Định hướng và mục tiêu phát triển của cty TNHH Du lịch và Sự kiện

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề tốt NGHIỆP báo cáo kết QUẢ THỰC tập và THỰC TRẠNG QUY TRÌNH tổ CHỨC sự KIỆN tại CÔNG TY TNHH DU LỊCH và sự KIỆN VIETFUNTASTIC (Trang 29)

2.4.1 .Ưu điểm

3.1. Định hướng và mục tiêu phát triển của cty TNHH Du lịch và Sự kiện

3.1 Định hướng và mục tiêu phát triển của cty TNHH Du lịch và Sự kiệnVietFuntastic VietFuntastic

3.1.1 Định hướng của công ty

Hiện nay, mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng tăng cao, các công ty hoạt động và kinh doanh trong lĩnh vực du lịch ra đời ngày càng nhiều, những mặt trái của nền kinh tế thị trường như hiện tượng ăn cắp nhãn hiệu, quyền sở hữu trí tuệ ... đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của các cơng ty sự kiện. Trước tình hình này, cơng ty TNHH Du lịch và Sự kiện VietFuntastic đã đưa ra những định hướng cho hoạt động kinh doanh trong những năm tới, đó là:

- Giữ vững và mở rộng thị trường trên phạm vi cả nước, ổn định hoạt động kinh doanh, thực hiện việc hợp tác chặt chẽ với các công ty hoạt động trong ngành để mở rộng phạm vi và khả năng hoạt động của công ty nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch của du khách.

- Đa dạng hóa dịch vụ cung cấp, đẩy mạnh cơng tác nghiên cứu và phát triển trong quá trình hoạt động để đưa ra những loại hình dịch vụ mới mẻ, nâng cao sức cạnh tranh của công ty trên thị trường.

- Thực hiện các biện pháp giảm các chi phí hành chính, giảm giá thành dịch vụ, tăng năng suất lao động trong tồn cơng ty. Nâng cao chất lượng dịch vụ, đặc biệt là tổ chức sự kiện, tạo cho công ty một hình ảnh chuyên nghiệp, năng động và sáng tạo.

- Không ngừng nâng cao các điều kiện về cơ sở vật chất để có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng có yêu cầu cao như khách du lịch sự kiện (MICE), trở thành một trong số ít những cơng ty có khả năng cung cấp tốt dịch vụ du lịch này. Nâng cao trình độ của đội ngũ nhân viên trong công ty, tạo cho khách hàng một ấn tượng tốt về một đội ngũ nhân viên làm việc một cách chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo.

- Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh như mở rộng đầu tư sang các lĩnh vực tư vấn và tổ chức du học, hợp tác kinh doanh các loại hình dịch vụ giải trí khác ... nhằm tránh những rủi ro có thể xuất hiện trên thị trường trong những năm tới .

3.1.2 Mục tiêu phát triển của công ty

Mục tiêu phát triển của công ty là ngày càng phát triển và tổ chức được nhiều sự kiện hơn. Muốn đo lường chất lượng cơng việc của cơng ty, điều đó chỉ có thể thực hiện khi đã lập được mục tiêu. Bởi vì sau mỗi sự kiện cơng ty có thể quay lại xem xét, sửa đổi cho phù hợp với những sự kiện sau đó, như vậy thì sự kiện của cơng ty mới có thể tiếp tục phát triển.

Mục tiêu là đích đến của mỗi sự kiện lập mục tiêu tổ chức sự kiện thường được xem là phí thời gian, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển, thay đổi nhanh, năng động và sáng tạo như tổ chức sự kiện. Tuy nhiên, những mục tiêu này sẽ giúp công ty phát triển hơn.

Mỗi lần đạt đến thành cơng trong q trình hoạch định sự kiện, mỗi lần nghĩ ra một ý tưởng mới hay một gợi ý mới, nên cơng ty tự hỏi “Nó có phù hợp với mục tiêu của sự kiện khơng”. Nếu hoạt động ý tưởng mới có thể giúp cơng ty đạt được mục tiêu tổ chức sự kiện của mình, điều đó sẽ giúp công ty tuyệt vời hơn.

Nếu công ty chấp nhận mọi ý tưởng hay gợi ý nào mà khơng có sự kiểm tra, rà sốt lại, công ty sẽ gặp phải rủi ro là sự kiện của công ty sẽ là một tập hợp nhiều những hoạt động khác nhau hơn là một dịng chảy sự kiện đơn lẻ có tính liên tục và kết hợp chặt chẽ.

