Định hướng phát triển ngành thuỷ sản Việt Nam giai đoạn 2010 2020

Một phần của tài liệu Chất lượng sản phẩm thủy sản và một số giải pháp đối với ngành thủy sản việt nam hiện nay (Trang 31 - 43)

Ngành thuỷ sản nước ta mang đặc tính của một ngành kinh tế có hoạt động sản xuất đa dạng, tập trung sản xuất hàng xuất khẩu, phát triển dựa vào nền tảng nguồn lợi tự nhiên. Do vậy kinh tế thuỷ sản nước ta thường chịu

nhiều rủi ro cả về mặt thị trường và mơi trường trong q trình phát triển, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế hội nhập hiện nay. Để ổn định mức tăng trưởng kinh tế của ngành cần phát triển bền vững, đặc biệt là trong các hoạt động khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản và sản xuất giống.

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thuỷ sản đến năm 2010 và

định hướng đến năm 2020, ngành thuỷ sản phấn đấu trở thành ngành sản xuất

hàng hoá lớn, tiếp tục phát triển vừa nhanh vừa bền vững. Phát triển bền vững ngành thuỷ sản phải là: tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định, thay đổi mơ hình sản suất và tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản theo hướng thân thiện với môi trường, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, an sinh xã hội và an toàn sinh thái. Do đó, mục tiêu của ngành là nguồn lợi thuỷ sản phải được sử dụng lâu dài để vừa thoả mãn nhu cầu tăng thị phần xuất khẩu và mức tiêu thụ thuỷ sản nội địa trước mắt, vừa duy trì nguồn lợi cho các kế hoạch phát triển kinh tế thuỷ sản trong tương lai và cho các thế hệ mai sau. Định hướng chung của ngành đến năm 2020 nhằm đưa ra 3 mục tiêu lớn: thứ nhất là phát triển nghề cá thương mại theo hướng cơng nghiệp hố- hiện đại hóa với quy mơ tập trung, sản xuất hàng hố lớn và liên hồn, cùng với việc hình thành các tụ điểm nghề cá lớn ở những khu vực có tiềm năng và triển vọng như ở dải ven biển, đồng bằng Nam Bộ và một số cụm đảo; thứ hai: đảm bảo chất lượng và tính cạnh tranh cao của hàng hố thuỷ sản thơng qua đa dạng hố cấu sản phẩm, đầu tư xây dựng thương hiệu với các mặt hàng chủ lực; tạo tiền đề để từng bước chuyển từ quan điểm coi trọng “tổng sản lượng” sang coi trọng “giá trị gia tăng” của các sản phẩm thuỷ sản, giữ vững là ngành có kim ngạch xuất khẩu cao; thứ ba: tiếp tục chuyển dịch cơ cấu theo hướng ổn định khai thác ở vùng biển ven bờ, phát triển khai thác xa bờ hợp lý, phát triển mạnh nuôi trồng cả trên đất liền lẫn trên biển, đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho xuất khẩu; đa dạng hình thức ni, đối tượng ni và cơ cấu giống nuôi…

Để đạt được mục tiêu trên thì nhiệm vụ chủ yếu của từng lĩnh vực sản xuất và quản lý của ngành thuỷ sản là: Về sản lượng khai thác đến năm 2010 phải giữ ở mức từ 1,5- 1,8 triệu tấn để bảo đảm ngưỡng bền vững tối đa; số lượng tàu thuyền đánh cá đến năm 2010 là 50.000 chiếc, trong đó tàu trên 75 CV khoảng 6.000 chiếc, từ 45- 75 CV là 14.000 chiếc… Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2010 đạt khoảng 2 triệu tấn trong đó ni nước ngọt đạt 0,98 triệu tấn, nước lợ 1 triệu tấn và nuôi biển đạt 0,2 triệu tấn. Trong chế biến và xuất khẩu thuỷ sản, phấn đấu đến năm 2010 nâng tổng công suất lên 3.500- 4000 tấn/ngày và các cơ sở chế biến thuỷ sản theo phương thức công nghiệp đều đạt tiêu chuẩn ngành về điều kiện sẽ áp dụng hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn quốc tế đưa sản lượng chế biến xuất khẩu lên 891.000 tấn với giá trị kim ngạch đạt 4 tỷ USD. Chú trọng phát triển thuỷ sản theo các vùng kinh tế sinh thái nhằm phát huy thế mạnh kinh tế vùng, thoả mãn nhu cầu ngày càng cao và phong phú của thị trường thuỷ sản nội địa và xuất khẩu.

