Thanh toán khoán tiền công tác phí cho cán bộ, viên chức thường xuyên đ

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp thuộc kiểm toán nhà nước (Trang 80 - 85)

xuyên đi công tác lưu động hoặc chịu trách nhiệm công tác giao dịch trên 10 ngày/tháng với mức khoán tối đa không quá 200.000đ/người/tháng;

- Với 1 số trường hợp như: văn thư; thủ quỹ; kế toán ngân hàng; cán bộphụ trách kê khai bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thường xuyên đi giao dịch phụ trách kê khai bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thường xuyên đi giao dịch mức khoán là 100.000đ/tháng.

Trường hợp đi công tác nước ngoài, thanh toán theo chế độ quy định hiện hành của Nhà nước đối với cán bộ, công chức đi công tác nước ngoài.

Chi khám sức khoẻ định kỳ hàng năm cho cán bộ viên chức, tuỳ thuộc vào nguồn kinh phí việc thực hiện có thể do đơn vị trực tiếp liên hệ với cơ sở y tế hoặc kết hợp với KTNN tổ chức khám sức khoẻ cho cán bộ viên chức và người lao động của đơn vị.

tiết kiệm được và chênh lệch thu chi từ hoạt động dịch vụ

- Số kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được sau khi kết thúc năm ngân sách là khoản chênh lệch lớn hơn giữa kinh phí được giao thực hiện chế độ tự chủ tài chính với số chi thực tế để hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

- Kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được xác định theo công thức:

Kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được

= Tổng kinh phí được giao thực hiện chế độ tự chủ - Tổng số chi thực tế hoàn thành nhiệm vụ được giao

- Quy định về trích lập các quỹ: cuối kỳ hoạt động, sau khi đã xác định được tổng nguồn hình thành các quỹ kế toán tiến hành trích lập các quỹ theo tỷ lệ dưới đây:

+ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: tối thiểu 25% tổng nguồn hình thành các quỹ;

+ Chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức;

+ Quỹ dự phòng ổn định thu nhập: 10% tổng nguồn hình thành các quỹ; + Quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi: 40% tổng nguồn hình thành các quỹ (Tổng mức trích vào Quỹ khen thưởng và phúc lợi tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm; nếu đã trích đủ thì chuyển phần còn lại vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp). Quỹ phúc lợi được chi cho các ngày lễ, tết trong năm.

- Chênh lệch thu chi từ hoạt động dịch vụ sau khi kết thúc năm tài chính là khoản chênh lệch lớn hơn giữa tổng số tiền thu được của hoạt động dịch vụ do đơn vị thực hiện trong năm với số chi phí thực hiện các hợp đồng dịch vụ và các khoản thuế, phí phải nộp theo qui định của Nhà nước, được xác định theo công thức:

Chênh lệch thu chi từ hoạt động dịch vụ = Tổng số thu từ hoạt động dịch vụ - Tổng số chi phí thực hiện các hoạt động dịch vụ - Thuế, phí phải nộp theo qui định

Hàng năm, sau khi xác định kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được và chênh lệch thu chi dịch vụ sẽ được sử dụng theo thứ tự ưu tiên và các nội dung, định mức cụ thể như sau:

- Chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, viên chức và người lao động của đơn vị:

+ Việc chi trả đảm bảo nguyên tắc người nào làm việc có hiệu quả công tác cao, có đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi được hưởng cao hơn và ngược lại; phương án trả thu nhập tăng thêm dựa trên lương cấp bậc chức vụ, hiệu suất công tác của từng cán bộ, viên chức được phân loại theo bình bầu.

+ Căn cứ khả năng nguồn chênh lệch thu chi của từng quý, bộ phận kế toán trình Thủ trưởng đơn vị quyết định tạm chi trước thu nhập tăng thêm cho cán bộ, viên chức và người lao động với nguyên tắc mức tạm ứng hàng quý không vượt quá 60% số kinh phí có thể tiết kiệm được một quý.

+ Trước ngày 31/1 năm sau, sau khi xác định chính xác số kinh phí tiết kiệm được Thủ trưởng đơn vị sẽ ra quyết định mức chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, viên chức và người lao động của đơn vị, nhưng tối đa không quá 1.0 lần so với mức lương cấp bậc, chức vụ và phụ cấp do Nhà nước quy định.

Quỹ lương trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ công chức và người lao động được xác định theo công thức:

QTLTT = Lmin x K1 x (K2 + K3 ) x L x 12 tháng

Trong đó:

+ Lmin : Mức lương tối thiểu chung hiện hành do Nhà nước quy định

+ K1 : Hệ số điều chỉnh tăng thêm mức lương tối thiểu do Thủ trưởng đơn vị quyết định sau khi xác định được kinh phí tiết kiệm được trong năm (tối đa không quá 1)

+ K2 : Hệ số lương cấp bậc, chức vụ bình quân

+ K3 : Hệ số phụ cấp lương bình quân (là các khoản phụ cấp trả hàng tháng theo lương)

+ L : Số biên chế bao gồm cả số lao động hợp đồng trả lương theo thang bảng lương do Nhà nước quy định.

Không chi trả thu nhập tăng thêm bằng các khoản kinh phí ngân sách nhà nước cấp để thực hiện các chương trình mục tiêu, các nhiệm vụ đột xuất theo yêu cầu của Nhà nước và của Tổng KTNN, kinh phí ngân sách nhà nước cấp thực hiện tinh giản biên chế, đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa tài sản cố định, kinh phí nghiên cứu khoa học, và vốn vay, huy động, viện trợ (nếu có).

