Những chính sách thương mại chiến lược mà một nước đơn phương áp dụng nhằm bảo vệ lợi ích của mình, giành giật

Một phần của tài liệu Các biện pháp phi thuế lộ trình cắt giảm của việt nam trong quá trình hội nhập tổ chức thương mại thế giới khu vực tới năm 2020 (Trang 97 - 103)

II. Dự báo xuất khẩu và nhập khẩu

10Những chính sách thương mại chiến lược mà một nước đơn phương áp dụng nhằm bảo vệ lợi ích của mình, giành giật

Chính sách ưu đãi, trợ giúp ngành có thể khiến cho quá nhiều công ty mới tham gia ngành, dẫn đến kết cục là khoản chi hỗ trợ phát triển ngành đó của chính phủ dường như cứ tiếp tục bị phình ra khơng giới hạn nếu chính phủ vẫn muốn theo đuổi đến cùng mục tiêu xây dựng ngành công nghiệp nội địa hùng mạnh.

6.Khả năng chọn sai đối tượng trợ cấp khá cao.

Chính phủ nhiều khi khơng thể lựa chọn sáng suốt và quyết định ngành nào cần trợ cấp do thiếu thông tin, kiến thức cần thiết và/hoặc khả năng phân tích bị hạn chế. Ngay cả việc nhận diện liệu trợ cấp vào ngành nào sẽ thu về lợi nhuận siêu ngạch cũng là một nhiệm vụ khó khăn vì khơng dễ dàng gì để có thể phân biệt lợi nhuận siêu ngạch với thu nhập thông thường để bù đắp cho những khoản đầu tư đầy rủi ro trong quá khứ.

Trong mơi trường cạnh tranh khơng hồn hảo, mỗi nước đều can thiệp vào cơ chế vận động của thị trường bằng cách này hay cách khác nhằm làm lợi cho mình trong khi (cố ý hoặc không) làm thiệt hại cho nước khác hoặc công ty của nước khác. Tuy nhiên, nếu tất cả các nước đồng thời theo đuổi một chính sách can thiệp với cùng mục đích giống nhau như vậy thì kết quả là tất cả cùng bị thiệt hại. Chính sách của một nước khơng chỉ phụ thuộc vào bản thân điều kiện của nước đó mà cịn phụ thuộc vào việc các nước khác quyết định lựa chọn chính sách nào cũng như cịn phụ thuộc cả vào việc những chính sách mà các nước khác theo đuổi lại phụ thuộc vào chính sách của nước ban đầu chọn lựa như thế nào.

Ví dụ, để quyết định trợ cấp hay không trợ cấp cho ngành cơng nghiệp nội địa của mình, một nước phải cân nhắc và phán đốn được liệu chính phủ nước khác có định trợ cấp cho ngành cơng nghiệp nước họ hay khơng. Do rất khó dự đốn được phản ứng và đối sách của đối phương nên việc hoạch định một chính sách trợ cấp tối ưu là rất phức tạp và nhiều khi là không thể.

Nếu chọn sai đối tượng trợ cấp, hậu quả là tốn kém thời gian, của cải và nhân lực của xã hội. Sự lan truyền của hiệu ứng tích cực như mong muốn khơng xảy ra hoặc khơng cân xứng với chi phí bỏ ra do việc chọn sai ngành cần khuyến khích. Sự phát triển của nhiều ngành khác trong nền kinh tế đáng lẽ ra nên được đầu tư hỗ trợ

có thể bị kìm hãm hoặc bị làm chậm lại nhiều năm. Toàn bộ nền kinh tế sẽ phải trả giá khá đắt cho hành động trợ cấp không đúng chỗ.

7.Trợ cấp thường thúc đẩy các hoạt động vận động hành lang phát triển .

Trợ cấp cũng dẫn đến hậu quả là thúc đẩy các hoạt động vận động hành lang (lobby) gia tăng mạnh nhằm nhận được sự hỗ trợ, ưu đãi từ phía nhà nước. Quyết định trợ cấp do đó cũng có thể bị bóp méo, bị lạm dụng, bị chi phối bởi các yếu tố chính trị hơn là tiêu chí hiệu quả kinh tế. Chẳng hạn, đối tượng được nhận trợ cấp thường sẽ là những ngành, cơng ty có thế và lực mạnh hơn, có khả năng vận động hành lang cao hơn chứ ít khi là các ngành hoặc cơng ty nhỏ.

iii.Cơ sở khoa học sử dụng thuế đối kháng.

