từ chỉ quan hệ thân tộc, (3) tên riêng, (4) các từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp, (5) đại từ chỉ định, (6) xưng hô thay vai, (7) các hình thức khác.
Đại từ nhân xưng trong tiếng Hàn rất đa dạng, nhưng trên thực tế chúng không được sử dụng linh hoạt trong giao tiếp hàng ngày của người dân Hàn Quốc. Đặc biệt, trong các trường hợp thể hiện sự tôn trọng, hay đề cao đối ngôn, người Hàn có xu hướng sử dụng các danh từ chỉ quan hệ thân tộc hay danh từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ nhiều hơn đại từ nhân xưng.
Người Hàn và người Việt đều dùng danh từ thân tộc để xưng hô ngoài xã hội. Trong tiếng Hàn, khi biểu hiện sự tôn kính đối với người nghe, người nói thường gắn thêm hậu tố “님/nim” vào sau từ xưng hô chỉ quan hệ thân tộc.
Khi xưng hô, người Hàn dùng cả họ và tên, còn người Việt dùng chỉ tên riêng. Các hình thức xưng hô bằng họ tên trong tiếng Hàn phong phú hơn tiếng Việt. Tiếng Hàn có 15 CXH kết hợp với họ tên, còn trong tiếng Việt chỉ có 6 CXH kết hợp với tên riêng. Phần lớn các hình thức xưng hô kết hợp với họ, tên riêng được dùng để người trên gọi người dưới, hoặc hai người có quan hệ ngang hàng, hoặc để xưng hô giữa các bạn trẻ với nhau.
Số lượng danh từ chỉ chức vụ và nghề nghiệp trong tiếng Hàn được sử dụng để xưng hô nhiều hơn hẳn so với tiếng Việt. Những TXH đó được sử dụng phổ biến trong các công ty, nơi công sở, bệnh viện,
trường học ở Hàn Quốc. Hầu hết những danh từ chỉ chức vụ hay nghề nghiệp trong tiếng Hàn khi được dùng làm từ xưng hô đều được kết hợp với hậu tố “님/nim” để biểu thị ý tôn kính.
Sau khi đối chiếu những phương tiện dùng để xưng hô trong tiếng Hàn và tiếng Việt, luận án đã chỉ ra 20 điểm tương đồng và 33 điểm khác biệt trong CXH giữa tiếng Hàn và tiếng Việt.