Các điểm khác biệt khi xưng hô trong gia đình và ngoài xã hội giữa người Hàn và người Việt như sau: 1)

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án đặc điểm xưng hô của người hàn và người việt (Trang 29 - 31)

Tiếng Việt không có từ xưng hô chung cho cả vợ hoặc chồng giống như các từ “여 보/yobô”, “당 신/dangsin” trong tiếng Hàn; 2) Người Việt có thể gọi nhau chỉ bằng tên riêng, nhưng ở Hàn Quốc thì phải gọi kèm cả tên đệm; 3) Vợ chồng người Việt, ngoài cặp từ xưng hô “anh – em”, người chồng còn sử dụng kết hợp “tên riêng của vợ + hô ngữ ơi" để gọi người vợ, nhưng hầu hết vợ chồng người Hàn lại không sử dụng cách xưng hô bằng tên riêng, hay tên riêng + hô ngữ để xưng hô trực tiếp với nhau như trong tiếng Việt; 4) Ở các cặp vợ chồng người Hàn Quốc, tuy con cái đã lớn và trưởng thành, vợ chồng vẫn xưng hô với nhau theo cách gọi kết hợp "bố/mẹ + tên con" nhiều hơn. Trái lại, đối với các cặp vợ chồng người Việt, khi con cái đã lớn và trưởng thành thì cách xưng hô bằng danh từ thân tộc anh – em hoặc gọi theo tên chồng hay tên vợ lại được sử dụng nhiều hơn; 5) Khi vợ chồng tuổi đã cao và đã có con cháu thì các cặp vợ chồng người Hàn thường gọi nhau theo cách kết hợp tên con hoặc tên cháu với danh từ thân tộc chỉ ông/bà. Còn đối với người Việt, khi về già, đã có cháu, vợ chồng thường xưng hô với nhau bằng các từ ngữ: mình, bà, bà nó, ông, ông nó hoặc tôi – mình,tôi – bà, tôi – ông; 6) Trong tiếng Hàn, cha mẹ không sử dụng cặp từ thân tộc

anh chị của mình có sự phân biệt theo giới tính của người nói; 8) Ở Hàn Quốc có CXH kết hợp danh từ thân tộc(gọi thay vai con) gắn với địa danh hay nơi ở như 부산 고모- cô em Busan; 9) Trong công ti hay cơ quan, công sở của Hàn Quốc, người Hàn chủ yếu dùng các danh từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp để xưng hô với nhau; 10) Khi xưng hô trong nhà trường, người Hàn chủ yếu xưng hô bằng danh từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp hay các từ biểu thị chức danh khoa học và học vị, hoặc xưng hô bằng họ + chức vị / chức danh khoa học, học vị; 11) Khi thể hiện ý tôn kính đối phương, người Hàn thường gắn hậu tố 님/nim vào sau danh từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp; 12)Trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp tại Hàn Quốc, sinh viên gọi giáo viên là교수/giáo sư, dạng tôn kính là 교수님/kyôsunim; 13) Ở Việt Nam, sinh viên gọi giáo viên dù dạy ở trường đại học hay cao đẳng... đều là thầy/cô và có thể kèm theo tên riêng của giáo viên; 14) Trong tiếng Hàn, có hai từ 선배 - tiền bối/ khóa trên và 후배-hậu bối / khóa dưới được học sinh, sinh viên các khóa trên và khóa dưới dùng để xưng hô với nhau rất phổ biến trong nhà trường; 15) Ở Hàn Quốc, bác sĩ hay y tá thường gọi bệnh nhân bằng TXH tôn kính là 환자분/hoanjabun;16) Ở người Việt, bác sĩ hay y tá thường dùng danh từ thân tộc để gọi bệnh nhân; 17) Ở Hàn Quốc, bệnh nhân không gọi bác sĩ bằng tên riêng, mà chủ yếu xưng hô bằng từ chỉ chức vụ hoặc nghề nghiệp; 18) Khi gọi chủ cửa hàng hay chủ quán, người Hàn hiện nay thường dùng từ “사장님/sajangnim - giám đốc” để xưng hô; 19) Ở Hàn Quốc, hầu như trong các nhà hàng ăn uống hay quán ăn, nhân viên phục vụ đều gọi khách hàng là 손님/sônnim khách hàng, 고 객님/kôkeknimquý khách. Nhưng ở Việt Nam, nhân viên phục vụ thường gọi khách hàng bằng danh từ thân tộc (như: anh, chị, cô, chú...).

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án đặc điểm xưng hô của người hàn và người việt (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w