Các giải pháp chính

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát bán hàng tại công ty TNHH sản xuất và thương mại tổng hợp cao sơn (Trang 29 - 32)

2. Các giải pháp đề xuất nhằm góp phần hồn thiện cơng tác kiểm soát bán hàng tại Công ty TNHH sản xuẩt và thương mại tổng hợp Cao Sơn

2.1.Các giải pháp chính

* Giải pháp 1: Phát triển cơng tác kiểm sốt thị trường.

- Kiểm soát hoạt động nghiên cứu: Xác định thị trường là yếu tố sống còn của mỗi doanh nghiệp, vì vậy mà cơng ty phải ln chú trọng để giữ vững thị trường cũ đồng thời khơng ngừng tìm kiếm và mở rộng thị trường mới. Cơng ty có thể tiến hành nghiên cứu thị trường thơng qua việc tìm hiểu thơng tin trên các phương tiện thơng tin đại chúng, trên các tài liệu của các tổ chức kinh tế khi bắt đầu thâm nhập thị trường. Công ty tăng cường cải thiện và phát triển công tác nghiên cứu thị trường tạo cơ sở vững chắc cho việc hoạch định công tác xây dựng chiến lược thị trường.

- Kiểm sốt cơng tác chiến lược thị trường. Cơng ty muốn tìm kiếm, khai thác và tận dụng cơ hội trên thị trường, công ty cần phải xây dựng chiến lược thị trường hợp lý. Việc xây dựng chiến lược được dựa trên cơ sở của quá trình đánh giá thực trạng và triển vọng của cơng ty trên thị trường hiện tại và tiềm năng.

* Giải pháp 2: Phát triển cơng tác kiểm sốt tiêu thụ sản phẩm

Tại mỗi thời kỳ, mỗi địa điểm nhà quản trị cần phải nắm bắt được doanh thu của từng mặt hàng, chi phí cho việc bán mặt hàng đó là bao nhiêu, và lợi nhuận mà mặt

hàng đó đóng góp trong tổng lợi nhuận của cơng ty là bao nhiêu. Với những mặt hàng đem lại doanh thu lớn cơng ty cần tiếp tục phát huy, cịn với những mặt hàng khó tiêu thụ cơng ty cần sử dụng marketing – mix.

- Chính sách sản phẩm: Sản phẩm của công ty là nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của cơng ty. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt địi hỏi sản phẩm phải đảm bảo chất lượng, an toàn và phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.

- Chính sách phân phối: Cơng ty cần phải sắp xếp lại kênh phân phối cho hợp lý phù hợp với quy mô từng khu vực thị trường dể nâng cao thị phần. Một hệ thống kênh phân phối cơng kềnh sẽ làm cho hoạt động kiểm sốt gặp nhiều khó khăn, tốn kém và nhiều chi phí và nhân lực.

- Chính sách giá: Để sản phẩm nào đó có thể tiêu thụ nhanh và hiệu quả thì sản phẩm đó phải đa dạng, đảm bảo chất lượng chưa đủ mà cịn phải có một mức giá hay có một chính sách giá linh hoạt với từng đối tượng khách hàng.

- Chính sách quảng cáo: Hoạt động quảng cáo rất cần thiết giúp cho công ty thu hút khách hàng mới biết đến sản phẩm của công ty. Hoạt động quảng cáo hiện nay công ty đang sử dụng là quảng cáo qua các đại lý, qua trung gian phân phối, qua hội chợ triển lãm. Với quy mô ngày càng mở rộng, khối lượng tiêu thụ ngày càng nhiều và trong sự cạnh tranh gay gắt cơng ty cần phải có một bộ phận nghiên cứu quảng cáo nhằm cung cấp đầy đủ các thông tin về truyền thơng quy mơ, uy tín chất lượng sản phẩm nhằm thuyết phục người mua.