II. Giải pháp với ngành thuỷ sản Việt Nam hiện nay.

Trong xu thế hội nhập hiện nay, thị trường được mở rộng, người tiêu dùng có quyền lựa chọn cho mình những sản phẩm phù hợp trong một thị ttrường đa dạng về sản phẩm, phong phú về chủng loại. Sản phẩm được phục vụ cả trong nước lẫn xuất khẩu bởi vậy sản phẩm sản xuất ra phải phù hợp với thị trường tiêu thụ. Để tồn tại và phát triển trên thị trường mỗi doanh nghiệp, mỗi ngành kinh tế đều có chiến lược phát triển riêng.

Thuỷ sản là ngành cung cấp sản phẩm thực phẩm cho người tiêu dùng, hơn nữa sản phẩm thuỷ sản không chỉ được tiêu thụ trong nước mà còn tham gia xuất khẩu tạo nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước. Các thị trường nhập khẩu thuỷ sản ngày càng có u cầu cao về an tồn thực phẩm nhằm bảo về sức khoẻ người tiêu dùng. Là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia, ngành thuỷ sản cần khẳng định hơn nữa vai trị, vị trí của mình

trong nền kinh tế. Mục tiêu của ngành thuỷ sản Việt Nam trong những năm tới là tăng trưởng và phát triển bền vững, cung cấp những sản phẩm sạch cho người tiêu dùng và ngày càng đáp ứng các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm với các nước nhập khẩu sản phẩm thuỷ sản. Để đạt được các mục tiêu đề ra, một số giải pháp với ngành thuỷ sản nước ta:

Thứ nhất: Năng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm thuỷ sản bằng các biện pháp:

- Đầu tư nâng cao thiết bị máy móc ở ngay khâu đánh bắt, bảo quản sản phẩm ở khâu chế biến.

- Phổ biến giống và công nghệ nuôi trồng thuỷ sản tiến tiến để đảm bảo sản phẩm thuỷ sản đạt tiêu chuẩn vệ sinh san tồn thực phẩm, kinh nghiệm ni trồng cho thấy sử dụng nguồn nước ô nhiễm, sử dụng các chất kích thích đều làm khó các doanh nghiệp khi tham gia xuất khẩu.

- Các công ty thuỷ sản nên lập các phịng phát triển sản phẩm, phịng này có chức năng tạo ra những sản phẩm phù hợp với thị trường đồng thời kiểm tra được chất lượng sản phẩm.

- Đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu theo hướng chế biến sao để tăng giá trị xuất khẩu.

- Liên doanh đầu tư với nước ngoài nhằm tăng nguồn vốn đầu, cải thiện kỹ thuật tạo ra những sản phẩm phù hợp với thị trường.

- Trong chế biến thủy sản:

+ Cần kiểm tra chất lượng nguyên liệu thuỷ sản đầu vào nhằm đảm bảo ngay từ đầu chất lượng sản phẩm. Xây dựng hệ thống HACCP trong q trình sản xuất nhằm giảm chi phí, đồng thời giảm giá sản phẩm nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường và làm tăng khả năng xuất khẩu khi doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận HACCP.

+ Áp dụng tiêu chuẩn vùng ni an tồn, mơ hình ni sạch và hướng dẫn người nuôi thục hiện quản lý chất lượng sản phẩm. Tăng cường kiểm tra chất lượng, kiểm dịch giống, thức ăn, thuốc phịng bệnh cho tơm cá. Đối với các hộ ni trồng thuỷ sản, nghiên cứu các mơ hình tổ chức hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất nuôi trồng theo cộng đồng để cùng nhau quản lý tốt về thức ăn, chế phẩm sinh học, sử dụng thuốc kháng sinh, quản lý mơi trường…

Thứ hai: Nâng cao tính cạnh tranh về giá cả sản phẩm.

- Tổ chức bảo quản sản phẩm ngay sau khâu thu hoạch để giảm lượng hàng thuỷ sản bị mất phẩm chất, bị trả lại khi xuất khẩu.

- Nâng cao hiệu quả, sử dụng công xuất của các nhà máy chế biến ổn định. - Phối hợp tổ chức sản xuất phụ từ phế liệu của ngành hải sản làm kèm: nước mắm, mắm,… đây cũng là biện pháp làm giảm giá thành sản phẩm.

- Tận dụng giá nhân công rẻ để tạo ra những sản phẩm tinh chế có thể sử dụng được ngay.

Thứ ba: Quản lý an tồn nguyên liệu thuỷ sản nhằm cung cấp nguyên liệu sạch cho chế biến

- Chủ động hơn với những yêu cầu của các nước nhập khẩu thuỷ sản nhằm cung cấp những thông tin kịp thời cho các công ty chế nbiến cũng như người nuôi trồng thuỷ sản để khi xuất khẩu hàng các doanh ngiệp không phải lo lắng: “Khơng biết sản phẩm của doanh nghiệp mình có đáp ứng được tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu không?”.

