3.2 .Giải pháp nâng cao vai trò trung gian tài chính
3.2.1.1 .Tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định
Hiện nay chúng ta chủ trương xây dựng một nền kinh tế mở, đa phương hoá và đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu những mặt hàng trong nước sản xuất có hiệu quả, tranh thủ vốn, cơng nghệ và thị trường quốc tế để tiến hành cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước. Việc đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá phát triển nền kinh tế nhiều thành phần không thể tách rời việc xây dựng đồng bộ và vận hành có hiệu quả cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong hoàn cảnh nền kinh tế Việt Nam như hiện nay, mục tiêu đặt ra cho hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam là huy động tối đa các nguồn vốn trong và ngồi nước vào cơng việc phát triển nền kinh tế. Để đạt được điều đó địi hỏi phải có hệ thống chính sách đồng bộ cho việc phát triển thị trường vốn và xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng cho các khu vực tài chính liên quan. Đây là một vấn đề khó khăn trong bối cảnh những điều kiện căn bản để làm tiền đề cho việc hình thành và phát triển thị trường vốn ở nước ta còn trong trạng thái sơ khai. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho việc hoạch định một chiến lược phát triển thị trường vốn hiệu quả trước tiên là phải có hệ thống chính sách hồn chỉnh để thúc đẩy kinh tế phát triển. Các giải pháp cần đạt tới là củng cố, phát triển các thành phần kinh tế trên cơ sở qui hoạch lại khu vực doanh nghiệp nhà nước, thông qua việc sử dụng các công cụ của thị trường vốn để huy động mọi nguồn vốn nhằm khuyến khích phát triển khu vực tài chính liên quan để phân bổ một cách có hiệu quả các nguồn vốn khan hiếm đến những nơi có nhu cầu về vốn. Thơng qua việc thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân tạo ra hệ thống tài chính lành mạnh cho phép các lực lượng tham gia thị trường có sự cạnh tranh tích cực,
tạo động lực thúc đẩy phát triển của thị trường, qua đó huy động tối đa các nguồn lực của xã hội vào phát triển kinh tế.
Để tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý kinh tế với mục tiêu xoá bỏ triệt để cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, hình thành tương đối đồng bộ cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Nhà nước cần phải tiến hành đồng bộ các bước sau:
Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về kinh tế: Ban hành một số luật mới và sửa đổi bổ sung một số luật pháp hiện hành để tiếp tục thể chế hố cương lĩnh, chiến lược và các chủ trương, chính sách của Đảng, hình thành khn khổ pháp lý đồng bộ, cần thiết cho các hoạt động kinh tế.
Đổi mới chính sách tài chính tiền tệ, giá cả: Chính sách tài chính phải nhằm mục tiêu thúc đẩy sản xuất phát triển, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; tăng tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế để tạo vốn cho đầu tư phát triển; đáp ứng những nhu cầu chi thường xuyên thật sự cần thiết, cấp bách; bảo đảm quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia; giảm bội chi ngân sách, khống chế và kiểm soát lạm phát. Xử lý đúng đắn các mối liên hệ: tích luỹ, tiêu dùng; tài chính Nhà nước và tài chính doanh nghiệp, tài chính dân cư, ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, chi thường xuyên và chi cho đầu tư phát triển, huy động vốn trong nước và vốn bên ngồi. Đổi mới chính sách thuế theo hướng đơn giản, ổn định, cơng bằng, khuyến khích làm ăn hợp pháp; thực hiện chính sách ưu đãi hơn nữa về thuế đối với đầu tư phát triển và đối với những khu vực cịn khó khăn.
Có chính sách tỉ giá hối đối và quản lý ngoại hối thúc đẩy xuất khẩu và điều tiết được nhập khẩu, từng bước làm cho đồng Việt Nam có giá trị chuyển đổi đầy đủ và là phương tiện lưu thông duy nhất trong nước. Đẩy mạnh sự phát triển ổn định của Thị trường chứng khoán Việt Nam.
Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý kinh tế của Nhà nước: Nhà nước thực hiện tốt các chức năng như: định hướng sự phát triển của nền kinh tế; trực tiếp đầu tư vào một số lĩnh vực để dẫn dắt nỗ lực phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa; thiết lập khn khổ luật pháp, có hệ thống chính sách nhất qn để tạo mơi trường ổn định, thuận lợi cho giới kinh doanh; khắc phục hạn chế và kiểm sốt tồn bộ hoạt động kinh tế - xã hội. Thực hiện đúng chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế và chức năng chủ sở hữu tài sản công của Nhà nước. Các Bộ và các cấp chính quyền khơng nên can thiệp sâu vào chức năng quản trị kinh doanh và quyền tự chủ hạch toán của doanh nghiệp.
