PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TTQT CỦA NGÂN HÀNG:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ cho agribank sóc trăng (Trang 25 - 27)

Những năm gần đây, do kế hoạch của tỉnh Sóc Trăng là đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản xuất khẩu. Ngân hàng Nông nghiệp lâu nay luôn là người bạn đồng hành cùng bà con ngư dân và doanh nghiệp. Chính vì vậy mà doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của ngân hàng tăng mạnh. Nhưng trong đó đóng góp mạnh nhất là thu từ phí dịch vụ thanh tốn xuất khẩu, mà chủ yếu là xuất khẩu tơm, thu từ thanh tốn nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ, chi trả kiều hối chiếm tỷ trọng không đáng kể.

Sau đây là số liệu mô tả về quá trình hoạt động của ngân hàng qua 3 năm:

Bảng 2. Doanh số TTQT từ 2005-2007 Đvt: triệu USD

Năm 2005 2006 2007

91 124 159

Nguồn: Phòng TTQT

Biểu đồ 2. Doanh số thanh toán quốc tế từ 2005-2007

0 20 40 60 80 100 120 140 160 2005 2006 2007 15913 16091 16114 năm Triệu USD

Qua biểu đồ trên, cho thấy doanh số thanh toán của ngân hàng tăng đều qua mỗi năm. Điều này chứng tỏ ngân hàng hoạt động hiệu quả và đã dần khẳng định được uy tín của mình trong lĩnh vực hoạt động TTQT.

Trong năm 2005 doanh số thanh toán của ngân hàng là 91 triệu USD, con số này cịn khiêm tốn so với Vietcombank Sóc Trăng là 100 triệu USD.

Nguyên nhân do lượng khách hàng sử dụng dịch vụ TTQT của Agribank Sóc Trăng cịn ít hơn so với Vietcombank Sóc Trăng. Vietcombank Sóc Trăng từ lâu đã tạo được lịng tin với khách hàng và chứng tỏ ưu thế của mình về lĩnh vực TTQT. Trong khi đó, Agribank Sóc Trăng lại mạnh về lĩnh vực tín dụng đặt biệt là cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, bên cạnh đó do Phòng TTQT của Agribank mới được thành lập (vào năm 2004) và chưa ổn định về nhân sự, nghiệp vụ TTQT của Agribank còn khá mới mẽ với khách hàng.

Trong năm 2006, doanh số tăng rất cao đạt 124 triệu USD, tăng 36% so với năm 2005, đạt được tốc độ tăng này có hai nguyên nhân:

Thứ nhất: do ngân hàng mở rộng quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đặt biệt là doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản. Song song đó thì bộ phận TTQT cũng ngày càng trưởng thành hơn, thu hút được các khách hàng mới và một số khách hàng truyền thống của Vietcombank.

Thứ hai: do chúng ta mở rộng thị trường buôn bán với nhiều quốc gia như: EU, Nhật...Việt xuất khẩu thủy sản khơng cịn phụ thuộc vào một thị trường lớn như trước là Mỹ. Ngoài ra do dịch cúm gia cầm hồnh hành khắp nơi, vì vậy mà nhu cầu nhập khẩu thủy sản của nhiều nước tăng đột biến trong năm này. Trong năm 2005, tại Vietcombank Sóc Trăng có xảy ra một vụ tranh chấp trong thanh tốn L/C, chính điều này đã làm một số khách hàng truyền thống của Vietcombank chuyển sang sử dụng dịch vụ thanh toán của Agribank.

Thứ ba: nhập khẩu tăng mạnh, do nhập khẩu đường tăng đáp ứng nhu cầu trong nước, vì lượng mía tại địa phương khơng đủ để sản xuất. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chế biến đẩy mạnh nhập thiết bị để nâng cao công nghệ chế biến thủy sản, xây dựng nhà máy chế biến thức ăn nuôi tôm.

Sang 2007, doanh số đạt 159 triệu USD, tốc độ tăng chậm lại 28%. Hoạt động thanh toán của ngân hàng chủ yếu xuất khẩu thủy sản, nhưng trong năm này thời tiết diển biến phức tạp, làm giảm sản lượng thu hoạch của bà con nuôi tôm và

giảm sản lượng xuất khẩu chung của tỉnh. Ngồi ra do những vụ kiện về tơm Việt Nam có dư lượng kháng sinh cao tại một số nước như: Nhật, Mỹ, Nga... điều này làm cho khách hàng không tin tưởng vào chất lượng thủy sản của Việt Nam. Do đó mà ảnh hưởng đến doanh số thanh toán của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ cho agribank sóc trăng (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)