Mục tiêu là động lực thúc đẩy event team làm việc. Khi đặt mục tiêu, hãy nhớ rằng đó là động lực của cả cơng ty. Và một khi mục tiêu đã được đặt ra thì bạn nên đảm bảo rằng chúng được truyền đạt đến tất cả những người tham gia quy trình lập kế hoạch và quản lý của sự kiện.

Điều này sẽ giúp những người trong tổ chức của công ty tập trung và không xoay ra khỏi những lý do chính để tổ chức sự kiện. Lập mục tiêu cho những mảng công việc khác nhau sẽ cung cấp một bản đồ đường đi tới một sự kiện thành cơng.

Trong suốt q trình lập kế hoạch, cơng ty có thể xem nhanh phần cơng việc nào cần được tập trung hơn hay phần việc nào gần với mục tiêu hơn. Một khi một mục tiêu đã đạt được, một mục tiêu mới cần được thiết lập ngay sau đó để duy trì tốc độ và động lực của team tổ chức sự kiện.

Thành công của một sự kiện trong tương lai: Khi công ty cố gắng đánh giá những sự kiện của mình, cơng ty sẽ đo lường sự thành cơng đó dựa vào những mục tiêu đã được thiết lập, nếu khơng có bất kỳ mục tiêu nào, làm sao cơng ty có thể đo lường đây. Những mục tiêu này có thể áp dụng cho cá nhân, cho đội ngũ quản lý sự kiện, cho sự kiện hoặc cho các doanh nghiệp.

Một khi sự kiện kết thúc, công ty nên xem lại và đánh giá các mục tiêu tổ chức sự kiện đặt ra trước đó. Khi đó sự chênh lệch giữa hiệu suất của cơng ty và những mục tiêu này sẽ cho thấy công ty đã làm như thế nào và công ty đã muốn làm như thế nào. Sẽ chưa đủ nếu như công ty chỉ xem điều công ty đã làm được và chưa làm được đáp ứng mục tiêu hay khơng, mà cơng ty cịn phải xem xét lý do tại sao vì ở đây cơng ty có thể học được những bài học để hướng tới tương lai.

3.2 Một số giải pháp nhằm hồn thiện quy trình tổ chức sự kiện tại công ty TNHH Du lịch và Sự kiện VietFuntastic

3.2.1 Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật

Cơng ty “Thích ứng an tồn, linh hoạt, kiểm sốt hiệu quả dịch Covid-19” trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch; đề xuất các phương án xử lý đối với trường hợp rủi ro trong quá trình triển khai mở cửa lại hoạt động du lịch. Tuyên truyền về kế hoạch mở cửa lại du lịch đảm bảo an toàn, hiệu quả, phù hợp với các quy định phòng, chống dịch Covid-19.

Đồng thời, cơng ty tiếp tục triển khai Chương trình phát động du lịch nội địa thích ứng an tồn, linh hoạt, kiểm sốt hiệu quả dịch Covid-19. Hỗ trợ doanh nghiệp du lịch trên địa bàn đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, phát triển sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của khách du lịch sau 2 năm dịch Covid-19. Tăng cường công tác xúc tiến quảng bá điểm đến, liên kết phát triển sản phẩm du lịch giữa các địa phương và doanh nghiệp, tổ chức các sự kiện thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố ban hành các chính sách kích cầu thu hút khách như giảm giá vé tham quan, tặng thêm dịch vụ trải nghiệm cho khách du lịch. Phổ biến, thực hiện các chính sách giảm phí cấp giấy phép kinh doanh lữ hành, phí cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch, giảm tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành, các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động của Trung ương và địa phương để khuyến khích các chủ thể tham gia tích cực phục hồi hoạt động du lịch.

