HÀNH VI ỨNG PHÓ VỚI CĂNG THẲNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án tiến sĩ căng thẳng của học sinh trung học phổ thông (Trang 25 - 27)

Hành vi ứng phó với căng thẳng của học sinh THPT được chia thành 3 nhóm bao gồm: ứng phó tích cực, ứng phó tiêu cực và ứng phó lảng tránh. Ứng phó tích cực được các em sử dụng nhiều hơn cả, tiếp đến là ứng phó lảng tránh và sau cùng là ứng phó tiêu cực.

Bảng 3.5: Điểm trung bình hành vi ứng phó với căng thẳng của học sinh THPT Ứng phó tích cực Ứng phó tiêu cực Ứng phó lảng tránh Điểm trung bình 2,80 1,59 2,34 Điểm trung vị 2,85 1,44 2,33

Độ lệch chuẩn 0,59 0,58 0,64

Không có sự khác nhau giữa học sinh nam và học sinh nữ cũng như học sinh giữa các khối lớp trong việc lựa chọn hành vi ứng phó với căng thẳng.

Trong mỗi nhóm hành vi ứng phó nổi trội lên một vài hành vi ứng phó mà các em hay dùng.

Ở hành vi ứng phó tích cực, nghe nhạc, xem tivi, xem phim, ngủ… được xem là hành vi ứng phó có nhiều em xử dụng ở mức thường xuyên 77,7%. Đứng thứ hai là các em tìm một nơi thư giãn để nghĩ về cảm nhận của mình 48,7%. Với mức sử dụng thường xuyên đứng thứ ba là cố gắng thay đổi một số thứ trong hoàn cảnh này để làm việc được tốt hơn 41,0%. Trong khi đó một trong những hành vi được xem là tích cực nhất là chia sẻ với cha mẹ những điều mình lo lắng ít được các em lựa chọn. Gần 50% học sinh không lựa chọn cách này để ứng phó với căng thẳng.

Với nhóm hành vi ứng phó mang tính tiêu cực nổi trổi lên trong đó là hành vi tự cô lập bản thân, chỉ thích ngồi một mình ĐTB = 2,15, ĐLC = 1,12. Hành vi ứng phó nguy hiểm nhất làm ảnh hưởng đến bản thân như

sử dụng chất gây nghiện (rượu, bia, thuốc lá, thuốc an thần…) hay làm điều gì đó nguy hiểm cho bản thân/ người khác (tự sát, tự làm đau bản thân…) có ĐTB ở mức thấp nhất là 1,38 so với các hành vi khác. Tuy nhiên, nếu xét theo tỉ lệ % số em sử dụng 2 loại hành vi này lại là điều đáng lưu ý. Có 21,7% học sinh cho rằng có sử dụng chất gây nghiện để ứng phó với căng thẳng từ hiếm khi cho đến mức cao nhất là thường

xuyên. Tương tự vậy, 23% học sinh đã có những hành vi gây mạo hiểm cho bản thân/ người khác. Với tỉ lệ này rất đáng được cha mẹ, giáo viên và các nhà chuyên môn quan tâm lưu ý.

Nhóm hành vi mang tính lảng tránh tập trung nhiều vào hành vi làm như không có chuyện gì xảy ra (ĐTB = 2,90, ĐLC = 1,14) và mặc kệ cho mọi chuyện xảy ra thế nào cùng được (ĐTB = 2,74, ĐLC = 2,74).

Cách lựa chọn ứng phó với căng thẳng của học sinh trong mẫu nghiên cứu này có thể thấy các em dường như còn thiếu kỹ năng tích cực để đương đầu những khó khăn của mình.

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án tiến sĩ căng thẳng của học sinh trung học phổ thông (Trang 25 - 27)