ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN KINH

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần giám định ngân hà (Trang 42 - 45)

kinh doanh mang lại cho doanh nghiệp cụ thể:

Năm 2006 trung bình một đồng vốn cố định tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra 0,009 đồng lợi nhuận, một con số rất thấp, tương tự năm 2007, 2008, 2009 chỉ tiêu này tăng lên tương ứng là: 0,014; 0,02; 0,03 nhưng nhìn chung chỉ tiêu này rất thấp so với chỉ tiêu khác. Trong 3 năm 2007, 2008, 2009 tăng lên là do tốc độ tăng vốn lưu động hàng năm. Vì vật doanh nghiệp cần phải cố gắng hơn nữa trong việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm tối đa vốn lưu động khi dùng trong quá trình sản xuất kinh doanh.

2.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦADOANH NGHIỆP DOANH NGHIỆP

2.3.1. Kết quả đạt được

Trải qua bao nhiêu khó khăn để khẳng định mình, cho đến nay cơng ty cổ phần giám định Ngân Hà đã trở thành một doanh nghiệp có khả năng độc lập, hoạt động sản xuất kinh doanh đạt được hiểu quả cao và đã đạt được rất nhiều thành tựu đáng kể:

- Doanh thu đạt được sự tăng trưởng cao so với năm trước, năm 2006 là 1814 triệu đồng đến năm 2007 là 7088 triệu đồng tăng 5274 triêu đồng, đến năm 2008 và 2009 cũng đã tăng lên năm 2008 là 9969 triệu đồng, năm 2009 là 11754 triệu đồng. Lọi nhuận của doanh nghiệp các năm đều dương và tăng đều trong các năm đặc biệt là năm 2007 so với năm 2006 thì mức tăng doanh thu có phần vượt trội hơn là 5274 triệu đồng.

- Công tác tổ chức quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp được thực hiện khá hiệu quả làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của xí nghiệp, tăng uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, có được sự tin cậy của khách hàng, của công ty và các đối tác liên doanh. Đây là ưu thế rất lớn của của doanh nghiệp rất cần trong giai đoạn thị trường cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay.

- Doanh nghiệp đã đầu tư mua thêm một số loại tài sản cố định nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, nhượng bán đi một số máy móc thiết bị cũ lạc hậu thay vào đó là một số máy móc trang thiết bị hiện đại.

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

Qua bảng phân tích số liệu trên ta thấy:

Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Xí nghiệp so với tiềm năng hiện có cịn ở mức thấp, còn nhiều vấn đề còn phải giải quyết

- Thứ nhất: Với việc đầu tư của mình mức doanh thu của các năm đang tăng dần nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của doanh nghiệp. Hệ số doanh lợi sau thuế còn thấp so với các doanh nghiệp khác. Trong thị trường, mặc dù doanh nghiệp đã đầu tư vào nhiều máy móc thiết bị hiện đại nhưng cịn q ít, hơn nữa việc đáp ứng được đúng theo u cầu của khách hàng cịn thấp bên cạnh đó cịn tồn tại một số cán bộ trì trệ dựa dẫm vào sự quen biết mà thiếu tinh thần trách nhiệm. Dù chiến lược quảng cáo làm tăng uy tín của doanh nghiệp trên thị trường nhưngd doanh nghiệp vẫn còn phải đẩy mạnh hơn nữa việc quảng cáo này.

- Thứ hai: Trong phần trên ta đã phân tích, tỷ trọng vốn cố định của doanh nghiệp đang có xu hướng giảm dần: Tỷ trọng này trong các năm tới còn giảm dần xuống còn 20% trong tổng tài sản.

- Thứ ba: Khả năng thanh tốn tức thời của doanh nghiệp cịn tương đối thấp, nó chỉ giao động từ 2 đến 4% và ngày càng có xu hướng giảm.trong khi tỷ xuất thanh tốn tức thời nằm trong khoảng 10 đến 50% thì tình hình thanh tốn tương đối khả quan. Vì vậy ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp đặc biệt là các chủ nợ nó sẽ gây một ấn tượng không tốt, tiền mặt dùng để thanh tốn tức thời là ít trong khi nợ ngắn hạn ngày càng tăng lên.

- Thứ tư: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp chưa cao. Vòng quay vốn lưu động còn thấp. Như trong năm 2005 vòng quay vốn lưu động chỉ quay được 0,25 vòng trong một năm. Bước sang năm 2006, 2007, 2008 mặc dù tốc độ số vòng quay vốn lưu động của doanh nghiệp có tăng nhưng chỉ dao động trong khoảng hơn một vịng quay trong một năm. Vì vậy mà lợi nhuận tuy có tăng lên nhưng với kết cấu như vậy các đối thủ còn tăng nhiều hơn, hơn nữa cơ cấu nguồn vốn của mình vốn của doanh nghiệp đa phần là vốn chủ sở hữu chứng tỏ doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn thấp. Là một doanh nghiệp cần phải có sự cân đối giữa chiếm dụng vốn và bị chiếm dụng vốn cho hợp lý thì hiệu quả sử dụng vốn mới cao. - Thứ năm: Mặc dù doanh nghiệp có lên kế hoạch về dự trữ sản phẩm, hàng hóa, tiền mặt nhưng kế hoạch chưa được thực hiện như: Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao trong tài sản lưu động và lượng tiền dùng cho thanh toán tức thời của

doanh nghiệp cịn thấp. Hơn nữa về cơng đoạn kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa cịn thiếu xót, một số sản phẩm bị trả lại do không thực hiện đúng được mẫu sản phẩm.

- Thứ sáu: Mức doanh lợi vốn cố định cịn thấp như trong năm 2005 trung bình một đồng vốn lưu động tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra 0,009 đồng lợi nhuận. Bước sang năm 2006, 2007, 2008 chỉ tiêu này tăng lên lần lượt là 0,014; 0,02; 0,03 nhìn chung chỉ tiêu này là rất thấp

2.3.2.2. Nguyên nhân

- Thứ nhất: do lượng hàng kho quá lớn nên vốn bị ứ đọng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn

- Thứ hai: Cơng tác kế hoạch hóa vốn lưu động thực hiện chưa được tốt. Nên việc thực hiện kế hoạch kinh doanh trong kỳ chưa được thuận lợi và đúng theo tiến trình sản xuất kinh doanh

- Thứ ba: Khả năng thanh toán của cơng ty cịn thấp nhất là khả năng thanh toán tức thời lượng tiền mặt tại doanh nghiệp rất ít nên khả năng trang trải các khoản nợ đến hạn gặp nhiều khó khăn.

- Thứ tư: Doanh nghiệp sử dụng tài sản, chi phí sử dụng chưa được hợp lý. - Thứ năm: Vốn còn ứ đọng ở khách hàng quá nhiều. Qua 4 năm hoạt động sản xuất kinh doanh ta thấy các khoản phải thu của công ty đều rất lớn doanh nghiệp đã bán chịu nhiều nên hiệu quả sử dụng vốn cũng bị ảnh hưởng.

CHƯƠNG III

GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần giám định ngân hà (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)