3.2.1.2.Tạo lập thị trường tiền tệ hoạt động lành mạnh, ổn định tỷ giá hối đoái và kiểm soát được lạm phát
Các tổ chức kinh doanh có thể thoả mãn nhu cầu vốn ngắn hạn và dài hạn thông qua việc tham gia vào hai thị trường, họ là những tác nhân làm cho thị trường hoạt động sôi động hơn và kết gắn giữa hai thị trường. Thị trường chứng khốn khơng thể phát triển nếu thị trường tiền tệ không ổn định và lành mạnh, ngược lại sự ổn định của thị trường tiền tệ là cơ sở và tiền đề cho việc xây dựng một thị trường chứng khốn hồn chỉnh. Do vậy việc thúc đẩy sự phát triển của thị trường tiền tệ cũng là một trong những chính sách quan trọng hỗ trợ để phát triển thị trường chứng khốn Việt Nam.
Hồn chỉnh các văn bản pháp luật liên quan tới thị trường tiền tệ, trong đó ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan có liên quan để có những biện pháp cụ thể nhằm khuyến khích các thành viên tham gia cũng như có những hướng dẫn cụ thể về các giấy tờ thương mại giao dịch trên thị trường để giúp các tổ chức kinh doanh có thể huy động vốn ngắn hạn trên thị trường với chi phí thấp nhất. Việc ra đời Pháp lệnh về thương phiếu đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức muốn tham gia thị
trường và hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường. Ngoài ra các văn bản xử lý đối với các hoạt động vi phạm pháp luật của thành viên là các ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư... cũng cần sớm được ban hành không những tạo khn khổ cho thị trường mà cịn điều chỉnh các hành vi của các tổ chức này.
Việc ổn định và lành mạnh hố thị trường tiền tệ khơng chỉ ở việc quản lý pháp luật và tự do hố lãi suất mà cịn do chính nội lực của nền kinh tế. Nền kinh tế tăng trưởng ổn định, nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng tăng lên do đó sẽ tạo được cầu về vốn. Hơn nữa, mức thu nhập của công chúng cũng được cải thiện nên tiết kiệm trong dân cư cũng sẽ tăng lên làm tăng cung về vốn.
Trên phương diện quản lý, ngân hàng Nhà nước phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng chương trình tăng cường năng lực và tính cạnh tranh cho các thành viên của thị trường cũng như những khuyến khích về tài chính cho các thành viên trong thời gian tới. Hiện nay, ở nước ta ngân hàng thương mại đóng vai trị là thành viên chính của thị trường tiền tệ, mọi giao dịch trên thị trường tiền tệ hầu như đều diễn ra giữa các ngân hàng với nhau. Vậy nên, thúc đẩy phát triển và lành mạnh hoá thị trường tiền tệ cũng đồng nghĩa với việc hiện đại hoá và cải tổ hệ thống ngân hàng như các khâu thanh tốn, mở rộng các loại hình dịch vụ, đưa các thành tựu của khoa học kỹ thuật đến với khách hàng, tự do cạnh tranh theo lãi suất thị trường, tổ chức đào tạo và đào tạo lại cho các cán bộ ngân hàng nâng cao năng lực quản lý, thẩm định và đánh giá dự án.
3.2.1.3.Khuyến khích phát triển thị trường thơng qua các cơng cụ tài chính, thuế, phí và lệ phí ưu đãi đối với tổ chức tham gia thị trường chứng khốn
Để khuyến khích thị trường chứng khốn Việt Nam phát triển trong giai đoạn đầu, cần có các biện pháp thu hút ngày càng nhiều sự tham gia
của các tổ chức niêm yết, các cơng ty chứng khốn, các nhà đầu tư cá nhân cũng như các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp. Các biện pháp hiện thời có thể tập trung vào các ưu đãi về tài chính và thuế.
