.Các giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao vai trò của trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 92 - 105)

3.2 .Giải pháp nâng cao vai trò trung gian tài chính

3.2.2 .Các giải pháp cụ thể

3.2.2.1.Đẩy mạnh việc thành lập cơng ty chứng khốn, cơng ty quản lý quỹ thông qua việc thành lập công ty trực thuộc (cơng ty con)

Luật các tổ chức tín dụng cũng như Nghị định 144/NĐ-CP về chứng khoán và thị trường chứng khốn khơng cho phép các ngân hàng được thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chứng khốn, mà địi hỏi phải tách biệt nghiệp vụ này dưới hình thức thành lập cơng ty con chuyên kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, Ngân hàng Nhà nước có những quy định khá chặt chẽ trong việc các ngân hàng thương mại thành lập cơng ty chứng khốn, u cầu khắt khe nhất đó là dư nợ quá hạn khơng được q 5% tổng dư nợ. Chính điều này đã làm cho các ngân hàng cổ phần khó khăn trong việc triển khai thành lập cơng ty chứng khốn, vì hiện nay phần lớn các ngân hàng thương mại đều có dư nợ quá hạn rất lớn. Để tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại tham gia vào thị trường chứng khốn dưới hình thức thành lập cơng ty chứng khốn, hoặc các định chế chứng khốn khác, Ngân hàng Nhà nước cần có biện pháp:

- Giải tỏa được các khoản nợ quá hạn cho ngân hàng thương mại, trong đó có biện pháp rất quan trọng là hoàn chỉnh các quy định về thủ tục phát mại các tài sản thế chấp (bất động sản và động sản) thông qua việc thành lập và đi vào hoạt động của các công ty mua bán nợ tài sản để xử lý các tài sản thế chấp các khoản vay trước đây. Trên cơ sở đó, tạo điều kiện cho các ngân hàng giảm được dư nợ quá hạn và tài chính lành mạnh để có thể tham gia vào thị trường chứng khốn.

- Kiến nghị Chính phủ ưu đãi hơn nữa đối với các cơng ty chứng khốn có nguồn gốc từ các ngân hàng, trong đó phải kể đến việc miễn đóng thuế vốn đối với các tổ chức này.

- Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban chứng khoán nhà nước nghiên cứu sớm cho phép các ngân hàng thương mại lựa chọn một số đối tác nước ngoài để thành lập cơng ty chứng khốn liên doanh theo quy định tại Quyết định 139/1999/TTg của Chính phủ về tham gia của bên nước ngồi vào thị trường chứng khoán Việt Nam.

3.2.2.2.Tăng khả năng tham gia của các định chế quỹ đầu tư hiện có (quỹ đầu tư phát triển) thơng qua tái cấu trúc các mơ hình quỹ đầu tư hiện có

Để quỹ đầu tư phát triển có thể tham gia vào thị trường chứng khốn, dưới hình thức là tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán cần thiết phải sắp xếp lại mơ hình quỹ đầu tư phát triển theo các xu hướng sau:

- Tổ chức lại mơ hình quỹ đầu tư phát triển theo tinh thần Nghị định 144/NĐ-CP; giữ ngun mơ hình hiện có, tiến hành sửa đổi, bổ sung điều lệ quỹ theo hướng thành lập các công ty con trực thuộc: (i) thành lập công ty chứng khốn dưới hình thức cơng ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần hoạt động kinh doanh độc lập với Quỹ và do Ủy ban chứng khoán nhà nước cấp giấy phép hoạt động; (ii) Thành lập công ty quản lý quỹ trực thuộc quỹ đầu tư phát triển do Ủy ban chứng khoán nhà nước cấp giấy phép hoạt động. Tổ chức này chịu trách nhiệm về việc xin phép thành lập và phát hành các chứng chỉ quỹ đầu tư để huy động vốn, sử dụng các tài sản huy động để đầu tư vào chứng khoán theo quy định của pháp luật; (iii) Quỹ đầu tư phát triển có thể phát hành trái phiếu để tham gia niêm yết và giao dịch trên thị trường chứng khoán theo giấy phép phát hành và tiêu chuẩn niêm yết của Ủy ban chứng khoán nhà nước; (iv) Quỹ sử dụng các tài

sản của mình để đầu tư vào các doanh nghiệp cổ phần hoá như một tổ chức đầu tư chuyên nghiệp.

