CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CĂNG THẲNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1 Mối quan hệ giữa đánh giá cá nhân, mức độ căng thẳng và hành vi ứng phó với căng thẳng

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án tiến sĩ căng thẳng của học sinh trung học phổ thông (Trang 27 - 28)

3.4.1 Mối quan hệ giữa đánh giá cá nhân, mức độ căng thẳng và hành vi ứng phó với căng thẳng

Giữa đánh giá chủ quan về tác nhân gây căng thẳng với đánh giá về mức độ căng thẳng của học sinh có mối quan hệ thuận chiều (r = 0,166, p = 0,01). Đây là mối quan hệ đồng thời giữa hai biến số. Nghĩa là khi xuất hiện yếu tố này đồng thời xuất hiện yếu tố kia. Hoặc khi yếu tố này tăng lên yếu tố kia cũng tăng lên theo. Trong trường hợp này được hiểu khi đánh giá cá nhân về tác nhân gây căng thẳng của học sinh càng tiêu cực thì mức độ căng thẳng của học sinh càng cao.

Mức độ căng thẳng của học sinh có mối liên hệ thuận chiều với ứng phó tiêu cực và ứng phó lảng trảnh. Trong đó mối quan hệ giữa mức độ căng thẳng với ứng phó tiêu cực (r = 0,22, p = 0,01) mạnh hơn mối quan hệ giữa mức độ căng thẳng với ứng phó lảng tránh (r = 0,116, p = 0,01). Với số liệu cho thấy mức độ căng thẳng của học sinh càng cao thì mức độ sử dụng ứng phó căng thẳng và ứng phó lảng tránh càng nhiều. Kết quả thu được cho thấy không có mối liên hệ giữa mức độ căng thẳng với ứng phó tích cực.

Số liệu thống kê không cho thấy có mối liên giữa đánh giá chủ quan về tác nhân gây căng thẳng với các cách ứng phó. Điều này cho phép chúng ta nhận định con đường dẫn tới căng thẳng của học sinh THPT trong nghiên cứu này xuất phát từ đánh giá chủ quan về tác nhân gây căng thẳng dẫn tới mức độ căng thẳng rồi đến ứng phó với căng thẳng.

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án tiến sĩ căng thẳng của học sinh trung học phổ thông (Trang 27 - 28)