Đối với cơng ty chứng khốn và cơng ty quản lý quỹ ngoài việc được hưởng các ưu đãi về thuế phù hợp với quy định của Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp hiện hành còn được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp thêm 1 năm, giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 02 năm tiếp theo. Đối với tổ chức phát hành có chứng khốn được niêm yết, ngồi việc được hưởng các ưu đãi về thuế phù hợp với quy định của Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp hiện hành còn được giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 2 năm tiếp theo kể từ khi niêm yết chứng khoán lần đầu tại Sở giao dịch chứng khốn.
Trong thời gian tới, ngồi việc thực hiện các ưu đãi về thuế, phí và lệ phí đối với các tổ chức tham gia thị trường chứng khoán như hiện nay, cần phải tính đến những ưu đãi mang tính dài hơi hơn nhằm tăng cung và khuyến cầu cho thị trường. Giai đoạn đầu như hiện nay ta đang áp dụng hình thức tạm thời miễn thu các loại phí đối với các cơng ty chứng khốn. Hiển nhiên, khi thị trường đi vào hoạt động ổn định, tình trạng này khơng thể kéo dài để tuân thủ theo nguyên tắc thị trường song việc tiếp tục các quy định ưu đãi về thuế và phí cho các tổ chức tham gia vào hoạt động của thị trường chứng khoán một cách lành mạnh là cần thiết và cần phù hợp với diễn biến cụ thể của thị trường.
3.2.1.4.Hồn thiện mơi trường pháp lý thúc đẩy sự tham gia của các trung gian tài chính vào thị trường chứng khốn
Theo như qui định tại các văn bản pháp qui liên quan đến hoạt động chứng khốn thì khơng phải bất cứ doanh nghiệp nào muốn huy động vốn để đầu tư cũng có thể phát hành chứng khốn và giao dịch trong thị trường chứng khoán. Các doanh nghiệp muốn phát hành các loại chứng khốn ra
cơng chúng và các chứng khốn đó muốn đưa vào giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán phải hội đủ những tiêu chuẩn, điều kiện theo luật định và phải được các cấp chuyên mơn có thẩm quyền của Nhà nước cho phép. Cụ thể, để đảm bảo cho các hoạt động của thị trường chứng khốn được an tồn lành mạnh và ổn định, căn cứ vào các đối tượng và chủ thể tham gia thị trường chứng khoán chúng ta phải ban hành một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và đồng bộ, áp dụng đối với các đối tượng là người phát hành, người đầu tư, người kinh doanh và mơi giới chứng khốn.
Về phía các chủ thể là người phát hành chứng khoán: Đây là các
doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp liên doanh, các cơng ty cổ phần, Kho bạc Nhà nước, Chính phủ, Chính quyền địa phương. Như vậy để điều chỉnh các đối tượng này địi hỏi phải có sự đồng bộ giữa các văn bản luật liên quan đến Luật doanh nghiệp Nhà nước, Luật doanh nghiệp, Luật phá sản, pháp luật về quản lý phát hành, kinh doanh, giao dịch trên thị trường chứng khoán, cũng như các qui chế về quản lý và lưu giữ chứng khoán, các qui định về mơi giới chứng khốn v.v..
Về phía các đối tượng mua bán, kinh doanh chứng khoán: hành vi
đầu tư của các nhà đầu tư, quan hệ mua bán chứng khoán là quan hệ vật chất, quan hệ tài sản giữa chủ thể là cá nhân hoặc pháp nhân. Để điều chỉnh đối tượng này cần có Luật đầu tư (cả đầu tư trong nước và ngoài nước), Luật thương mại, Luật dân sự, Luật hình sự, Luật tín thác đầu tư v.v..
Đối với hoạt động kinh doanh và dịch vụ chứng khoán: đây là hành vi của các tổ chức tài chính trung gian, điều chỉnh đối tượng này cần có sự tham gia của các văn bản Luật chứng khoán và thị trường chứng khoán, Luật ngân hàng Nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng, Luật kinh doanh bảo hiểm v.v..
Nhìn chung, hệ thống pháp luật của nước ta hiện nay vẫn cịn đang ở tình trạng chắp vá, chồng chéo, sơ hở, tính pháp lý thấp, thiếu sự đồng bộ,
thậm chí có những văn bản pháp qui cịn chưa chặt chẽ, hiệu lực pháp lý chưa cao, có những trường hợp cịn mâu thuẫn nhau giữa các luật. Do đó u cầu bức thiết phải có hệ thống luật hồn chỉnh và thống nhất.