- Trên cơ sở tổng kết đánh giá mơ hình hoạt động của quỹ đầu tư phát triển, Chính phủ cần ban hành văn bản Nghị định về tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư phát triển cho phù hợp với pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán và thực tiễn mơ hình quỹ đầu tư phát triển hiện nay.

3.2.2.3.Đẩy mạnh việc tham gia bảo lãnh và đấu thầu phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường chứng khốn

Trên cơ sở đánh giá thực trạng tham gia của các trung gian tài chính vào hoạt động đấu thầu và bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính phủ trên Trung tâm giao dịch chứng khốn, cần có những giải pháp tích cực và đồng bộ nhằm đẩy mạnh hoạt động này trong thời gian tới, trong đó trọng tâm là: - Trong bối cảnh hiện nay cho thấy chưa thể xóa bỏ cơ chế lãi suất trần (với tác dụng định hướng lãi suất đặt thầu tập trung hơn), song cũng cần phải xem xét đưa ra lãi suất cơ bản cho hợp lý và mềm dẻo hơn bằng cách căn cứ vào nhu cầu và khả năng tham gia thực tế của thành viên đấu thầu. Cần cải tiến cơ chế công bố lãi suất theo các nguyên tắc: lãi suất dài hạn cao hơn ngắn hạn, lãi suất bán bn cao hơn bán lẻ.

- Cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa Kho bạc Nhà nước và Sở giao dịch chứng khoán trong việc tuyên truyền, vận động, tập huấn để tăng thêm số lượng thành viên tham gia đấu thầu trái phiếu Chính phủ qua Sở giao dịch chứng khốn tạo điều kiện cho các tổng cơng ty, các quỹ đầu tư và các doanh nghiệp nước ngồi có chi nhánh hoạt động tại Việt Nam tham gia thị trường này. Bên cạnh đó có thể xem xét cho các nhà đầu tư cá nhân lớn tham gia thị trường thông qua các tổ chức mơi giới chứng khốn.

- Cần có sự hợp lý hoá kế hoạch phát hành trái phiếu Chính phủ để niêm yết trên thị trường chứng khốn, thơng báo sớm cho các thành viên thị trường để họ chủ động tính tốn cân đối nguồn vốn tham gia cho phù

hợp, đồng thời các cơ quan quản lý, Sở giao dịch chứng khốn có biện pháp phối hợp.

3.2.2.4.Đẩy mạnh tham gia vào dịch vụ ngân hàng lưu ký, giám sát

Để thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển và hội nhập với quốc tế thì vai trị của các thành viên lưu ký nước ngoài ngày càng trở nên quan trọng. Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh hoạt động tại Việt Nam được Ủy ban chứng khoán nhà nước cấp phép hoạt động lưu ký phải là những tổ chức có kinh nghiệm trong hoạt động lưu ký, có uy tín trong kinh doanh và điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật đảm bảo cho việc lưu giữ an toàn cũng như có các phương tiện thanh tốn hồn hảo. Là thị trường mới nổi nhưng nhiều nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm đến thị trường chứng khoán Việt Nam và mong muốn có những cơ hội đầu tư ổn định. Tuy nhiên, thực tế trên thị trường hiện nay, lượng nhà đầu tư nước ngoài tham gia mua bán vẫn chưa nhiều, điều này ảnh hưởng nhiều tới hoạt động của các thành viên lưu ký nước ngồi nói riêng cũng như việc phát triển thị trường nói chung. Chính vì vậy, để thị trường phát triển khơng thể khơng tính đến vai trị của các tổ chức trung gian tài chính như các cơng ty chứng khoán, ngân hàng chỉ định thanh toán, các tổ chức lưu ký đặc biệt là tổ chức lưu ký nước ngồi.

Để khuyến khích tổ chức, cá nhân nhà đầu tư nước ngồi tham gia vào thị trường chứng khốn Việt Nam nên:

Cung cấp thông tin đầy đủ cho các nhà đầu tư nước ngoài: Hiện nay, các nhà đầu tư nước ngồi gặp rất nhiều khó khăn trong q trình thu thập thơng tin đầu tư tại Việt Nam. Thứ nhất, do các thơng tin thu thập chưa có độ chính xác cao và khơng cập nhật. Thứ hai, nguồn thông tin được dịch ra tiếng nước ngồi có số lượng khơng nhiều và khơng tập trung.