Bên cạnh đó, Bộ văn hóa thể thao và du lịch đề nghị, cơng ty chỉ đạo phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn chuẩn bị cho mở cửa lại hoạt động du lịch, đồng thời xử lý nghiêm trường hợp vi phạm quy định của pháp luật. Chỉ đạo, hướng dẫn các khu, điểm du lịch, các cơ sở kinh doanh du lịch và dịch vụ du lịch trên địa bàn: Chủ động xây dựng kế hoạch mở cửa hoạt động du lịch trong đó có các phương án phịng, chống dịch Covid-19 và xử lý khi có trường hợp mắc Covid-19 theo quy định. Tiếp tục thực hiện nghiêm quy định phịng, chống dịch theo các hướng dẫn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Y tế để kiểm soát tốt dịch bệnh. Đặc biệt, tự kiểm tra, rà soát chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ; đầu tư cải thiện, nâng cấp các khu vực xuống cấp; tăng cường, mở rộng hạ tầng kỹ thuật dịch vụ phục vụ khách, đáp ứng yêu cầu theo các điều kiện và tiêu chuẩn hiện hành. Căn cứ theo tình hình mới và dự báo nhu cầu thị trường, chủ động tuyển dụng và đào tạo, bồi dưỡng nhân lực nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ kịp thời đáp ứng mở cửa lại du lịch.

3.2.2 Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động

Khi có được chứng chỉ tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam, lao động Việt Nam được cơng nhận có đủ điều kiện di chuyển tự do trong các nước ASEAN. Tuy nhiên, đó mới chỉ là sự cơng nhận về văn bằng, để có thể được nhận vào làm việc ở các công ty du lịch nước ngoài, lao động du lịch Việt Nam vẫn cần thêm nhiều kỹ năng khác.

Tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam có mức tiêu chuẩn cao hơn so với tiêu chuẩn chung của ASEAN. Điều đó có nghĩa sinh viên tốt nghiệp các trường Đại học, Cao đẳng đang áp dụng tiêu chuẩn kỹ năng nghề này thì có cơ hội làm việc ở các nước trong khu vực thậm chí là các nước châu Âu.

Thực tế trong những năm qua, số lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc và làm cho các tập đoàn du lịch quốc tế tại Việt Nam ngày càng tăng.

Rõ ràng, thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong du lịch mang lại rất nhiều cơ hội cho lao động Việt Nam. Nếu đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng, lao động Việt Nam có nhiều cơ hội vươn ra môi trường lao động quốc tế với mức lương và vị trí việc làm xứng đáng.

Cơ hội là thế nhưng thách thức lại không hề nhỏ, nhất là đối với nguồn lao động du lịch trong nước. Bởi theo đánh giá của các chuyên gia, mặt bằng chung chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch Việt Nam vẫn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển ngành du lịch trong nước.

Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ngành du lịch thất nghiệp hoặc làm trái nghề ngày càng tăng, trong khi các doanh nghiệp đặc biệt doanh nghiệp kinh doanh khách sạn vẫn trong tình trạng “khát” nhân lực làm được việc.

Sở dĩ như vậy vì lao động Việt Nam thiếu tự tin trong môi trường làm việc quốc tế, làm việc thiếu chuyên nghiệp, tính kỷ luật lao động kém, thái độ phục vụ chưa chu đáo. Đặc biệt, việc sử dụng thành thạo ngoại ngữ trong công việc của lao động Việt Nam còn rất hạn chế (lao động sử dụng được ngoại ngữ chỉ chiếm khoảng 57%).

Ơng Trần Phú Cường, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Tổng cục Du lịch) nhận định, trong thị trường lao động quốc tế, để có đủ năng lực cạnh tranh bên cạnh kỹ năng chuyên môn, người lao động cần thêm nhiều kỹ năng khác đặc thù của ngành du lịch. Lao động du lịch ở các nước ASEAN như Philippines, Malaysia… rất dồi dào và có lợi thế về tiếng Anh so với lao động Việt Nam.

So với những ngành nghề khác, ngành du lịch mới phát triển trong một số năm gần đây nên không phải cơ sở đào tạo nào cũng có đội ngũ giáo viên có trình độ và chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc gia. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và cải tiến chương trình đào tạo đang là địi hỏi cấp thiết đối với các cơ sở đào tạo để đáp ứng yêu cầu của thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong ngành du lịch.

Hiện nay, cả nước có hơn 360 cơ sở đào tạo tham gia đào tạo ngành du lịch các cấp từ lao động bán lành nghề cho đến sau đại học. Tuy nhiên, đội ngũ giảng viên trong ngành du lịch không phát triển kịp cùng với sự gia tăng của các cơ sở đào tạo.

Theo tìm hiểu của phóng viên, tại các cơ sở đào tạo du lịch ở các tỉnh phía Nam có rất nhiều giáo viên được thuyên chuyển từ các ngành nghề khác sang công tác trong bộ môn du lịch.

