Xếp vị tri thứ hai là ngành cơ khí (bao gồm các ngành sản xuất kim loại; sản phẩm từ

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trọng điểm phía nam thời kỳ hội nhập WTO (Trang 32 - 33)

kim loại; sản xuất máy móc thiết bị; sản xuất dụng cụ y tế, đồng hồ; sản xuất xe có động cơ và sản xuất các phương tiện vận tải khác). Ngành hiện chiếm 16,5% GTSX công nghiệp

chế biến trên địa bàn và chiếm 46,0% GTSX ngành trên cả nước năm 2008. Trong giai đoạn 2000-2008, ngành đạt được một tốc độ tăng trưởng GTSX bình quân khá cao: 19,94% (cao hơn mức tăng của cả nước trong cùng giai đoạn là 19,2%). Chính vì vậy, ngành có xu hướng gia tăng tỷ trọng trong GTSX công nghiệp chế biến trên địa bàn và tỷ trọng trong GTSX ngành trên cả nước (năm 2000, tỷ trọng này lần lượt là 11,6% và 44,3%

thấp hơn năm 2008).

Sản xuất thép, theo quy hoạch vào năm 2010 có sản lượng khoảng 2 - 2,5 triệu tấn. Ðến

nay, tổng công suất thiết kế các nhà máy thép của VKTTĐPN đã có 84,9 vạn tấn/năm (chiếm 42,5% cơng suất thiết kế của cả nước) và sản lượng thép của vùng (chủ yếu là thép xây dựng) đạt khoảng 58 vạn tấn (chiếm 44,6%) sản lượng thép của cả nước. Vấn đề quan trọng là sản xuất thép có chất lượng cao phục vụ cơng nghiệp chế tạo chưa được đầu tư, trong khi đó năng lực sản xuất thép xây dựng lại quá dư thừa. Vấn đề này có liên quan cả

với quy hoạch chung của tồn ngành thép.

Cơng nghiệp cơ khí lắp ráp ơ tơ, xe máy chưa có quy hoạch rõ ràng về phát triển ngành cơ

khí lắp ráp ơ tơ, xe máy. Tính đến nay trên lãnh thổ của VKTTĐPN đã có 7 cơ sở liên doanh lắp ráp và sản xuất các linh kiện phục vụ lắp ráp ơ tơ, xe máy, trong đó có những cơ

sở liên doanh lớn như: Cty ô tô ISUZU - Việt Nam lắp ráp và sản xuất ơ tơ bt, xe tải có tổng vốn đầu tư 50 triệu USD, đã thực hiện đầu tư được 35,9 triệu USD; Cty Mercedes- Benz Việt Nam vốn đầu tư đăng ký 70 triệu USD, đã thực hiện 22,5 triệu USD; Cty liên doanh Việt Nam - SUZUKI tổng vốn đăng ký 34,2 triệu USD, đã thực hiện 17,2 triệu USD

và liên doanh sản xuất ô tô Ngôi sao, lắp ráp ơ tơ với Mitsubishi có vốn đầu tư 53 triệu USD, đã thực hiện 51,5 triệu USD. Các liên doanh lắp ráp ô tô mới huy động được khoảng

5% công suất và các công ty lắp ráp xe máy mới huy động được khoảng 15 - 16% công suất. Trong vài năm tới các xí nghiệp đã được xây dựng khó có thể phát huy hết cơng suất

vì chưa có thị trường. Do đó khơng nên phát triển tiếp các cơ sở sản xuất ô tô, xe máy ở vùng này nữa.

Nhìn chung, cơng nghiệp cơ khí vẫn gặp nhiều khó khăn. Ðịnh hướng quy hoạch là tập trung phát triển cơ khí chế tạo thiết bị phục vụ sản xuất nơng lâm ngư như: động cơ đốt trong loại 6 - 50 CV mỗi năm 20 - 25 ngàn cái; động cơ loại 50 CV khoảng 500 - 800 cái; chế tạo thiết bị và khí cụ phục vụ điện cao thế, hạ thế cho lắp ráp các loại biến thế; các loại

động cơ điện; cơ khí phục vụ khai thác tài ngun khống sản, dầu khí; cơ khí sản xuất hàng tiêu dùng; cơ khí vận tải; cơ khí đóng tàu, thuyền.... Tình trạng đầu tư cho ngành cơ khí cịn thiếu tập trung; năng lực sản xuất các ngành máy động lực, sản xuất động cơ, máy

công tác, thiết bị lẻ và phụ tùng thay thế, cơ khí tiêu dùng, thiết bị đồng bộ cho chế biến nơng lâm hải sản... chưa có sự tăng đáng kể cả về quy mô sản xuất và chất lượng sản phẩm. Trên thị trường nội địa, nhiều sản phẩm cơ khí như các loại động cơ nhỏ khơng cạnh

tranh nổi với hàng Trung Quốc.... Nguyên nhân là do nhiều sản phẩm định hướng và chính sách phát triển chưa rõ; năng lực thiết bị và lực lượng cơng nhân lành nghề có hạn và giảm sút nhiều. Cơ khí chế tạo động cơ và đóng mới, sửa chữa tàu có vị trí quan trọng nhưng

phát triển chưa mạnh.

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trọng điểm phía nam thời kỳ hội nhập WTO (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)