Phân tích hiệu quả kinh doanh đồ thủ cơng mỹ nghệ xuất khẩu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng minh khai, thái bình (Trang 34 - 36)

2.2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY ĐỐI VỚI MỘT

2.2.3. Phân tích hiệu quả kinh doanh đồ thủ cơng mỹ nghệ xuất khẩu

Trong số các mặt hàng mà công ty xuất khẩu như gia cơng lười câu, may mặc thì thủ cơng - mỹ nghệ là mặt hàng xuất khẩu chính ln chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cơng ty. Nhóm hàng này khá phong phú và đa dạng gồm các mặt hàng như: gỗ mỹ nghệ, tơ tằm, sơn mài, mây tre…Xuất khẩu hàng TCMN vừa giúp duy trì các làng nghề truyền thống, vừa tạo việc làm cho người lao động, hơn nữa lại giúp công ty tăng doanh số, thu nhiều lợi nhuận. Do vậy, mặt hàng này luôn được ban lãnh đạo quan tâm, tạo mọi điều kiện nhằm khuyến khích cán bộ nghiệp vụ đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu và mở rộng thị trường. Kết quả xuất khẩu các mặt hàng TCMN của công ty được thể trên bảng 2.8 dưới đây: Bảng 2.8: Tình hình XK các mặt hàng chính của cơng ty (2006- 2010) Đơn vị: triệu đồng TT Tên hàng Năm 2006 Năm 2008 Năm 2010 Số tiền Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1 Tổng Dthu 12.287 18.872 +53,6 21.435 +13,4 2 Tơ tằm 3.760 5.117 +36 6.668 +30,3 3 Mây tre 3.296 6480 +97 6.942 +7 4 Hàng thêu 5.231 7.275 + 39 7.825 7,5

Theo số liệu ta thấy kim ngạch xuất khẩu của hàng TCMN năm 2008 tăng 53,6 so với năm 2006. Tổng thể, mặt hàng thủ công mỹ nghệ ngày càng phát triển và mở rộng, tốc độ tăng doanh thu ổn định, đặc biết tăng nhanh giai đoạn năm 2008.

Nghiên cứu cụ thể, xuất phát từ nhu cầu của các thị trường xuất khẩu không ngừng tăng lên và bản thân công ty cũng thiết lập được mối quan hệ bền vững, ổn định với các cơ sở chân hàng và các đối tác nước ngoài nên sản phẩm hàng thêu là mặt hàng chủ lực của công ty với kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng lên trong các năm. Đặc biệt năm 2008 tơ tằm và hàng thêu có sự tăng trưởng đột biến đạt gần 40%, chính sự tinh xảo, đa dạng phong phú của mặt hàng này cùng với sự năng động tìm kiếm đối tác của CNV đã thu hút được các khách hàng khó tính người Singapore, Nhật Bản, EU. Năm 2010, doanh thu có tăng nhưng chậm lại, lợi nhuận từ nhóm mặt hàng này thì giảm sút. Ngun nhân cơ bản là khách hàng của Công ty đối với mặt hàng này bị giảm do đối tác chưa ổn định và so với sản phẩm cùng loại của Trung Quốc thì cùng một chất lượng như nhau nhưng họ cạnh tranh hơn chúng ta về giá cả và trình độ nghệ thuật.

Thị trường xuất khẩu của Cơng ty

Hiện nay, sản phẩm của Cơng ty đã có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới. Mọi sự biến động trong môi trường kinh doanh quốc tế như: sự biến động về pháp luật, kinh tế, chính trị, văn hóa,…đều ảnh hưởng đến khả năng sản xuất mặt hàng TCMN của Công ty. Tuy nhiên, với nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động xuất khẩu giúp Cơng ty thích ứng và đứng vững được trên một số thị trường lớn. Để cụ thể hơn về từng khu vực thị trường xuất khẩu của Công ty, ta xem xét bảng 2.9 sau:

Bảng 2.9: Thị trường xuất khẩu hàng TCMN (2006-2010)

Đơn vị: triệu đồng TT Thị trường Năm 2006 Năm 2008 Năm 2010 Số tiền Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1 Tổng KNXN 12.287 18.872 53.6 21.435 13,4 2 Châu Âu 4.788 6.237 30 7.351 18 3 Châu Á 7.499 12.635 68,5 14.084 11,5

Hiện nay, sản phẩm của cơng ty đã có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới. Những cơ hội triển vọng hay khó khăn trong kinh doanh có sự khác nhau giữa từng thị trường.

Thị trường châu Á: đây thị trường lớn nhất của Công ty. Các bạn hàng của Công ty là các nước : Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, các nước trong ASEAN… Sang năm 2008, Việt Nam bắt đầu tham gia vào WTO, việc thực hiện cắt giảm hàng rào thuế quan xuống 0 – 5% của các nước thành viên ASEAN giúp cho Công ty mở rộng thị trường xuất khẩu, hoạt động tham gia các cuộc triển lãm quốc tế nhiều hơn. Do vậy tốc độ tăng trưởng đạt ở mức cao là 68,5%.

Thị trường Châu Âu: đây là khu vực thị trường rộng lớn, kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN trong những năm gần đây tăng đều. Sản phẩm hàng thêu, tơ tàm và mây tre đang được rất ưa chuộng tại khu vực này nên năm 2008 tăng 30% so với năm 2006 và năm 2004 tăng lên 18% so với năm 2008. Mối quan hệ giữa Việt Nam – EU ngày càng tốt đẹp hơn sẽ là môi trường thuận lợi giúp công ty mở rộng thị trường trong tương lai. Tuy nhiên, đòi hỏi cao về chất lượng của người tiêu dùng Pháp, Ý, Đức…chính là thách thức mà Công ty cần vượt qua.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng minh khai, thái bình (Trang 34 - 36)