2.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XNK
2.3.2.1. Những tồn tại
Thứ nhất, gần đây, hiệu quả kinh doanh của Công ty bị giám sút so với những năm trước. Nguyên nhân khách quan là do thị trường đang bị trì trệ, khả năng tiếp cận nguồn vốn bị hạn chế, … Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng Cơng ty cịn nặng nề về việc tăng doanh thu, tạo việc làm nhưng chưa quan tâm đúng mức đến tỷ suất lợi nhuận. Để tăng doanh thu, Công ty mở rộng kinh doanh, vay Ngân hàng nhiều hơn, tăng rủi ro về thị trường , rủi ro về ngoại tệ.
Thứ hai, việc điều tra nhu cầu thị trường, nhận định thị trường của Công ty thời gian qua cịn thiếu chính xác. Thị trường giá cả các mặt hàng kinh doanh trong cơ chế thị trường biến động rất phức tạp, nhất là thị trường phân bón. Một số thị trường đang có xu hướng bị thu hẹp lại.
Thứ ba, trong công tác chuẩn bị hàng của Công ty, một vấn đề đặt ra chưa được Cơng ty có biện pháp giải quyết đó là nguồn cung cấp bị phụ thuộc vào các cơ sở sản xuất. Trong khi đó sản xuất hàng xuất khẩu ở nước ta về cơ bản là một nền sản xuất manh mún, phân tán. Vì vậy, trong rất nhiều trường hợp muốn làm
thành lô hàng xuất khẩu, chủ hàng phải tiến hành thu gom tập trung từ nhiều chân hàng. Điều này gây tăng chi phí kinh doanh, giảm lợi nhuận.
Thứ tư, mẫu mã hàng TCMN của công ty chưa đa dạng phụ thuộc quá nhiều vào mẫu do khách cung cấp. Điều này do phòng thị trường và mặt hàng mới vừa được thành lập nên chưa phát huy được vai trị của mình trong hoạt động kinh doanh của cơng ty.
Cuối cùng, năng lực ký kết hợp đồng cịn nhiều hạn chế, một số điều khoản ký kết còn bị động, thiếu linh hoạt gây khó khăn cho q trình thực hiện. Điều này phụ thuộc lớn vào trình độ chuyên mơn của cán bộ nghiệp vụ. Bên cạnh đó, CBCNV của cơng ty chưa phát huy được hết thế mạnh của mạng Internet. Do vậy, một số thông tin về khách hàng chưa được cập nhập nhanh chóng nên dẫn đến một số thương vụ cơng ty đã bị tổn thất do người mua hủy ngang hợp đồng hay khơng thanh tốn.