hiệu thành công
Xu hướng phát triển thương hiệu trên thế giới đang có những thay đổi nhất định, theo đó các doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến thương hiệu doanh nghiệp hơn là thương hiệu sản phẩm và trách nhiệm doanh nghiệp đối với cộng đồng xã hội ngày càng được nâng cao khơng chỉ về khía cạnh tài chính mà cịn trên cả khía cạnh mơi trường, văn hóa và xã hội. Các doanh nghiệp không ngừng nỗ lực để xây dựng và phát triển những thương hiệu mạnh không chỉ trong nước mà xa hơn là thị trường toàn cầu.
Vậy những điều kiện nào đảm bảo cho doanh nghiệp có thể xây dựng được một chiến lược phát triển thương hiệu thành công?
Trước hết, là doanh nghiệp phải có nhận thức tốt về thương hiệu, mục tiêu và chiến lược phát triển thương hiệu. Chiến lược phát triển thương hiệu là cách thức để doanh nghiệp đạt được những mục tiêu thương hiệu. Và dĩ
nhiên khi nói đến chiến lược thì phải được hiểu là những định hướng, kế hoạch dài hạn, cần đầu tư nhiều về thời gian, công sức và tiền bạc. Doanh nghiệp muốn thành cơng được thì phải nghiên cứu thị trường, nghiên cứu sản phẩm, hoạch định chiến lược, hành động và kế hoạch thật cụ thể, phù hợp và hiệu quả. Doanh nghiệp phải có được tầm nhìn chiến lược, phải kiên trì theo đuổi thương hiệu để đạt được mục tiêu là niềm tin và lòng trung thành của khách hàng đối với sản phẩm. dịch vụ của doanh nghiệp.
Thứ hai là khả năng tài chính và chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Chiến lược phát triển thương hiệu mang tính dài hạn và là một chuỗi các hoạt động. Các doanh nghiệp phải thực hiện việc nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, quảng cáo, tiếp thị, phân phối…tất cả những hoạt động đó đều địi hỏi nguồn nhân lực cũng như kinh phí khơng nhỏ. Nếu một doanh nghiệp có khả năng tài chính cộng với chất lượng nguồn nhân lực tốt thì việc thực hiện chuỗi hoạt động phát triển thương hiệu sẽ trở nên dễ dàng và cơ hội thành công cho doanh nghiệp sẽ cao hơn.
Thứ ba, là cơ sở pháp lý và chính sách của Nhà nước. Hiện nay, các doanh nghiệp không chỉ kinh doanh trên thị trường nội địa nữa và còn mở rộng qui mơ hoạt động ra thị trường tồn cầu. Khi mở rộng thị trường ra nước ngoài, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề từ sự khác biệt về ngơn ngữ, văn hóa đến các quy định về pháp luật của nước chủ nhà…. Các doanh nghiệp sẽ chịu sự giám sát và bảo vệ bằng hệ thống pháp luật của nước nội tại, vì thế một hệ thống pháp luật rõ ràng, minh bạch và mang tính quốc tế sẽ là điều kiện tốt cho các doanh nghiệp phát triển thương hiệu của mình. Thêm vào đó, nếu Nhà nước chú trọng đến các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho đầu tư nước ngồi dưới mọi hình thức thì thương hiệu doanh nghiệp sẽ có điều kiện để phát triển.
Thứ tư, là yếu tố cộng đồng và mối quan hệ cộng đồng. Các doanh nghiệp ngày càng quan tâm hơn đến trách nhiệm của mình đối với xã hội thơng qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, thực hiện các chương trình hỗ trợ người nghèo, người khuyết tật, các học bổng khuyến học, các chương trình bảo vệ mơi trường xanh, sạch, đẹp…. nhằm quảng bá hình ảnh về một thương hiệu vì cộng đồng đối với người tiêu dùng. “Khách hàng luôn là thượng đế, nếu doanh nghiệp nào nhận thức được vai trị khơng thể thiếu được của người tiêu dùng thì doanh nghiệp đó sẽ thành cơng bền vững.