xuyên máy móc, thiết bị thanh toán theo đề xuất của Chánh Văn phòng và chứng từ phát sinh thực tế.
* Trang bị điện thoại và cước phí điện thoại công vụ:
Tiêu chuẩn trang bị điện thoại và chi phí mua máy điện thoại, chi phí lắp đặt và hòa mạng được thực hiện theo Quyết định số 78/2001/QĐ-TTg ngày 16/5/2001 và Quyết định 179/2002/QĐ-TTg ngày 16/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chuẩn, định mức sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động đối với cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị xã hội.
Các chi phí về điện thoại công vụ tại nhà riêng được quy định như sau: - Chi phí lắp đặt ban đầu: 01 người/01 máy; mua máy không quá 300.000 đồng/máy; chi phí lắp đặt được thanh toán theo hợp đồng lắp đặt giữa cá nhân với cơ quan bưu điện tại thời điểm được trang bị máy;
- Cước phí sử dụng (kể cả tiền thuê bao): 100.000đ/máy/tháng, được thanh toán định kỳ theo lương hàng tháng.
- Quy định chi phí sử dụng điện thoại di động như sau: Cước phí sử dụng (kể cả tiền thuê bao):
+ Giám đốc hoặc Tổng biên tập được thanh toán 250.000đ/máy/tháng; + Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng biên tập được thanh toán 200.000đ/máy/tháng;
+ Lái xe: điện thoại di động 50.000đ/máy/tháng.
- Trường hợp cán bộ đủ tiêu chuẩn trang bị điện thoại di động làm công tác kiêm nhiệm, chỉ được trang bị điện thoại và thanh toán cước phí sử dụng tại một trong những đơn vị đang công tác.
- Đối với những trường hợp không đủ tiêu chuẩn trang bị điện thoại cố định tại nhà riêng và điện thoại di động theo quy định, nhưng trong thực tế xét thấy cần thiết Thủ trưởng đơn vị xem xét, quyết định mở rộng đối tượng được cấp tiền để thanh toán tiền cước phí sử dụng điện thoại. Mức thanh toán tối đa không quá 100.000đ/máy/tháng đối với điện thoại cố định tại nhà riêng và 150.000đ/máy/tháng đối với điện thoại di động.
- Việc thanh toán các dịch vụ công cộng bao gồm các khoản chi do sử dụng các dịch vụ về điện, nước, điện thoại, fax, nhiên liệu, vệ sinh môi trường... được thực hiện theo thực tế sử dụng trên cơ sở đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả và có hoá đơn, chứng từ hợp lệ.
* Chi hội nghị, hội thảo
Chế độ chi tiêu hội nghị áp dụng theo Thông tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21/3/2007 của Bộ Tài chính quy định về chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
Văn phòng lập dự toán chi phí hội nghị, hội thảo trình Thủ trưởng đơn vị phê duyệt. Kết thúc hội nghị, hội thảo, Văn phòng trình Thủ trưởng đơn vị phê duyệt quyết toán. Trường hợp chi phí vượt dự toán phải có văn bản giải trình kèm chứng từ gốc hợp pháp trình Thủ trưởng đơn vị quyết định.
Thời gian tổ chức các cuộc hội nghị được áp dụng theo quy định tại Quyết định số 114/2006/QĐ-TTg ngày 25/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định chế độ họp trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, cụ thể:
+ Họp tổng kết năm không quá 1 ngày;
+ Họp sơ kết, tổng kết chuyên đề từ 1 đến 2 ngày tùy theo tính chất và nội dung của chuyên đề;
+ Họp tập huấn, triển khai nhiệm vụ công tác từ 1 đến 3 ngày tùy theo tính chất và nội dung của vấn đề;
+ Các lớp tập huấn từ nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức nhà nước, từ nguồn kinh phí thuộc các chương trình, dự án, thì thời gian mở lớp tập huấn thực hiện theo chương trình tập huấn được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
+ Đối với các cuộc họp khác (bao gồm cả cuộc họp theo nhiệm kỳ) thì tùy theo tính chất và nội dung mà bố trí thời gian tiến hành hợp lý, nhưng không quá 2 ngày.