Hơn nữa, do áp lực về nhu cầu số lượng nên nhiều trường đã phải tăng quy mơ đào tạo từ đó phải tăng đội ngũ giáo viên khiến chất lượng đội ngũ giáo viên cũng khơng cao, khơng đáp ứng u cầu thực tế.

3.2.3 Hồn thiện quá trình tổ chức sự kiện

Bước 1: Hình thành concept

Mục đích của sự kiện

Tùy theo từng nội dung chương trình, loại hình của chương trình ... khi đó mục đích của sự kiện sẽ khác nhau.

Có một số chương trình mang tính từ thiện của một cơng ty hay của hội ( hội Chữ Thập Đỏ, hội Phụ Nữ), thì khi đó mục đích của sự kiện lại mang tính từ thiện. Nhưng

hiện nay khi làm các hoạt động từ thiện các doanh nghiệp mong muốn mang ý nghĩa từ thiện và khơng thích hình thức vừa từ thiện và vừa quảng cáo như gắn logo của cơng ty mình trên những quà tặng.

Để tránh tình trạng này khi làm các chương trình mang tính từ thiện theo u cầu của cơng ty, thì phải xem cơng ty đó có mong muốn làm PR cho mình ở cấp độ nào, và nên tìm hiểu nhu cầu của các doanh nghiệp khi tham gia làm hoạt động từ thiện.

Mục tiêu

Mục tiêu đặt ra là phải nằm trong khả năng có thể, và trong lĩnh vực tổ chức sự kiện khó mà cân đo được những kết quả mà hoạt động này mang lại cho danh tiếng của công ty trong một thời gian ngắn, cần đặt ra trước những mục tiêu cần hướng đến để chúng ta có thể đánh giá được hiệu quả cơng việc sắp tiến hành. Và với bất kỳ một chương trình sự kiện nào diễn ra thì cơng ty ln phải đặt ra câu hỏi đầu tiên là: mục tiêu lợi nhuận của cơng ty thơng qua sự kiện này là gì. Đó là mục tiêu xây dựng quan hệ hay mục tiêu chiếm lĩnh cơ hội ... khi đó cơng ty sẽ có hướng đi đúng đắn hơn trong quá trình lên kể hoạch.

Đối tượng chính của sự kiện

Khi tổ chức một sự kiện cần phải lên kế hoạch chi tiết cho những hoạt động của mình nhằm thu hút đối tượng khách hàng cần hướng đến, đồng thời hạn chế những đối tượng khơng có nhiều tiềm năng để cơng ty có thể làm việc tập trung và hiệu quả hơn. Công ty cần phải biết rõ khách hàng của mình là ai và những thơng điệp gì mà nội dung của chương trình muốn truyền tải đến khách hàng. Chính vì thế mà cơng ty phải xác định số lượng những khách hàng mà sự kiện thu hút được.

Địa điểm

Công ty nên dựa vào thông điệp của sự kiện mà xác định địa điểm tốt nhất cho sự kiện, nhằm truyền đạt thơng điệp đó đến công chúng. Khi chọn địa điểm cần xem xét địa điểm đó chứa được tối đa bao nhiêu người. Có phù hợp với số lượng khách mới dự tính khơng. Và âm thanh, ánh sáng, có thể chuẩn bị theo đúng yêu cầu của sự kiện hay không.

Dung lượng âm thanh, ánh sáng có ảnh hưởng đến người dân xung quanh khơng.Vị trí có phù hợp khơng. Mỹ quan có phù hợp với hồn cảnh sự kiện kiện hay khơng. Vấn đề giá cả có phù hợp với kinh phí dự trù hay khơng. Đó là những điều mà khi chọn địa điểm cơng ty cần phải cân nhắc là tiềm hiểu kĩ trước khi kí kết hợp đồng thuê địa điểm.

Thời gian diễn ra sự kiện

Kiểm tra chính xác thời gian diễn ra sự kiện cần phải kiểm tra xem ngày này có trùng với bất kỳ dịp lễ, ngày nghỉ nào hay không, cũng nên lưu ý việc tránh tổ chức cùng ngày với các sự kiện thể thao nổi bật, thu hút người xem. Nên sớm chuẩn bị cho sự kiện

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề tốt NGHIỆP báo cáo kết QUẢ THỰC tập và THỰC TRẠNG QUY TRÌNH tổ CHỨC sự KIỆN tại CÔNG TY TNHH DU LỊCH và sự KIỆN VIETFUNTASTIC (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w