Thuế đối kháng là một khoản thuế đặc biệt đánh vào sản phẩm nhập khẩu để bù lại việc các nhà sản xuất và xuất khẩu sản phẩm đó được chính phủ nước xuất khẩu trợ cấp.

1.Đối phó với hành vi thương mại khơng lành mạnh của nước khác.

Khi một nước trợ cấp cho ngành công nghiệp nội địa hoặc ngành sản xuất xuất khẩu, lợi thế cạnh tranh tự nhiên của các đối tượng tham gia thị trường sẽ bị bóp méo. Hàng xuất khẩu của các nước khơng trợ cấp khó xâm nhập vào thị trường nước trợ cấp cho dù có lợi thế cạnh tranh cao hơn trong thị trường cạnh tranh tự do. Hàng nhập khẩu được trợ cấp tràn vào gây thiệt hại cho sản xuất nội địa của các nước nhập khẩu. Để đối phó với hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh đó, các nước bị ảnh hưởng có thể sử dụng thuế đối kháng đánh vào hàng nhập khẩu được trợ cấp nhằm triệt tiêu tác động tiêu cực của trợ cấp hoặc nhằm khắc phục, bù đắp những tổn thất bị mất do hành động trợ cấp của nước khác gây ra.

Trong khuôn khổ WTO, thuế đối kháng là biện pháp đối kháng mang tính đơn phương chỉ được phép áp dụng sau khi đã khởi xướng và tiến hành điều tra theo đúng các quy định tại Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO. Kết quả điều tra nếu chứng minh được rằng hàng nhập khẩu thực sự đã được trợ cấp, ngành công nghiệp trong nước bị thiệt hại vật chất, và xác định có mối liên hệ nhân quả giữa trợ cấp và thiệt hại sẽ là cơ sở áp dụng thuế đối kháng.

Theo quy định của WTO, thuế đối kháng chỉ được áp dụng tối đa 5 năm, trừ khi cơ quan chức trách thấy rằng thiệt hại do trợ cấp gây ra vẫn tiếp tục hoặc có tiềm năng tái diễn.

WTO cũng quy định rằng trong quá trình điều tra để đánh thuế đối kháng, nếu kết quả bước đầu cho thấy có sự tồn tại của trợ cấp và tổn thất, cơ quan điều tra của nước nhập khẩu và chính phủ nước xuất khẩu có thể thương lượng để nhất trí một giải pháp chung nhằm chấm dứt điều tra và khơng áp dụng thuế đối kháng. Giải pháp này có thể dưới dạng cam kết của chính phủ nước xuất khẩu đồng ý loại bỏ hoặc hạn chế trợ cấp, hoặc người xuất khẩu đồng ý tăng giá hàng bán của mình vào nước nhập khẩu (và chính phủ nước xuất khẩu cũng chấp nhận giải pháp này).

Trong trường hợp ngoại lệ đặc biệt, điều VI.6 GATT 1994 còn cho phép nước nhập khẩu được phép đánh thuế đối kháng lên hàng nhập khẩu được trợ cấp của một nước xuất khẩu khi trợ cấp của nước xuất khẩu này gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại cho ngành sản xuất của nước khác cùng cạnh tranh xuất khẩu sang thị trường nước nhập khẩu.

2.Thuế đối kháng đem lại nguồn thu cho ngân sách .

Thay vì áp dụng các biện pháp có thể gây tốn kém nguồn lực xã hội để hạn chế nhập khẩu hàng hóa được trợ cấp11, nước bị ảnh hưởng có thể sử dụng thuế đối kháng. Thuế đối kháng là một khoản thuế có giá trị tương đương với giá trị trợ cấp.

3.Tác dụng phụ của thuế đối kháng.

Nhiều khi tác động về mặt tài chính của bản thân thuế đối kháng đối với nhà xuất khẩu của nước tiến hành trợ cấp là không đáng kể, nhưng sự không chắc chắn, bất ổn định, chi phí về pháp luật và các chậm trễ liên quan đến quá trình thủ tục điều tra về trợ cấp lại có tác động tiêu cực rất lớn gây cản trở đáng kể đến hoạt động xuất nhập khẩu và có thể được sử dụng một cách tinh vi làm một rào cản thương mại được ngụy trang khéo léo.