Nâng cao tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài: theo quy định tổ chức, cá nhân nước ngoài nắm giữ tối đa 49% tổng số cổ phiếu đang lưu hành

của một tổ chức phát hành. Các cá nhân, tổ chức nước ngồi mua bán chứng khốn đang được niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam khơng quy định tỷ lệ nắm giữ. Việc khống chế tỷ lệ nắm giữ chứng khốn trong tình trạng mức vốn điều lệ của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài e ngại khi tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam.

Thành lập tổ chức đánh giá mức độ tín nhiệm là tổ chức chuyên đánh giá chất lượng chứng khốn nợ dựa vào tình hình tài chính của doanh nghiệp và chỉ tiêu về định tính như trình độ lãnh đạo của cơng ty uy tín, xu hướng phát triển trong tương lai... Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay chưa có một cơng ty định mức tín nhiệm nào ra đời. Vì vậy, nhà đầu tư nước ngồi khơng có cơ sở tin cậy để lựa chọn chứng khốn.

Cuối cùng là vấn đề ưu đãi thuế đối với các tổ chức, cá nhân nước ngồi khi tham gia giao dịch chứng khốn trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Nhà đầu tư nước ngoài là một bộ phận quan trọng tham gia vào thị trường chứng khốn Việt Nam. Vì vậy, cơ hội đầu tư, bảo vệ và thiết lập những vị thế cân bằng giữa họ với nhà đầu tư trong nước là việc làm rất cần thiết.

Tuy nhiên, để đáp ứng mong muốn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, và để nâng cao hơn nữa khả năng quản lý tập trung tỷ lệ tham gia thị trường của những đối tượng này, tránh những ảnh hưởng tiêu cực gây ra bởi các hoạt động đầu tư trên thị trường như đầu cơ thao túng thị trường, qui định hiện nay của Ủy ban chứng khoán nhà nước trong việc phân tách phạm vi cung cấp dịch vụ lưu ký, thanh toán bù trừ và đăng ký chứng khoán giữa các thành viên lưu ký trong nước và nước ngoài là hợp lý. Sau này, khi thị trường đã phát triển, các thành viên lưu ký trong nước đã tích luỹ đủ kinh nghiệm thị trường điều chỉnh phù hợp về mặt pháp lý, để tạo sự

cạnh tranh lành mạnh cho các tổ chức phụ trợ tham gia vào việc cung cấp dịch vụ lưu ký cho các tổ chức và cá nhân đầu tư trong và ngoài nước là cần thiết.

3.2.2.5.Tham gia của các định chế ngân hàng - tài chính vào việc thành lập tổ chức định mức tín nhiệm ở Việt Nam

Một trở ngại khi thành lập cơng ty định mức tín nhiệm ở thị trường chứng khốn mới nổi là khung pháp lý và quản lý đối với các cơng ty đó thường khơng rõ ràng hoặc chưa có. Hơn nữa mơ hình tổ chức và hoạt động của cơng ty định mức tín nhiệm phải được đề cập đến trong các văn bản pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khốn hoặc các khn khổ pháp lý khác. Muốn cho cơng ty định mức tín nhiệm tồn tại được trong giai đoạn phát triển ban đầu của thị trường chứng khốn một quốc gia thì cần phải có một số lượng đầy đủ các công cụ nợ phát hành huy động vốn cần được định mức tín nhiệm. Cơ sở hạ tầng của một thị trường trái phiếu là rất cần thiết để đặt nền móng cho cơng ty định mức tín nhiệm và thị trường trái phiếu Chính phủ là nơi thí điểm đầu tiên. Thành quả của thị trường trái phiếu Chính phủ và tín phiếu kho bạc là điều kiện thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán qua việc cung cấp lãi suất chuẩn mực và cơ sở hạ tầng (như hệ thống giao dịch, thanh tốn bù trừ và lưu ký...) qua đó có thể mở rộng ra các cơng cụ nợ tư nhân và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết lập một số lượng đủ lớn công cụ thị trường nợ khả mại với yêu cầu phải được định mức tín nhiệm.

