Hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Một phần của tài liệu Đầu tư xây dựng, cải tạo, mở rộng, nâng cấp bệnh viện 71 trung ương quy mô 500 giường điều trị nội trú (Trang 52 - 58)

- Thuyết minh hệ thống xử lý nước thải cục bộ: Nước thải từ các labo xét

d. Hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Hiện tại, bệnh viện 71 Trung ương đã có hệ thống xử lý nước thải bệnh viện với công suất 120m3/ngày. Hệ thống xử lý nước thải theo theo phương pháp bể Aeroten, kết hợp lắng và khử trùng nước thải. Mặt bằng trạm xử lý nước thải

được thể hiện trên hình sau:

Bể chứa Keo tụ + lắng HT xử lý nước thải t p trung Chất trợ keo tụ NT từ labo xét nghiệm Thải vào MT tiếp nhận Phơi bùn HT lị đốt Dịng bùn thải Dịng nước thải Ghi chú:

Hình 1: Mặt bằng trạm xử lý nước thải hiện có của bệnh viện 71 TW

Trong tương lai với quy mô nâng cấp lên 700 giường bệnh, lượng nước thải của bệnh viện hằng ngày dao động từ 320 - 448 m3/ngày, lớn hơn công xuất trạm xử lý nước thải hiện tại. Để xử lý hiệu quả nguồn nước này, dự án tiến

hành đầu tư xây dựng thêm mới một hệ thống xử lý nước thải trên cơ sở tận

dụng hệ thống xử lý hiện có.

Hệ thống nước thải bệnh viện được thiết kế nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn

mở rộng trong tương lai. Trên cơ sở đó, chủ đầu tư chọn xây dựng hệ thống xử

lý nước thải theo công nghệ xử lý hợp khối CN2000. Sơ đồ hệ thống xử lý như

sau:

Sơ đồ xử lý nước thải bằng thiết bị xử lý sinh học, có đệm vi sinh và hợp khối CN2000.

Hệ thống xử lý trên được vận hành tuân theo các nguyên lý cơ bản sau:

Nguyên lý Modul:

Với lượng nước thải của Bệnh viện khoảng 300 - 500 m3

/ngày đêm. Hệ

thống xử lý nước thải của bệnh viện được thiết kết thao công nghệ hợp khối với 2 tới 3 modul, mỗi modul được thiết kế cho cơng suất có thể từ 200 – 300

m3/ng.đ (với 20h hoạt động). Như vậy cho phép vận hành các thiết bị một cách tối ưu, đảm bảo tận dụng triệt để công suất của hệ thiết bị xử lý ngay cả trong

trường hợp lưu lượng nước thải biến đổi theo thời điểm phụ thuộc và nguồn thải nhằm giảm thể tích bể điều hồ, giảm chi phí điện và chi phí vận hành thiết bị

lúc cao điểm và những thời gian bình thường.

Nguyên lý hợp khối:

Nguyên lý này cho phép thực hiện kết hợp nhiều quá trình cơ bản xử lý nước thải đã biết trong một không gian thiết bị của mỗi modul để tăng hiệu quả và

giảm chi phi vận hành xử lý nước thải. Thiết bị xử lý hợp khối cùng một lúc thực hiện đồng thời quá trình xử lý sinh học yếm khí và các q trình hiếu khí như Biofin, Biofor, Aeroten qua lớp đệm. Việc kết hợp nhiều lớp này sẽ tạo mật

độ màng vi sinh tối đa mà không gây tắc các lớp đệm, đồng thời thực hiện oxy

hoá mạnh và triệt để các chất hữu cơ trong nước thải. Thiết bị hợp khối còn áp dụng cơ chế lắng có lớp bản mỏng (Lamen) cho phép tăng bề mặt lắng đồng thời rút ngắn thời gian lưu.

Nguyên lý tự động:

Việc vận hành các máy bơm nước thải, máy bơm bùn, các máy thổi khí và bơm các chế phẩm vi sinh, keo tụ… được thực hiện tự động tuỳ thuộc vào lưu

lượng nước thải thông qua các phao báo tự động lắp trong các ngăn bể. Nguyên lý này cho phép tiết kiệm điện và hoá chất đồng thời vẫn đảm bảo duy trì cấp

khí ni vi sinh hiếu khí và thực hiện xử lý nước thải.