- Quản lý, kiểm tra chặt chẽ quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm cũng như trong kiểm tra nguyên liệu trước khi đưa vào chế biến, tránh kiểm tra sản phẩm ở khâu cuối cùng - thực hiện tốt quan điểm kiểm soát hệ thống.

- Bên cạnh việc xây dựng các vùng nuôi đạt tiêu chuẩn, cần chuyển sang thực hiện kiểm tra và chứng nhận an toàn vệ sinh đối với nguyên liệu thuỷ sản

trước khi đưa vào chế biến hoặc tiêu thụ nội địa. Tổ chức các chợ bán buôn thuỷ sản tại các trọng điểm và đầu mối giao lưu giao thông.

- Thực hiện đăng ký kinh doanh đối với toàn bộ các hộ sản xuất kinh doanh nguyên liệu, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các tiêu chuẩn quy định để đảm bảo an tồn về sinh trong q trình sản xuất kinh doanh.

- Nhanh chóng phân cấp thẩm quyền, tập trung xây dựng năng lực các cơ quan kiểm soát địa phương để đủ sức đảm nhận việc quản lý toàn bộ các khâu sản xuất và kinh doanh nguyên liệu thuỷ sản khu vực trước chế biến.

- Huy động các phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn từng tỉnh và vận động, giáo dục đấu tranh chống các hành bi gian lận, bơm chích tạp chất hoặc vi phạm các tiêu chuẩn, quy định về an toàn thực phẩm.

- Xây dựng các tiêu chuẩn, các quy định về trình tự thủ tục kiểm tra công nhận để đưa vào hướng đẫn thực hiện, sớm cửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về sử phạt hành chính phù hợp với thực tiễn.

KẾT LUẬN

Thuỷ sản là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, ngang tầm với các ngành công nghiệp- dịch vụ, kim ngạch xuất khẩu tăng tiên tục, tạo nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước, tạo việc làm cho lao động làm giảm áp lực thất nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân đặc biệt là ngư dân. Ngành thuỷ sản đang dần khẳng định vị trí của ngành trong nền kinh tế quốc dân. Hiện nay có nhiều dự án được nghiên cứu, đầu tư phát triển nuôi trồng và khai thác thuỷ sản nhằm đảm bảo cung cấp sản phẩm thuỷ sản trên thị trường. Bên cạnh đó cịn tồn tại một thực trạng đó là dư lượng kháng sinh có lẫn trong sản phẩm thuỷ sản làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, gây thiệt hại cho nền kinh tế và ảnh hưởng lớn tới uy tín của ngành. Do vậy, nâng cao chất lượng thuỷ sản là điều cần thiết hiện nay để các doanh nghiệp thuỷ sản có thể đưa sản phẩm của mình tới các thị trường tiêu thụ trên thế giới vượt qua các rào cản thương mại kĩ thuật kể các thị trường khó tính như EU, Mỹ, Canada… Tuy nhiên hiện nay thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường có tốc độ tăng tưởng nhanh nhưng vẫn vô danh. Trong điều hiện hội nhập hiện nay, các doanh nghiệp cần có chiến lược xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của doanh nghiệp mình để các bạn hàng, người tiêu dùng biết đến doanh nghiệp; và khi đó các doanh nghiệp sẽ khơng cịn bị ép giá khi bán sản phẩm cho các doanh nghiệp nước ngoài.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. SÁCH

1. Chủ biên: GS.TS. Nguyễn Đình Phan - Giáo trình Quản lý chất lượng trong các tổ chức, Nxb Lao Động- Xã Hội 2004, từ trang 5 đến trang 40.

2. Chủ biên: GS.TS. Nguyễn Thành Độ- TS. Nguyễn Ngọc Huyền: Giáo trình Quản trị kinh doanh (Nguyên lý chung cho các loại hình doanh nghiệp), Nxb Lao Động- Xã Hội- 2004, từ trang 273- 322.

3. Chủ biên: TS. Lưu Thanh Tâm: Quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh- 2003, từ trang 223- 227. 5. Giáo trình Kinh tế thuỷ sản, từ trang 6-14.

II. Báo- tạp chí- mạng.

1. TS. Nguyễn Thị Xuân Hương - Một số biện pháp thúc đẩu xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và phát triển số 83, tháng 5/2004, trang 11-12.

2. Tuấn Anh - Nâng cao khả năng cạnh tranh cho hàng thuỷ sản xuất khẩu, Tạp chí Thương nghiệp thị trường Việt Nam, số tháng 8/2004, trang 34-35.