Giải pháp 3: Phát triển cơng tác kiểm sốt phục vụ cho quá trình bán hàng. - Phát triển cơng tác kiểm sốt kho hàng:

+ Thực hiện công tác quy hoạch, quản lý, sắp xếp bảo quản hàng hoá một cách khoa học, thường xuyên nhằm đảm bảo chất lượng và độ an tồn của hàng hố, từ đó nâng cao hiệu quả kho hàng.

+ Kiểm kê định kỳ, đột xuất theo quy định để đối chiếu số liệu kho hàng giữa sổ sách và thực tế nhằm đánh giá đầy đủ, chính xác chất lượng quản lý hàng hố. + Quản lý tốt công tác nhập xuất hàng, phải ln đảm bảo: đúng thủ tục, nhanh chóng, tổ chức đóng gói và vận chuyển giao nhận kịp thời cho khách hàng. - Phát triển hơn nữa công tác giao nhận hàng hoá

Tổ chức cơng tác vận chuyển, giao nhận hàng hố kịp thời chính xác cho khách hàng và các đơn vị liên quan theo đúng quy định. Công ty cần phải chú trọng đến việc sử dụng phương thức vận chuyển nào hiệu quả nhất để đảm bảo mức giá bán hợp lý và điều kiện cung ứng kịp thời đến địa chỉ cuối cùng.

- Phát triển cơng tác kiểm sốt hàng hố dự trữ.

Cơng ty phải tính tốn sao cho khối lượng dữ trữ là tối ưu nhất. Việc dự trữ đúng mức sẽ góp phần làm cho hoạt động bán hàng được tiến hành liên tục, nhịp nhàng, cân đối.

- Phát triển kiểm soát hoạt động đầu tư

+ Đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực: Cơng ty có thể đào tạo nhân viên bằng cách cử nhân viên đi học ở nước ngồi, có thể đào tạo tại cơng ty. Thông qua tổ chức cơng đồn, cơng ty có thể phát động phong trào thi đua truyền thống giáo dục nhân viên, chăm lo đến đời sống vật chất tinh thần của họ.

+ Công ty cần tranh thủ tối đa các nguồn ưu đãi đầu tư của Nhà nước, từ phía các đối tác nước ngồi, từ nguồn vốn hỗ trợ quốc tế, đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu đầu tư chiều sâu, đầu tư mở rộng và đầu tư mới nhằm đáp ứng tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế đến năm 2015.

* Giải pháp 4: Một số giải pháp để hoàn thiện hơn về chính sách của Nhà nước. Hồ nhập và xu thế hội nhập, Việt Nam đã tích cực đổi mới trong cơng tác tổ chức quản lý. Nhà nước đã có nhiều chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh phát triển như: chính sách khuyến khích đầu tư, liên doanh, liên kết, giảm bớt các thủ tục rườm rà trong kinh doanh, và một số chính sách khuyến khích tạo điều kiện cho thương mại phát triển. Song cịn nhiều hạn chế gây khơng ít khó khăn cho công ty.

- Về cơ chế pháp lý: Nhà nước và sở thương mại tiếp tục vận hành bộ máy tổ chức thơng thống tránh phiền nhiễu và quản lý chống chéo để tạo điều kiện cho công ty hoạt động tốt trong lĩnh vực kinh doanh của mình.

Nhà nước cần xây dựng và ban hành các chính sách thuế, cần cân nhắc kỹ lưỡng, đảm bảo sự công bằng cho các doanh nghiệp.

- Nhà nước cần phải có biện pháp chống buôn lậu qua biên giới. Tạo hành lang pháp lý cơng bằng, bình đẳng cho các doanh nghiệp hoạt động.

- Giảm bớt các khâu, thủ tục rườm rà trong xuất nhập khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hoá, nguyên vật liệu.

Bộ Thương mại nên tăng cường quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới. Có như vậy thì các doanh nghiệp mới có nhiều cơ hội để mở rộng thị trường.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát bán hàng tại công ty TNHH sản xuất và thương mại tổng hợp cao sơn (Trang 29 - 32)