THANH TOÁN L/C CỦA NGÂN HÀNG:
Qua thời gian thực tập tại ngân hàng, em phát hiện còn một vài nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động L/C tại ngân hàng:
4.6.1 Chưa mở rộng tài trợ nhập khẩu:
Cụ thể là ngân hàng áp dụng mức ký qsuỹ 100% cho khách hàng có vốn tự có hoặc vay ngoại tệ để ký quỹ. Chưa xét giảm mức ký quỹ cho khách hàng truyền thống. Điều này chưa đáp ứng được tối đa nhu cầu khách hàng khi tham gia giao dịch. Chính nguyên nhân này làm giảm tính cạnh tranh và ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng.
Tại địa bàn Sóc Trăng có các doanh nghiệp chế biến thủy sản với sản lượng cao nhất như: Stapimex, Thái Tân, Phương Nam....họ thường xuyên nhập hóa chất và máy móc, và cũng thường xuyên xuất khẩu. Hoạt động của các công ty này là thường xuyên và liên tục và thường xuyên giao dịch với ngân hàng.
Hoạt động xuất khẩu của họ đóng góp lớn nhất vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Vì vậy mà họ cần được ngân hàng tài trợ xuất và nhập khẩu. Các công ty này khơng chỉ thực hiện thanh tốn tại Agribank Sóc Trăng mà cả Vietcombank Sóc Trăng. Hiện nay, Vietcombank Sóc Trăng là đối thủ cạnh tranh mạnh nhất đối với Agribank Sóc Trăng, họ đã thực hiện giảm mức ký quỹ đến 0% cho khách hàng truyền thống, và điều này thì Agribank Sóc Trăng chưa làm được. Trong thời gian sắp tới, Agribank Sóc Trăng nên mở rộng tài trợ xuất nhập khẩu để nâng cao doanh số hoạt động của mình.
4.6.2 Chưa đảm nhiệm tốt vai trị của mình:
Lâu nay các doanh nghiệp tại Sóc Trăng có thói quen lựa chọn hình thức và phương thức thanh tốn theo ý kiến chủ quan của mình, mặc dù được hướng dẫn của ngân hàng. Họ nghỉ rằng công việc của ngân hàng chỉ đơn thuần là thực hiện dịch vụ và thu phí, mà chưa thấy được vai trị quan trọng của ngân hàng trong thương mại quốc tế. Họ không tham khảo ý kiến ngân hàng trong khi thỏa thuận các điều khoản trong hợp đồng thanh tốn, và khi có rủi ro xảy ra thì thiệt hại khơng chỉ cho doanh nghiệp mà cịn làm ảnh hưởng uy tín của ngân hàng. Thực tế thì doanh nghiệp Việt Nam nói chung hay tại địa bàn Sóc Trăng điều cịn chưa nhiều kinh nghiệm trong thương mại quốc tế. Khi rủi ro xảy ra thì nguyên nhân phần lớn là do họ chủ quan. Nói rằng các thanh tốn viên chưa đảm nhiệm tốt vai trị của mình có lẽ khơng đúng. Nhưng họ cần cố gắng hơn để giải thích cho khách hàng hiểu các rủi ro tiềm ẩn của thương mại quốc tế.
4.6.3 Chưa đa dạng các dịch vụ trong thanh toán quốc tế:
Rủi ro tỷ giá là rủi ro đặc trưng của thương mại quốc tế, có lẽ khơng ai khơng thừa nhận điều này. Nó sẽ khơng cịn tồn tại nữa nếu thế giới này dùng chung một đồng tiền trong thanh tốn. Vì vậy mà hạn chế rủi ro tỷ giá luôn được đặt lên hàng đầu trong quan hệ quốc tế. Một khách hàng sẽ hài lòng hơn nếu thực hiện nghiệp vụ tại một ngân hàng có đa dạng các sản phẩm dịch vụ để hạn chế rủi ro. Hiện nay tại Agribank Sóc Trăng chỉ thực hiện thanh toán cho một vài đồng tiền chủ chốt như:USD, EUR, AUD nhưng trong đó USD chiếm hơn 90% tỷ trọng. Agribank Sóc Trăng chưa thực hiện hợp đồng quyền chọn hay tương lai cho khách hàng, và chỉ thanh toán trên một ngoại tệ nhất định. Ngân hàng sẽ có lợi hơn nếu đa dạng sản phẩm dịch vụ phục vụ khách hàng. Một mặt giúp ngân hàng
thu phí và hưởng lợi từ sự chêch lệch tỷ giá. Mặt khác giúp khách hàng giảm thiểu rủi ro về tài chính và ngân hàng sẽ chứng minh rằng đến với ngân hàng là sự lựa chọn đúng đắn của khách hàng.
4.6.4 Chưa khẳng định được uy tín:
Trong nhiều trường hợp phát hành L/C nhập khẩu, Agribank Sóc Trăng được nhà xuất khẩu đề nghị chỉ định một ngân hàng khác xác nhận khả năng thanh toán. Việc cần xác nhận khả năng thanh tốn là có lợi cho nhà xuất khẩu, nó đảm bảo rằng nhà xuất khẩu sẽ được thanh toán, nhưng ngân hàng phát hành phải trả thủ tục phí xác nhận rất cao, có khi phải đặt cọc bằng 100% giá trị L/C. Agribank Sóc Trăng khi chấp nhận phát hành L/C, là đảm bảo được khả năng thanh tốn, vì hầu hết là ký quỹ 100% giá trị hợp đồng. Tuy nhiên, do chưa khẳng định được vai trị của mình là một ngân hàng phát hành đáng tin cậy đối với nhà xuất khẩu. Vì vậy mà Agribank Sóc Trăng lại phải tốn một khoản phí xác nhận cho ngân hàng xác nhận, xác nhận khả năng thanh tốn của mình. Loại phí này lẽ ra khơng nên có, vì nó cịn tồn tại là đồng nghĩa với việc Agribank Sóc Trăng chưa uy tín, và sẽ giảm lợi nhuận hoạt động của ngân hàng.
4.6.5 Mạng lưới ngân hàng đại lý còn khiêm tốn:
Lâu nay, Agribank chỉ thực hiện thanh toán đối với các thị trường truyền thống như: Mỹ, Trung Quốc, Singapore... các thị trường này có hệ thống pháp lý minh bạch, nhu cầu hàng hóa cao, vì vậy mà có nhiều nước xuất khẩu vào đây và bị cạnh tranh gay gắt. Hiện nay, mạng lưới ngân hàng đại lý của Agribank Sóc Trăng tham gia vào hệ thống SWIFT tồn cầu chỉ hơn 200 đại lý, cịn khiêm tốn so với Vietcombank là hơn 400 đại lý và chỉ đặt tại các nước như Mỹ, Châu Âu...Agribank chưa mở rộng hệ thống đại lý sang các nước như: Mỹ La Tinh, Trung Đơng...các nước này ln có nhu cầu hàng hóa mạnh đặt biệt là thực phẩm. Chính vì vậy mà Agribank Sóc Trăng cịn hạn chế trong việc thực hiện thanh toán đối với các thị trường mới.
4.6.6 Chưa đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng xuất khẩu:
Việc thực hiện chiết khấu hối phiếu cho khách hàng xuất khẩu còn hạn chế. Doanh nghiệp sau khi giao hàng, ln mong muốn nhận được khoản thanh tốn ngay, để thực hiện một chu kỳ kinh doanh mới. Ngân hàng sẽ đáp ứng được vấn đề này bằng cách chiết khấu hối phiếu, khi doanh nghiệp yêu cầu. Tuy nhiên, tại