3. Bùi Hoài Nam - Hoạt động khai thác Thuỷ sản thực trạng và những vấn đề đặt ra, Tạp chí Con số và sự kiện, số 6/2004.

4. Tuấn Anh - Chất lượng và thương hiệu cá tra, cá basa Việt Nam, Tạp chí Thương nghiệp thị trường Việt Nam, số tháng 2/2005, trang 13. 5. Duy Tuấn - Thương hiệu điều cần thiết cho Thuỷ sản Việt Nam, Tạp

chí Thương nghiệp thị trường Việt Nam, số tháng 2/2005, trang14-15. 6. Phan Tâm Tình - HACCP lời giải cho bài tốn an tồn vệ sinh thực

7. Lê Minh - Sản xuất và xuất khẩu Thuỷ sản 2001 - 2005, Tạp chí Con số và sự kiện, số tháng 10/2005.

8. Đỗ Đức Hạnh - Lại chuyền Thuỷ sản sản xuất khẩu nhiễm hoá chất, kháng sinh bị cấm và hạn chế sử dụng, Tạp chí Thuỷ sản số tháng 11/2005, trang 36-37

9. Hà Châu- Xuất khẩu Thuỷ sản vượt 2,5 tỷ USD, Tạp chỉ thuỷ sản số 12/2005, trang 5 - 6.

10.Nguyễn Văn Thành - Kết quả thực hiện chương trình phát triển ni trồng thuỷ sản giai đoạn 2000- 2005,Tạp chỉ thuỷ sản tháng 12/2005, trang 7-10.

11.Trần Thị Hằng, phó vụ trưởng Vụ Thương mại - Dịch vụ và Giá cả- Xuất nhập khẩu trong nửa chặng đường thực hiện chiến lược phát triển Kinh tế - xã hội 2001- 2010, Tạp chí Con số và sự kiện, số1+2/2006. 12.Nguyễn Tấn Trị - Nguyên Bộ Trưởng Bộ Thuỷ sản- 25 năm đổi mới -

hộ nhập- phát triển của ngành thuỷ sản Việt Nam, Tạp chí Thuỷ sản số 1/2006.

13.Nguyễn Thi Hồng Minh- Thứ trưởng Bộ Thuỷ sản- Công tác quản lý chất lượng và an tồn vệ sinh ngun liệu Thuỷ sản, Tạp chí Thuỷ sản số tháng 4/2006, trang 7 - 10.

14.Ban chỉ đạo chương trình phát triển bền vững ngành thuỷ sản - Về định hướng Chiến lược phát triển bền vững Ngành Thuỷ sản Việt Nam, Tạp chí Thuỷ sản số tháng 5/2006, trang 9-13.

15.Nguyễn Tử Cương- Trần Duy Minh- Cục Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và Thú y thuỷ sản- Tình hình chất lượng sản phẩm Thuỷ sản sản xuát khẩu 3 tháng đầu năm 2006, Tạp chí Thuỷ sản số tháng 5/2006, trang 39-40-42.

16.Hồng Minh - Sản xuất thuỷ sản 5 tháng đầu năm- Khó khăn khơng ít nhưng vẫn lạc quan - Tạp chí Thuỷ sản số 6/2006

17.Trần An - Đồng Bằng sông Cửu Long thiếu nguyên liệu cho chế biến thuỷ sản, Tạp chí Thương mại số 15/2006.

18.Nguyễn Anh Tuấn - Thập niên chất lượng và cơng nghệ “ Chìa khố” phát triển và hội nhập của doanh nghiệp, Tạp chí Tiêu chuẩn đo lường chất lượng số 5+6/2006.

19.Trần Mạnh - Chất lượng chìa khố mở cửa thị trường xuất khẩu thuỷ sản, Tạo chí Tiêu chuẩn đo lường chất lượng số 5+6/2006.

20.Lương Mạnh Hùng - Phó cục trưởng Cục CNĐP- Một số giải pháp đẩy mạnh chế biến nơng - lâm, thuỷ sản tới năm 2010, Tạp chí Cơng nghiệp kì 1, tháng 10/2006.

21.Chỉ thị số 37/2005/ CT- TTg, chỉ thị Về một số biện pháp tăng cường quản lý hoá chất, kháng sinh dùng cho sản xuất, kinh doanh thực phẩm - Công báo số 07-11-2005, công báo số 9-07-11-2005.

22.Chỉ thị số 03/2005/CT- BTS ngày 07/03/2005 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản về việc tăng cường kiểm soát dư lượng hoá chất, kháng sinh có hại

Một phần của tài liệu Chất lượng sản phẩm thủy sản và một số giải pháp đối với ngành thủy sản việt nam hiện nay (Trang 31 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)