Các chế phẩm vi sinh sử dụng trong hệ thống

+ Chế phẩm vi sinh BIOWC96 và DW97: Đây là chế phẩm phân giải (thuỷ

phân) nhanh các chất thải hưu cơ phức tạp từ trong các bể phốt của bệnh viện, tạo điều kiện phân giải khá triệt để các chất thải hữu cơ phức tạp thành các thành phần dể phân huỷ trước khi bắt đầu q trình oxy hố trong thiết bị xử lý sinh

học. Do đó, q trình phân huỷ các chất hữu cơ trong các thiết bị ơxy hố sinh học sinh học diễn ra nhanh hơn ( tốc độ phân huỷ tăng 7-9 lần) nhờ vậy giảm được sự quá tải của các bể phốt, giảm kích thước thiết bị, tiết kiệm chi phí chế

tạo, chi phí vận hành cũng như diện tích mặt bằng cho hệ xử lý. Giá thành chi phí xử dụng DW 97 là 45đ/m3 sẽ làm tăng hiệu quả làm sạch, giảm chi phí điện năng

+ Chất keo tụ tốc độ cao PACN – 95 (Cho trường hợp độ đục của nguồn tăng

đột ngột), cho phép giảm kích thước thiết bị lắng mọt cách đáng kể, từ đó giảm

chi phí xây dựng và vận hành tiết kiệm năng lượng mà vẫn đảm bảo tiêu chuẩn

đầu ra của nước thải.

+ Chế phẩm vi sinh Enchoice Solutions: Đây là sản phẩm hữu cơ đa Enzyme,

hiệu quả khử mùi cao: cơ chế hoà tan, cơ chế đệm, và cơ chế xúc tác cỏc phản ứng hoỏ học khử cỏc hợp chất gõy mựi….Tỏc dụng của Enchoice:

* Khử mùi hôi phát sinh do sự phân huỷ các chất hữu cơ trong nước thải. * Khống chế cụn trựng ruồi, muỗi….

* Đẩy nhanh quá trỡnh phõn huỷ sinh học cỏc chất hữu cơ góp phần làm giảm BOD, COD trong nước thải.

Thuyết minh công nghệ xử lý.

+ Xử lý sơ bộ bậc 1:

Nước thải từ các nguồn khác nhau theo hệ thống các đường ống riêng chảy vào bể gom, bể này được xây dựng tại một vị trí thuận lợi cho việc gom nước thải tồn bệnh viện. Tại đây, tất cả các rác thơ có kích thước lớn như: giấy, bao nilon, que, gỗ … được giữ lại ở hố tách bằng lưới inox ụ 5 và được đưa tới điểm tập trung rác bệnh viện.

Từ bể thu gom, nước thải chảy ra bể điều hoà nhằm cân bằng lưu lượng và nồng độ các chất ơ nhiễm đồng thời thực hiện q trình làm thống sơ bộ. Tại đây, định kỳ một lần một tuần nước thải được bổ sung vào một lượng BIOWC96

hoặc DW97 nhằm thuỷ phân sơ bộ các chất hữu cơ tạo điều kiện thuận lợi cho q trình ơxy hố tiếp theo.

Để nâng cao mức độ đồng đều các chất hữu cơ trong nước thải, tránh lắng

cặn và tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật hoạt động, ở trong bể điều hoà được lắp hệ thống sục khí. Nước thải được bơm thường xuyên lên container để

xử lý với một lượng ổn định khơng đổi bằng bơm. Để bảo đảm q trình xử lý được liên tục cần lắp thêm một bơm dự phịng cùng cơng suất.

+ Xử lý bậc 2:

Xử lý bậc hai là quá trình xử lý quan trọng kết hợp các công đoạn xử lý

khác nhau được thực hiện trong container thiết bị. Nước thải được bơm vào thiết bị trước tiên đi vào ngăn xử lý vi sinh yếm khí. Nước thải được dẫn qua lớp đệm vi sinh có cấu tạo đặc biệt hình thành dịng nước lan toả đi các nhánh trong lớp đệm tạo màng vi sinh tối đa phân bố đồng đều trong lớp đệm. Do cấu tạo như

vậy quá trình phân huỷ sinh học yếm khí diễn ra đồng đều với hiệu suất xử lý

giúp cho việc phân hủy được thực hiện nhanh hơn. Thời gian lưu của nước thải trong ngăn xử lý sinh học yếm khí khonảg 1-1,5h. Hiệu suất xử lý nước thải tại ngăn xử lý sinh học yếm khí này có thể đạt tới 40 – 45% theo BOD.

Tiếp theo ngăn xử lý sinh học yếm khí nước thải được đi qua ngăn xử lý sinh học hiếu khí. Ngăn này được thiết kế theo phương án kết hợp một lúc nhiều nguyên lý thiết bị Biofin, Biofor, Aeroten, tạo bề mặt tiếp xúc lớn giữa nước thải và khơng khí. Thời gian lưu của nước thải trong ngăn thiết bị này là 2 – 2,5h, qua 3 quá trình xử lý vi sinh, được thực hiện hợp khối trong một thiết bị như

sau:

• Aerolif (Trộn khí cưỡng bức) cường độ cao bằng việc dùng khơng khí thổi cưỡng bức để hút và đẩy nước thải.

