Phân tích hiệu quả kinh doanh việc nhập khẩu phân bón

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng minh khai, thái bình (Trang 29 - 32)

2.2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY ĐỐI VỚI MỘT

2.2.1. Phân tích hiệu quả kinh doanh việc nhập khẩu phân bón

* Hiệu quả kinh doanh

Tỉnh Thái Bình là một tỉnh với tỷ trọng nơng nghiệp lớn, vì vậy lượng phân bón cần trong nông nghiệp hằng năm là một con số khơng nhỏ. Hiểu rõ tình hình này, năm 2000, Cơng ty XNK & ĐTXD Minh Khai bắt đầu tổ chức kinh doanh phân bón và là một trong những đầu mối phân bón của cả Tỉnh.

Phương thức kinh doanh phân bón hiện nay của Cơng ty là nhập khẩu và bán buôn cho các đại lý, Công ty không xây kho bãi để đựng hàng hóa mà áp dụng hình thức th kho theo đầu tấn trên tháng thuê

Hiệu quả kinh doanh phân bón được thực hiện qua một số chỉ tiêu sau: (bảng 2.6)

Bảng 2.6: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh phân bón của Cơng ty (2006-2011)

Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 2009 2010 2011 BQ Số lượng Tấn 8.434 10.307 6.243 8.384 8.317 7.428 8.178 Doanh thu Tr.Đ 29.522 47.745 34.340 50.306 53.234 53.847 44.832 Lợi nhuận Tr.Đ 538 711 1.307 2.537 1.172 878 1190 Hệ số sinh lời của DT 0,02 0,01 0,04 0,05 0,02 0,03 0,026

Nguồn: Số liệu của Công ty

Qua bảng 2.6 cho thấy hiệu quả kinh doanh phân bón năm 2009 có số tuyệt đối lớn nhất trong giai đoạn nghiên cứu, trung bình cứ 1000 đồng doanh thu tạo ra 50 đồng lợi nhuận. Hệ số này cao hơn hệ số sinh lời chung của tất cả các mặt hàng kinh doanh của Công ty. Cụ thể, hệ số sinh lời năm 2006 là 0,02 ứng với mức doanh thu là 29.500 triệu đồng; năm 2007, lợi nhuận tăng lên nhưng hệ số sinh lời của doanh thu chỉ là 0,01 ứng với mức doanh thu tăng gần gấp đôi. Năm 2008, 2009, hệ số sinh lời của doanh thu tăng nhanh là 0,04 và 0,05 do lợi nhuận những năm này tăng rất mạnh ứng với mức tăng doanh thu rất ít. Năm 2010, 2011, hệ số sinh lời của doanh thu mặt hàng phân bón giảm xuống cịn 0,02 và 0,03; tuy nhiên đây vẫn là một chỉ số cao. Nguyên nhân của sự sụt giảm lợi nhuận vì sự biến động mạnh của thị trường phân bón từ 2010 đến nay, gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến kế hoạch nhập khẩu và tiêu thụ của Công ty.

Hiện nay, Cơng ty đã có quan hệ bn bán với rất nhiều nước như Hàn Quốc, Indonesia, Trung Quốc, Nhật Bản ở Châu Á; Nga, Đức ở Châu Âu. Đây là những thị trường cung cấp phân bón khá ổn định của Cơng ty. Công ty cũng đá thiết lập được mối quan hệ bạn hàng với các Công ty lớn, các hang nổi tiếng về kinh doanh và sản xuất phân bón. Các hang này có khả năng cung cấp phân bón trong mọi tình hình biến động của thị trường. Ví dụ một số hang tên tuổi mà Công ty đã thiết lập quan hệ là HEML, NISHOIWAL, TOEPFER,…

Mặc dù thị trường nhập khẩu đã được mở rộng nhưng Công ty quan tâm đặc biệt đến thị trường trong khu vực, do mặt hàng phân bón là mặt hàng có giá trị thấp, khai thác các thị trường quá xa có thể tăng chi phí vận tải, bảo hiểm và hao phí trong q trình vận chuyển và vì thế làm tăng giá thành một đơn vị phân bón nhập khẩu.

Chiến lược thị trường của Cơng ty được triển khai rất sát với yêu cầu của thị trường trong nước. Cơng ty khơng chỉ tìm tịi phát hiện thị trường cung cấp phân bón nói chung mà chính sách thị trường của Công ty được triển khai chi tiết cho từng mặt hàng phân bón cụ thể. Cơng ty phân tích thế mạnh của từng thị trường đối với từng loại phân bón khác nhau, từ đó lựa chọn đối sách thị trường hợp lý cho từng mặt hàng cụ thể.

Đối với phân Ure do nhu cầu trong nước lớn, đòi hỏi nhập khẩu nhiều, Công ty giữ vững quan hệ với nhiều bạn hàng, nhiều nước để ln có khả năng đáp ứng khi nhu cầu trong nước biến động, nhưng đối với mặt hàng NPK, DAP Công ty chủ yếu nhập khẩu từ Hàn Quốc.

Đồ thị 2.2 biểu diễn sự biến động trong cơ cấu của thị trường nhập khẩu phân Ure, là loại phân bón quan trọng nhất có số lượng nhập lớn nhất cho tháy mức độ năng động của Công ty trong việc khai thác một các đa dạng các thị trường sẵn có để cung cấp phân bón cho thị trường trong nước một cách có hiệu quả nhất.

Hình 2.2: Cơ cấu thị trường nhập khẩu phân Ure trong giai đoạn 2006-2011

Qua biểu đồ 2.2 cho thấy Hàn Quốc là đối tác lâu năm, luôn chiếm một tỷ lệ nhất định (khoảng 30%) trong tổng lượng phân bón nhập khẩu. Thị trường Indonesia là thị trường được Công ty quan tâm và coi trọng nhất hiện nay . Thị trường này ngày càng tăng lên bởi nó có những ưu việt như giá rẻ, chất lượng ổn định, thời gian giao dịch và thực hiện hợp đồng ngắn. Cụ thể, năm 2006, Công ty chỉ nhập 15% lượng phân bón từ Indonesia, sau đó là 25% năm 2008, 30% năm 2010 và cao nhất là năm 2011 với 35%. Ngược lại, thị trường Đức giảm dần qua các năm, năm 2006 Đức là đối tác chính với 50% lượng phân bón nhập khẩu thì năm 2011 chỉ cịn 11%. Ngun nhân do mặc dù chất lượng phân bón từ Đức rất tốt nhưng giá thành nhập khẩu q cao, chi phí vận chuyển lớn. Cơng ty đang thay đổi dần đối tác sang các bạn hàng cùng khu vực mà chất lượng phân bón vẫn đảm bảo. Ví dụ, phân bón nhập từ Trung Quốc, giá cả rẻ hơn so với các nước khác, chi phí vận chuyển thấp, cơng ty bạn hàng lại luôn tạo điều kiện trong việc thanh tốn và vận chuyển hàng hóa. Lượng nhập khẩu từ Trung Quốc tăng từ 12% lên gần 20% trong tổng lượng nhập khẩu.

Nhờ có chính sách thị trường hợp lý, thời gian qua Công ty đã luôn đảm bảo được nguồn hàng nhập khẩu hợp lý, chất lượng đảm bảo bảo trong mọi hoàn cảnh biến động của thị trường, góp phần bình ổn giá cả thị trường trong nước mà vẫn đảm bảo kinh doanh có hiệu quả

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng minh khai, thái bình (Trang 29 - 32)