2008, ngành này chiếm 7% GTSX công nghiệp chế biến của Vùng, và chiếm 81,53% GTSX ngành trong cả nước. Do có tốc độ tăng trưởng GTSX bình qn giai đoạn 2000 -
2008 khá cao: 20,15% (cao hơn tốc độ của cả nước 15,1%) nên tỷ trọng ngành trong GTSX công nghiệp chế biến trên địa bàn và so với GTSX ngành trong cả nước có xu
hướng gia tăng (năm 2000, tỷ trọng này mới là 8,5% và 62,9% năm 2008).
Phát triển cơng nghiệp hóa chất: VKTTĐPN tập trung khá nhiều cơng nghiệp hóa chất với
nhiều loại sản phẩm phong phú như: đạm, lân, xút (NaOH), soda, khí cơng nghiệp, acquy, chất tẩy rửa, săm lốp.... Dựa vào nguồn khí thiên nhiên, năm 2005 đã xây dựng nhà máy phân đạm từ khí tại Phú Mỹ; sau năm 2005 sẽ xây dựng thêm 1 - 2 nhà máy có cơng suất 1.350 - 1.750 tấn NH3/ngày, dành lượng amoniac khoảng 300 - 350 ngàn tấn để sản xuất NPK công suất 300 tấn/năm; nhà máy nhựa PVC 100 ngàn tấn/năm và nhà máy điện đạm Phú Mỹ 3 công suất 680 MW và 600 ngàn tấn urê đang được đầu tư. Các sản phẩm từ cao su như săm lốp ô tô, xe máy, dây curoa các loại, đệm mút phát triển nhanh, đáp ứng được phần lớn nhu cầu thị trường trong nước, một phần crếp cao su được chế biến xuất khẩu. Năng lực cơng nghiệp hóa chất tiêu dùng của các cơ sở hiện có đã được tận dụng, đổi mới
trang thiết bị, một số cơ sở đã được đưa ra ngồi các khu vực đơ thị của các địa phương trong vùng, tăng cường năng lực sản xuất, đáp ứng cao về số lượng và chất lượng như các chất tẩy rửa sản lượng năm 2008 khoảng 200 ngàn tấn, acquy tiêu chuẩn 150 triệu cái, tổng
dung lượng acquy 370 ngàn KWh, sơn các loại trên 8 ngàn tấn. Ngồi ra một số hóa chất cơ bản như NaOH đạt khoảng 100 ngàn tấn/năm, H2SO4 đạt khoảng 110 ngàn tấn/năm.