Các điểm tương đồng trong CXH ở gia đình và ngoài xã hội giữa người Hàn và người Việt như sau: 1)

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án đặc điểm xưng hô của người hàn và người việt (Trang 28 - 29)

Sau khi sinh con, các cặp vợ chồng trẻ ở Hàn Quốc cũng như Việt Nam, chủ yếu xưng hô với nhau bằng cách kết hợp từ chỉ bố/mẹ + tên con; 2) Trong tiếng Việt, cặp từ xưng hô “anh – em” và cặp từ tương đương trong tiếng Hàn “여보/yobô”, “당신/dangsin” không chỉ được dùng trong thời kỳ đầu khi vợ chồng mới kết hôn mà có thể còn được duy trì dùng để xưng hô cho đến tận khi về già, tuổi cao, đã có con cháu; 3) Trong tiếng Hàn và tiếng Việt đều có cặp từ dùng để xưng hô giữa vợ và chồng khi tình cảm bị rạn nứt hay có mâu thuẫn, xung khắc; 4) Sau khi lập gia đình, có con, con cái của người Hàn cũng như người Việt thường gọi bố mẹ mình theo cách gọi thay vai của con, hoặc kết hợp danh từ thân tộc với tên cháu; 5) Ở người Hàn và người Việt, anh chị đều sử dụng ĐTNX để gọi em, và anh chị còn thường xuyên gọi em bằng tên riêng hay tên riêng kết hợp hô ngữ; 6) Ở người Hàn cũng như người Việt, đều có cách xưng gọi theo thứ tự của anh chị em trong gia đình, như anh cả /큰오빠/형, chị cả; 7) Trong gia đình người Hàn và người Việt, sau khi đã có con, giữa anh chị em có sự thay đổi CXH từ quan hệ trực tiếp chuyển sang CXH thay vai (gọi thay vai con); 8) Khi đã là bạn bè thân thiết trong trường học, giáo viên người Hàn và người Việt thường gọi đồng nghiệp bằng tên riêng hay ĐTNX; 9) Ở bệnh viện của Hàn Quốc và Việt Nam khi gọi người bệnh vào khám

hay khi muốn hỏi và kiểm tra thông tin, y tá thường gọi đầy đủ họ và tên của bệnh nhân; 10) Khi giao tiếp ở những nơi công cộng, người Hàn cũng như người Việt đều dựa vào tuổi tác của đối ngôn để lựa chọn TXH và CXH; 11) Khi xưng hô ngoài xã hội, phần lớn người Hàn và người Việt đều sử dụng TXH là danh từ chỉ quan hệ thân tộc.

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án đặc điểm xưng hô của người hàn và người việt (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w