Một số trường hợp đòi hỏi phải xác định nhanh sự tồn tại của trợ cấp, mức độ, tác hại để đánh thuế đối kháng nhằm hạn chế hoặc vơ hiệu hóa kịp thời ảnh hưởng tiêu cực của trợ cấp, bảo vệ nền sản xuất trong nước.

5.Thuế đối kháng không phải tối ưu trong mọi trường hợp.

Một số hàng hóa nhập khẩu được trợ cấp thực chất đem lại lợi ích cho người tiêu dùng ở nước nhập khẩu nên không phải lúc nào cũng cần sử dụng thuế đối kháng.

Nhiều khi, đòi hỏi nước khác rút bỏ trợ cấp gây bóp méo thương mại quan trọng hơn và cần thiết hơn việc khắc phục tác động tiêu cực của trợ cấp. Thuế đối kháng chỉ có tác dụng triệt tiêu tác hại của trợ cấp liên quan tới sản phẩm cụ thể và không được vượt mức giá trị trợ cấp đối với sản phẩm nhập khẩu được trợ cấp, nhưng thường không đủ khả năng buộc nước khác không được tiếp tục áp dụng trợ cấp, đặc biệt nếu chương trình trợ cấp liên quan đến diện đối tượng rộng, nhiều ngành, nhiều mặt hàng.

Ngoài ra, thường việc đánh thuế đối kháng tỏ ra không hiệu quả trong trường hợp trợ cấp được nước khác áp dụng nhằm chiếm lĩnh thị trường ở nước thứ ba. Đối với thiệt hại do suy giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường nước thứ ba dẫn đến mất thị phần thì thuế đối kháng khơng được áp dụng và do đó, tác hại của trợ cấp chỉ có thể được giải quyết thơng qua sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp đa phương của WTO.

Đối phó bằng thuế đối kháng có thể tự mình hại mình khi nước nhập khẩu quá nhỏ hoặc quá yếu trong tương quan kinh tế – thương mại với nước trợ cấp, hoặc nước trợ cấp là nguồn cung các sản phẩm thiết yếu cho nước nhập khẩu.

Tài liệu tham khảo

1. CIE 1998, Vietnam's Trade Policies 1998;

2. CIE 1999, Non- tariff barriers in Vietnam, September 1999;

3. Adam McCarty, 1999, Vietnam's Integration with ASEAN: Survey on non- (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tariff-measures affecting trade, a report prepared for the Office of the

Government under project VIE 95/015;

4. IMF, 1999, The need for trade liberalisation in Vietnam, Hanoi;

5. Kokko, A. 1997, Managing the Transition to Free Trade: Vietnamese Trade

Policy for the 21st Century, Stockholm;

6. WTO Secretariat 1997, US Trade Policy Review; 7. WTO Secretariat 1999, US Trade Policy Review;

8. WTO Secretariat 1997, Thailand Trade Policy Review;

9. Paul R. Krugman, Stratergic Trade Policy - Is Free Trade Passé?, 1987

10. Đề tài “Nghiên cứu tổng quan các NTM của Việt Nam", Vụ CSTM Đa biên, Bộ Thương mại, 1999;

11. Đề tài “Phân tích tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO với xuất khẩu

12. Tổng quan về cạnh tranh công nghiệp Việt Nam, UNIDO và Viện chiến lược

phát triển, 1998;

13. Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam, Bộ Công nghiệp 1998;

14. Các tài liệu Việt Nam đã gửi Ban Thư ký WTO: WT/ACC/VNM/4; WT/ACC/VNM/8;

15. Công báo, 1997-2000;

16. Thời báo kinh tế Việt Nam, 1997-2000; 17. Báo Đầu tư 1997-2000;

18. Thoả thuận Trung Quốc-Hoa Kỳ về việc Trung Quốc gia nhập WTO, 1999; 19. Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ.

Một phần của tài liệu Các biện pháp phi thuế lộ trình cắt giảm của việt nam trong quá trình hội nhập tổ chức thương mại thế giới khu vực tới năm 2020 (Trang 97 - 103)