chấp hành ngân sách, thơng qua đó răn đe với những hiện tượng tiêu cực đang có mầm mớng nảy sinh. Qua kiểm tra, thanh tra góp phần quan trọng trong việc kiểm nghiệm tính chất phù hợp của các văn bản pháp quy, của chế độ chính sách về chi NSNN, phát hiện những sơ hở bất hợp lý của chế độ chính sách, để kịp thời báo cáo và sửa đổi bổ sung. UBND xã tổ chức chỉ đạo thực hiện đầy đủ các quy định theo luật phòng chống tham nhũng, luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí... đồng thời tổ chức sử lý kịp thời, đầy đủ những tồn tại sai phạm đã được phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra.Tăng cường sự phối hợp giữa các ban ngành đoàn thể liên quan đến công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách xã Thụy Hưng.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) quản lý chi thường xuyên ngân sách xã thụy hưng, huyện thái thụy, tỉnh thái bình (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)