Căn cứ vào kinh nghiệm của các quốc gia đã thiết lập tổ chức định mức tín nhiệm trên thế giới cũng như dựa vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội nước ta hiện nay, ở Việt Nam trong thời gian tới cần thiết phải thành lập một tổ chức định mức tín nhiệm trực thuộc sự quản lý của Ủy ban chứng khốn Nhà nước.

Hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau về mơ hình thành lập tổ chức định mức tín nhiệm đầu tiên tại Việt Nam: mơ hình tổ chức định mức tín nhiệm là một doanh nghiệp nhà nước trong đó nguồn vốn đầu tư ban đầu lấy từ ngân sách 100%; mơ hình tổ chức định mức tín nhiệm là một doanh nghiệp liên doanh với các tổ chức định mức tín dụng quốc tế có uy tín và kinh nghiệm trên thế giới hoặc mơ hình thành lập tổ chức tín nhiệm dưới dạng một cơng ty cổ phần trong đó các cổ đơng chính sẽ là Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khốn Nhà nước, các trung gian tài chính lớn và có uy tín như Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại, tổng công ty bảo hiểm, các cơng ty tài chính và cơng ty chứng khốn.

Mỗi một mơ hình có những ưu điểm và nhược điểm riêng, tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khốn nói riêng của chúng ta hiện nay, việc thành lập một công ty cổ phần định mức tín nhiệm trong đó các cổ đơng chính là những định chế ngân hàng-tài chính trong nước có uy tín là một mơ hình có tính khả thi cao, dựa trên những cơ sở sau: Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động của một cơng ty định mức tín nhiệm là khách quan, độc lập, khơng bị ảnh hưởng và chi phối bởi bất kỳ một thế lực hoặc một yếu tố hành chính mệnh lệnh nào. Tuy nhiên, nguyên tắc này khó có khả năng được đảm bảo triệt để trong trường hợp nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối và có tiếng nói quyết định trong doanh nghiệp. Mơ hình cơng ty cổ phần là mơ hình có khả năng tối ưu trong việc khắc phục nhược điểm này. Thơng qua việc đa dạng hố các thành phần sở hữu, mức độ xung đột về lợi ích giữa các chủ sở hữu được dung hoà.

Việc kết hợp với đối tác nước ngồi có kinh nghiệm trong lĩnh vực này để thành lập một tổ chức định mức tín nhiệm liên doanh cũng là một phương án có nhiều ưu điểm, giúp chúng ta có cơ hội tiếp cận, học hỏi kinh nghiệm và kiến thức cũng như tranh thủ được sự tài trợ về kỹ thuật và tài chính từ phía đối tác nước ngồi. Tuy nhiên, trong bối cảnh quy mô thị

trường của chúng ta cịn q nhỏ bé, số lượng các cơng cụ của thị trường nợ là đối tượng cho việc xếp hạng cịn rất ít ỏi, tính thanh khoản thấp thì việc tìm kiếm một đối tác lớn chấp nhận liên doanh với chúng ta là điều hoàn toàn không dễ dàng. Đặc biệt, trong giai đoạn đầu thành lập, khi kinh nghiệm và trình độ của chúng ta cịn chưa tương xứng với kinh nghiệm và trình độ của bên đối tác thì việc đánh giá xếp hạng cũng dễ bị phụ thuộc và có nhiều mâu thuẫn vì nhiều chuẩn mực của hệ thống tài chính của Việt Nam cịn chưa tương xứng với các chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực này.

Với thực tế thị trường hiện nay khả năng tham gia của các trung gian tài chính Việt Nam vào việc thành lập một tổ chức định mức tín nhiệm theo mơ hình cơng ty cổ phần là rất khả thi. Dự kiến các cổ đơng chính của cơng ty có thể là: Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khốn Nhà nước, Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam, Công ty kiểm toán Việt Nam, một số ngân hàng thương mại quốc doanh và ngân hàng thương mại cổ phần lớn, một số công ty chứng khốn và cơng ty tài chính có uy tín... Cũng có thể tính đến khả năng tham gia của một số ngân hàng nước ngoài và các tổ chức tài chính cũng như các tổ chức định mức tín nhiệm nước ngồi vào thành phần sở hữu của công ty tuỳ thuộc vào tình hình thị trường cũng như chủ trương và

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao vai trò của trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 92 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)