- Nội dung và định mức chi phục vụ hội nghị
+ Thuê hội trường trong những ngày tổ chức hội nghị, thanh toán theo dự toán và chứng từ hợp pháp;
+ Tiền tài liệu cho đại biểu tham dự hội nghị, thanh toán theo dự toán và chứng từ hợp pháp;
+ Hỗ trợ tiền ăn không quá 70.000đ/ngày/người đối với các đại biểu hưởng lương từ NSNN. Trong trường hợp tổ chức ăn tập trung thì cơ quan tổ chức hội nghị tổ chức ăn tập trung cho đại biểu là khách mời không hưởng lương từ NSNN tối đa theo quy định trên và thực hiện thu tiền ăn từ tiền công tác phí của các đại biểu hưởng lương tối đa theo mức trên;
+ Chi hỗ trợ tiền nghỉ cho đại biểu là khách mời không hưởng lương từ NSNN tối đa theo mức thanh toán khoán hoặc theo hóa đơn thực tế quy định về chế độ thanh toán công tác phí;
+ Chi hỗ trợ tiền tàu, xe cho đại biểu là khách mời không hưởng lương từ NSNN theo quy định về chế độ thanh toán công tác phí;
+ Tiền thuê xe đưa đón đại biểu từ nơi nghỉ tới nơi tổ chức hội nghị (nếu có), thanh toán theo dự toán và chứng từ hợp pháp;
+ Chi bồi dưỡng báo cáo viên (chỉ áp dụng đối với các cuộc họp tập huấn nghiệp vụ theo định mức chi quy định tại Thông tư số 79/2005/TT-BTC ngày 15/9/2005 của bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí
đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước);
+ Tiền nước uống phục vụ đại biểu, tối đa không quá 7.000đ/người/ngày;
+ Các khoản chi khác như tiền làm thêm giờ, trang trí hội trường... theo dự toán được phê duyệt và chứng từ hợp pháp.
* Chi trang phục
Chi trang phục cho cán bộ, công chức thực hiện theo Nghị quyết số 1003/2006/NQ-UBTVQH11 này 03/3/2006 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc phê chuẩn bảng lương và phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo KTNN; bảng lương, phụ cấp và trang phục đối với cán bộ, công chức KTNN, chế độ ưu tiên đối với KTVNN.
* Chi tiếp khách
Mức chi tiếp khách do Thủ trưởng đơn vị quyết định đối với từng nội dung theo kế hoạch và theo thực tế hoạt động của đơn vị đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn được giao và tiết kiệm. Tiếp khách tại đơn vị mức chi nước uống không quá 10.000đ/người/ngày. Mời cơm thân mật không quá 150.000đ/suất. Các khoản chi phí hành chính khác thanh toán theo thực tế phát sinh trên cơ sở có hoá đơn chứng từ hợp pháp và đảm bảo tiết kiệm.
* Chế độ công tác phí
Các điều kiện được thanh toán công tác phí: được Thủ trưởng đơn vị cử đi công tác; thực hiện đúng nhiệm vụ được giao; có đủ các chứng từ để thanh toán theo qui định hiện hành.
Các trường hợp không được thanh toán công tác phí: thời gian điều trị, điều dưỡng tại cơ sở y tế, nhà điều dưỡng, dưỡng sức; những ngày học ở trường, lớp đào tạo tập trung dài hạn, ngắn hạn đã được hưởng chế độ đối với cán bộ đi học; những ngày làm việc riêng trong thời gian cử đi công tác.
Thanh toán tiền phương tiện đi lại:
toán tiền phương tiện đi lại;
- Trường hợp đi bằng phương tiện công cộng người đi công tác được thanh toán tiền tàu xe theo chế độ quy định và chứng từ hợp pháp bao gồm: Vé máy bay, vé tàu, vé vận tải công cộng từ cơ quan đến nơi công tác và ngược lại. Cước qua phà, đò ngang cho bản thân và phương tiện của người đi công tác, phí sử dụng đường bộ và cước chuyên chở tài liệu phục vụ chuyến đi công tác (nếu có) mà người đi công tác đã trực tiếp chi trả. Giá vé trên không bao gồm các chi phí dịch vụ khác như: Tham quan du lịch, dịch vụ đặc biệt theo yêu cầu;
- Đối với những vùng không có phương tiện vận tải của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách theo qui định của pháp luật mà người đi công tác phải thuê phương tiện vận tải khác thì được thanh toán theo hợp đồng thuê phương tiện hoặc giấy biên nhận với chủ phương tiện trên cơ sở có đối chiếu với giá vận tải phương tiện khác về quãng đường, địa điểm đang thực hiện tại cùng thời điểm ở vùng đó;
- Trường hợp đi công tác miền núi, hải đảo, biên giới được thanh toán tối đa không quá 2 lần cước vận tải thông thường (theo giá của địa phương đó);
-Trường hợp đi công tác cách xa trụ sở đơn vị 15km trở lên mà cá nhân tự túc đi lại bằng phương tiện cá nhân của mình thì được thanh toán tiền tự túc phương tiện tương đương với mức giá vé tàu, vé xe của tuyến đường đi; Mức thanh toán như sau:
+ Đối với các đối tượng cán bộ, lãnh đạo (có phụ cấp chức vụ lãnh đạo từ 0.7 đến dưới 1,25) có tiêu chuẩn được bố trí xe ôtô đưa đi mà phải tự túc phương tiện khi đi công tác cách trụ sở cơ quan 15km trở lên thì được thanh toán tiền khoán tự túc phương tiện khi đi công tác.
Mức khoán = Số km thực tế x Đơn giá khoán