2.1.5.1 .Kết quả kinh doanh
2.2. Thực trạng nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển
2.2.3.1. Những kết quả đạt được
Từ lúc thành lập đến nay, cùng với nỗ lực của cơng ty cũng như các chính sách có lợi mà nhà nước ban hành, công ty ngày càng phát triển, song song với sự phát triển đó là sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động giao nhận bằng đường biển. Mặc dù gặp khơng ít khó khăn nhưng cơng ty cũng đã vựơt qua và đạt được nhiều thành tựu, góp một phần cho sự phát triển đất nước.
Giá trị giao nhận
Bảng 2.5: Giá trị giao nhận hàng hóa XNK bằng đường biển của Việt Hoa.
Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 GTGN đường biển 6.210 6.357 5.349 9.041 Chỉ số phát triển (%) - 102,37 84,14 169,02 Tổng GTGN tồn cơng ty 10.385 10.595 9.725 12.917 Tỷ trọng (%) 59,79 60,00 55,00 70,00
(Nguồn: Phòng Kinh doanh Xuất - Nhập Khẩu)
Hình 2.7: Biểu đồ giá trị giao nhận đường biển 2007-2010
Qua bảng số liệu về giá trị giao nhận từ năm 2007 - 2010 cho thấy tổng giá trị giao nhận năm 2009 giảm so với năm 2008 là 870 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ giảm là 8,2 %. Giá trị giao nhận năm 2010 tăng so với năm 2009 là 3.192 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng là 32,8%. Năm 2009 do ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế thế giới nên nhu cầu xuất nhập hàng hóa bị giảm khá mạnh, từ đó ảnh hưởng đến vấn đề vận tải của công ty. Do vậy, để lôi kéo và giữ chân khách hàng, cơng ty đã thay đổi chính sách giá rất nhiều để giữ chân khách hàng. Năm 2010, hoạt động của cơng ty đã có phần khởi sắc. Nhìn chung, mặc dù sản lượng giao nhận trong vận tải biển chiếm khá cao (hơn 70%) nhưng giá trị giao nhận lại ở mức tương đối (dao động từ
55%-70%) vì trong vận tải biển tiền cước và phí giao nhận thường thấp hơn các loại phương thức vận tải khác nhưng khối lượng hàng hóa vận chuyển lại lớn hơn gấp nhiều lần, mặc khác chi phí tăng lên trong khi cước thu lại giảm do cạnh tranh. Ngoài ra nước ta chủ yếu nhập khẩu thiết bị, máy móc và nguyên vật liệu cho các doanh nghiệp làm gia công chế biến lắp ráp nên khối lượng hàng hố là lớn, vì vậy khối lượng hàng hố do Cơng ty đảm nhận là khá lớn. Nhưng đa số hàng nhập khẩu lại theo giá CFR, CIF, nên tồn bộ cước đều do các Cơng ty giao nhận nước ngồi thu, cịn Cơng ty chỉ được hưởng theo một tỷ lệ hoa hồng nào đó. Cịn hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu bán theo giá FOB nên cước vận tải hầu hết đều do khách hàng trả ở bên nước nhập khẩu, do đó Cơng ty chỉ thu được hoa hồng từ việc làm đại lý và các chi phí phát sinh như: chi phí giao dịch, bến bãi....
Thị trường giao nhận
Trong q trình hoạt động cơng ty đã ngày càng vươn ra nhiều thị trường mới thay vì một số ít thị trường ở khu vực Đơng Nam Á như trước đây.
Khu vực Châu Á thì Nhật là thị trường giao nhận lớn của cơng ty, ngồi ra các thị trường khác cũng giữ vai trò quan trọng. Các thị trường ở dạng tiềm năng như Indonexia, Malaixia... đang dần được khai thác, đầu tư XNK hàng hóa, thị trường Đài Loan cũng đang dần ngày càng chiềm vị trí cao.
Khu vực Châu Âu: Chủ yếu là các nước thuộc khối EU: Italia, Hunggari... Khu vực Châu Mỹ: Hoa Kỳ, Cuba.