• Aeroten dịng ngược (hoặc dịng xi) có lớp đệm vi sinh bám. • Lọc sinh học dịng xi với vật liệu lọc.

Với cơ chế như vậy, các vi sinh vật hiếu khí hoạt động tốt hơn nên quá

trình xử lý diễn ra nhanh chóng, hiệu quả và triệt để. Để tăng cường q trình xử lý, một phần bùn hoạt hố sau khi qua container được bơm tuần hoàn trở lại, hoà trộn với nước thải từ bể điều hoà, hoặc với từng ngăn của các Modul nhằm tăng cường tối đa hiệu ứng của bùn hoạt hố cho q trình xử lý. Việc cung cấp ôxy

được thực hiện nhờ máy thổi khí cưỡng bức trong mỗi modul thiết bị. Hiệu quả

xử lý của quy trình xử lý này đạt 70 – 75% theo BOD.

Để nâng cao hiệu quả xư lý BOD của các quá trình xử lý sinh học hiếu khí

lên 90 – 95%, trong thiết bị còn lắp thêm ngăn xử lý sinh học dạng biphin nhỏ giọt. Nước thải sau khi các quá trinh xử lý hiếu khí kết hợp nêu trên sẽ được

bơm lên đỉnh của ngăn lọc sinh học, từ đây nước thải sẽ chảy qua lớp đệm lọc

sinh học có các màng vi sinh bám. Ngăn lọc sinh học được thiết kế với các khe hút gió trên thành thiết bị, do đó khơng khí sẽ được hút vào ngăn lọc và bị cuốn cùng với nước thải qua các ngách của lớp đệm, tạo điều kiện tốt cho các vi sinh vật hiếu khí hoạt động và giảm chi phí điện năng dùng cho cấp khí.

Q trình tách bùn hoạt hố và cặn lơ lửng hữu cơ khác trong nước được thực hiện nhờ ngăn lắng trong cùng thiết bị này. Ngăn lắng được thiết kế theo

kiểu lắng bản mỏng (Lamen) cho phép tăng bề mặt lắng đồng thời rút ngắn thời gian lưu. Ngoài ra, Tại đây nước thải được bổ sung chất keo tụ PACN-95 (nồng

độ 5-8mg/lít) có tác dụng tạo bơng cặn to, tăng tốc độ lắng, giúp cho quá trình

tách bơng bùn diễn ra nhanh chóng và giảm kích thước thiết bị.

Nước thải đã qua xử lý sinh học và được lắng trong nhưng vẫn còn chứa một lượng nhất định các vi khuẩn gây bệnh, do đó cần được dẫn sang ngăn khử trùng để diệt trừ vi khuẩn trước khi xả ra môi trường. Hiệu quả và triệt để nhất là khử trùng bằng dung dịch Chlorine. Dung dịch Hypochloride Na hoặc Ca (NaOCl, hoặc Ca(OCl)2) được pha trộn và bơm định lượng với nồng độ 4 – 6mg Cl2/m3 nước thải. Việc định lượng Clo hoạt tính cần thiết cho khử trùng nhờ các thiết bị trộn, thiết bị pha Cl2, và các bơm định lượng Cl2 được lắp đồng bộ trong modul thiết bị hợp khối.

Nước thải sau khi được khử trùng được chảy vào hồ chứa nước thải đã xử lý trước khi thải và mương thoát nước chung của khu dân cư.

+ Xử lý bùn.

Bùn, cặn lắng ở ngăn lắng và từng ngăn xử lý sinh học sẽ được bơm về bể

chứa bùn. Tại đây, dưới tác dụng của quá trình lên men yếm khí, phần lớn của cặn sẽ được khống hoá cùng với sự tạo thành một số sản phẩm phụ của quá

trình lên men yếm khí CH4, NH3, H2O, H2S…., thể tích của bùn giảm một cách

đáng kể. Mặt khác, tại đây dư lượng của men BIOWC96 hoặc DW97 đã được

bổ sung sẽ đẩy mạnh nhanh quá trình phân huỷ bùn và diệt trừ các trứng giun

sán cũng như vi khuẩn gây bệnh chứa trong bùn trước khi chảy ra môi trường. Bùn sau khi xử lý được hút định kỳ bằng xe vệ sinh đưa đến khu xử lý tập trung thông qua hợp đồng với Công ty Môi trường và Đô thị.

4.1.2.3. Giảm thiểu tác động của chất thải rắn.

Một phần của tài liệu Đầu tư xây dựng, cải tạo, mở rộng, nâng cấp bệnh viện 71 trung ương quy mô 500 giường điều trị nội trú (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)