- Chi tiền ăn trưa cho người lao động: Căn cứ kết quả chấm công hàng quý của các phòng và khả năng nguồn chênh lệch thu chi của từng quý, bộ phận kế toán trình Thủ trưởng đơn vị quyết định mức chi hỗ trợ tiền ăn trưa cho người lao động. Mức chi hàng tháng tối đa không vượt quá 01 lần mức lương tối thiểu do Nhà nước qui định.

- Chi khen thưởng, cụ thể: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Khen thưởng đột xuất, định kỳ cho tập thể, cá nhân trong và ngoài đơn vị theo hiệu quả công việc và thành tích đóng góp theo đề nghị của Chủ tịch công đoàn;

+ Tăng mức khen thưởng định kỳ, đột xuất cho tập thể, cá nhân của đơn vị có thành tích trong công tác được Tổng Kiểm toán Nhà nước, Thủ

trưởng đơn vị ghi nhận và khen thưởng;

+ Định mức chi khen thưởng do Thủ trưởng đơn vị quyết định.

- Chi phúc lợi, trợ cấp khó khăn, đột xuất cho người lao động (kể cả trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức; Chi thêm cho người lao động trong biên chế thực hiện giảm biên chế); Chi kỷ niệm các ngày lễ lớn; Chi hỗ trợ hoạt động cho các đoàn thể của đơn vị; Chi hỗ trợ cho các đơn vị trong và ngoài ngành...

- Chi phí kỷ niệm các ngày lễ trong năm.

- Chi hỗ trợ các hoạt động cho các đoàn thể (Chi bộ; Công đoàn; Ban vì sự tiến bộ phụ nữ; Đoàn thanh niên…); Chi ủng hộ cá nhân, đơn vị trong và ngoài ngành: do Thủ trưởng đơn vị quyết định theo từng trường hợp cụ thể.

Các mức chi trên có thể thay đổi, do Thủ trưởng đơn vị quyết định sau khi có sự thống nhất với tổ chức Công đoàn đơn vị, căn cứ vào nguồn thu từ các hoạt động sự nghiệp và việc tiết kiệm chi phí thường xuyên, nhưng không vượt quá 02 lần các mức chi nêu trên.

Các trường hợp được thanh toán 50% mức chi theo quy định trên gồm: người lao động đang ký hợp đồng lao động loại ngắn hạn với đơn vị (dưới 1 năm); cán bộ, viên chức và người lao động nghỉ không lương từ 3 tháng đến 6 tháng (tính đến thời gian xem xét) hoặc đang trong thời gian kỷ luật ở mức độ khiển trách được thanh toán. Và các trường hợp không được hưởng mức chi trên gồm: cán bộ, viên chức và người lao động nghỉ không lương từ 6 tháng trở lên (tính đến thời gian xem xét); cán bộ, viên chức và người lao động có thời gian làm việc tại đơn vị (tính đến thời gian xem xét) dưới 3 tháng và các trường hợp đang trong thời gian bị kỷ luật từ mức độ cảnh cáo trở lên.

Nếu xét thấy khả năng tiết kiệm kinh phí quản lý hành chính không ổn định, Thủ trưởng đơn vị quyết định trích lập Quỹ dự phòng ổn định thu nhập

để đảm bảo thu nhập cho cán bộ, viên chức và người lao động của đơn vị. Mức trích lập quỹ do Thủ trưởng đơn vị quyết định có lấy ý kiến của Chủ tịch công đoàn. Việc sử dụng quỹ do Thủ trưởng đơn vị quyết định theo đề nghị của Chánh Văn phòng và Chủ tịch công đoàn.

* Mua sắm, sửa chữa lớn và quản lý tài sản

Việc quản lý, sử dụng tài sản thực hiện theo các qui định hiện hành của Nhà nước và quy chế quản lý và sử dụng tài sản công của đơn vị;

Việc mua sắm, sửa chữa lớn tài sản, trang thiết bị thực hiện căn cứ vào nhu cầu thực tế và nguồn kinh phí của đơn vị. Trình tự mua sắm, sửa chữa lớn tài sản thực hiện công khai theo quy định của Nhà nước; Trường hợp mua sắm tài sản có giá trị lớn thực hiện theo quy chế đấu thầu của Nhà nước.

Các tài sản đang dùng bị kém chất lượng, lạc hậu về mặt kỹ thuật không còn nhu cầu sử dụng; tài sản hư hỏng không thể phục hồi; tài sản hết thời gian sử dụng, đơn vị đề nghị với Văn phòng KTNN để thanh lý. Hồ sơ, quy trình, thủ tục thanh lý tài sản phải thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước. Toàn bộ số tiền thu được từ việc thanh lý tài sản sau khi trừ đi các chi phí thanh lý phải nộp cho NSNN. Trường hợp tài sản được hình thành từ các nguồn thu dịch vụ khác thì thực hiện theo chế độ quy định của Nhà nước.

2.3.3.2. Đặc thù riêng của các đơn vị sự nghiệp thuộc KTNN

Ngoài những điểm chung về cơ chế quản lý chi tiêu như trên, các đơn vị sự nghiệp thuộc KTNN còn có những định mức chi khác nhau được thể hiện qua các bảng sau:

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp thuộc kiểm toán nhà nước (Trang 80 - 85)