Qua đó cho thấy cơng ty đã có nhiều nỗ lực trong việc mở rộng thị trường giao nhận, có sự điều chỉnh cơ cấu phù hợp với tình hình kinh tế thị trường, vươn ra nhiều thị trường mới trên thế giới.
Mặt hàng giao nhận
Vì là một cơng ty dịch vụ nên hàng giao nhận của Việt Hoa cũng rất đa dạng về chủng loại. Tuy nhiên một số mặt hàng mà công ty thực hiện nghiệp vụ giao nhận chủ yếu đó là: hàng dệt may, nơng sản, máy móc thiết bị, linh kiện điện tử..
Bảng 2.6: Cơ cấu mặt hàng giao nhận đường biển tại công ty Việt Hoa Đơn vị tính: Triệu đồng Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Mặt hàng 2008 2009 2010 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Dệt may 1.872 29,45 1.520 28,42 2.585 28,59 Máy móc thiết bị 1.583 24,90 1.195 22,34 2.141 23,68 Nông sản 1.251 19,68 1.124 21,01 1.995 22,06
Linh kiện điện tử 1.082 17,02 1.008 18,84 1.602 17,72
Mặt hàng khác 569 8,95 502 9,38 718 7,95
Tổng 6.357 100,00 5.349 100,00 9.041 100,00
(Nguồn: Phòng Kinh doanh Xuất - Nhập Khẩu)
Từ bảng số liệu về các mặt hàng giao nhận, ta thấy giá trị của các mặt hàng giao nhận cao nhất vào năm 2010 tương ứng 9.041 triệu đồng và thấp nhất vào năm 2009 tương ứng 5.349 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nên đã ít nhiều ảnh hưởng đến giá trị giao nhận của công ty. Tuy nhiên công ty cũng biết tận dụng những thế mạnh của mình cùng với các chính sách có lợi của chính phủ nên đã nhanh chóng phục hồi tốt vào năm 2010.
Nhìn chung hàng dệt may chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng cơ cấu mặt hàng giao nhận của công ty, đây là mặt hàng thế mạnh của công ty. Đặc biệt là trong những năm gần đây, hàng dệt may cũng là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta, khơng chỉ góp phần mang lại nguồn ngoại tệ cho đất nước mà còn mang lại doanh thu của các công ty vận tải. Các mặt hàng nơng sản, máy móc thiết bị, linh kiện điện tử, các mặt hàng khác cũng chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng cơ cấu mặt hàng giao nhận, những mặt hàng này cũng góp phần mang lại nguồn thu lớn cho cơng ty. Tóm lại về cơ cấu mặt hàng giao nhận của Việt Hoa khá ổn định và ngày càng có chiều hướng tăng hơn về giá trị và tỷ trọng.
Thu nhập và quyền lợi nhân viên
Việt Hoa thực hiện việc chi trả lương cho nhân viên theo dựa vào cấp bậc của nhân viên, năng lực, chức vụ, thang bảng lương và điều kiện kinh doanh của công ty.
Với số lao động khoảng 300 người và thu nhập bình quân của người lao động 2,85 triệu đồng/tháng.
Lương tối thiểu của cấp quản lý trong cơng ty
Tổng GĐ : 21.000.000đ/tháng Phó tổng GĐ : 12.500.000đ/tháng Trưởng phòng: 8.500.000 đ/tháng
Cơng ty cũng thực hiện đầy đủ các chính sách về BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động, thực hiện thưởng lương tháng 13, hàng năm đều tổ chức cho nhân viên đi nghỉ mát trong nước,...
Công ty tổ chức làm việc từ thứ 2- thứ 6, thứ 7 chỉ làm buổi sáng. Nhân viên được nghỉ lễ và tết 9 ngày theo quy định của Bộ lao động và được hưởng nguyên lương. Công ty cũng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức chuyên môn cho nhân viên để phát triển năng lực công tác nhằm đáp ứng nhu cầu công việc.