PHÂN TÍCH CÁC RỦI RO

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam tại cần thơ (Trang 71 - 76)

2.1.4.2 .Chỉ tiêu dư nợ trên tổng vốn huy động

4.3. PHÂN TÍCH CÁC RỦI RO

4.3.1. Rủi ro về nợ quá hạn - Theo thành phần kinh tế:

Bảng 18: Rủi ro về nợ quá hạn theo thành phần kinh tế

Đơn vị tính: lần Chỉ tiêu 2005 2006 2007 1. Nhà nước 0,03 0,28 2,7.10-4 2. Tập thể 0 0 0 3. Tư nhân 0,85 0 0,01 4. Cá thể 0,05 0 0 5. Hỗn hợp 0,04 0,09 0 6. Khác 0 0 0

(Nguồn: Phòng nguồn vốn của Ngân Hàng đầu tư và phát triển Cần thơ)

Qua bảng số liệu ta thấy hệ số nợ quá hạn trên dư nợ của các thành phần kinh tế có sự thay đổi qua các năm. Trong đó thành phần kinh tế tập thể và thành phần kinh tế

khác có hệ số nợ bằng 0 do các thành phần kinh tế này đã trả hết nợ cho ngân hàng qua 3 năm. Còn các thành phần kinh tế cịn lại thì có sự tăng giảm như sau:

- Thành phần kinh tế cá thể: năm 2005 có hệ số là 0,05 lần nhưng đến năm 2006 và năm 2007 thì hệ số nợ này bằng 0 việc kinh doanh đạt hiệu quả trong 2 năm nên đã trả hết nợ cho ngân hàng.

- Thành phần kinh tế hỗn hợp: có sự tăng giảm khơng đều. Năm 2005 có hệ số là 0,04 lần nhưng đến năm 2006 thì hệ này tăng lên 0,09 lần do việc kinh doanh của thành phần này gặp phải những khó khăn nên hệ số này tăng. Tuy nhiên đến năm 2007, thành phần kinh tế hỗn hợp đã trả hết nợ cho ngân hàng nên hệ số nợ bằng 0 , mặc dù gặp khó khăn trong năm 2006 nhưng nhờ sự giúp đỡ của ngân hàng và sửa đổi lại hệ thống hoạt động của mình cùng với các chính sách khuyến khích kinh doanh của nhà nước nên đã giúp cho thành phần kinh tế hỗn hợp hoạt động có hiệu quả trong năm 2007.

- Thành phần kinh tế nhà nước: có sư tăng giảm khơng đều qua các năm , đây là thành phần có sự góp vốn của nhà nước và có nhiều sự cạnh tranh nên thường hay gặp phải những vấn đề khơng ít khó khăn. Năm 2005 hệ số nợ là 0,03 lần đến năm 2006 thì hệ số nợ này tăng cao 0,28 lần với sự thay đổi rất nhiều về cơ cấu hoạt động kinh doanh để có thể cạnh tranh lại với các cơng ty trong nước và nước ngồi nên trong năm 2006 có hệ số nợ tăng cao nhưng khi đã làm quen với cơ cấu hoạt động thì cũng chính là lúc các doanh nghiệp nhà nước kiếm được nhiều lợi nhuận do có sự giúp đỡ của nhà nước và ngân hàng thể hiện trong năm 2007 thì hệ số nợ là 2,7.10-4 lần giảm xuống đáng kể so với năm 2006 và 2005.

- Theo ngành:

Bảng 19: Rủi ro về nợ quá hạn theo ngành

Đơn vị tính: lần Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Công nghiệp 0 0 0 Xây dựng 0,04 0,38 0 Thương mại 0,06 0,05 0,03 Khác 0,02 0 0

(Nguồn: Phòng nguồn vốn của Ngân Hàng đầu tư và phát triển Cần thơ)

- Về ngành công nghiệp: ngành công nghiệp có hệ số nợ bằng 0 qua ba năm , do việc sản xuất và đầu tư có hiệu quả nên ngành đã trả hết nợ cho ngân hàng vì thế nợ q hạn của ngành khơng có ở 3 năm.

- Về ngành khác: năm 2005 hệ số nợ là 0,02 lần đến năm 2006 và 2007 thì ngành có hệ số nợ bằng 0 cho thấy tình hình hoạt động của các ngành khác ngày càng phát triển và kiếm được nhiều lợi nhuận trong quá trình sản xuất.

- Về ngành xây dựng: có hệ số nợ thay đổi qua các năm như sau: năm 2005 hệ số là 0,04 lần nhưng đến năm 2006 thì hệ số này tăng lên đáng kể so với năm 2005 với hệ số là 0,38 lần do việc thu hồi vốn của ngành chưa kịp để trả cho ngân hàng , nhiều dự án chưa hồn thành , giá ngun vật liệu có sự thay đổi nhưng đến năm 2007 với sự giúp đỡ của ngân hàng thì việc thu hồi vốn và nhiều dự án đã hoàn thành , kiếm được nhiều lợi nhuận nên trong năm 2007 ngành có hệ số nợ này bằng 0 cho thấy tình hình hoạt động của ngành xây dựng có bước tiến triển đột phá trong năm 2007.

- Về ngành thương mại: là ngành có nhiều tiềm năng trong nền kinh tế thị trường hiện nay , sự đầu tư của ngành cũng như sự đầu tư của ngân hàng đối với ngành thương mại có sự phát triển. Năm 2005 là 0,06 lần , năm 2006 là 0,05 lần , năm 2007 là 0,03 lần giảm liên tục trong 3 năm. Cho thấy sự phát triển của ngành thương mại đang ngày một đi lên chứng tỏ hoạt động của ngành thương mại có hiệu quả.

- Theo tổng:

Bảng 20: Rủi ro về nợ quá hạn theo tổng nợ quá hạn và tổng dư nợChỉ tiêu 2005 2006 2007 Chỉ tiêu 2005 2006 2007

- Tổng nợ quá hạn (triệu đồng) 22.946 114.998 3700

- Tổng dư nợ (triệu đồng) 773.605 703.561 806.680

- Hệ số tổng nợ quá hạn trên tổng dư nợ (lần) 0,03 0,16 4,6.10-4

(Nguồn: Phòng nguồn vốn của Ngân Hàng đầu tư và phát triển Cần thơ)

Qua bảng số liệu ta thấy được sự tăng giảm không đều , từ năm 2005 là 0,03 lần , năm 2006 là 0,16 lần , năm 2007 4,6.10-4. Sự tăng giảm không đều này là do năm 2006 các thành phần kinh tế cũng như các ngành có hệ số nợ tăng so với năm 2005 và 2007 nên hệ số tổng nợ quá hạn trên tổng dư nợ này cũng tăng cao. Nhìn chung ta thấy hoạt động của ngân hàng đạt hiệu quả tốt tuy năm 2006 có hệ số cao nhưng đã khắc phục tình trạng này và năng cao hiệu quả trong nghiệp vụ tín dụng cũng như trong nghiệp vụ thu nợ.

4.3.2. Rủi ro thanh khoản:

Rủi ro về thanh khoản – là những rủi ro phát sinh khi những người gửi tiền đồng thời có nhu cầu rút tiền gửi ở ngân hàng ngay lập tức, hoặc trong tình huống dân chúng mất lòng tin vào ngân hàng, hoặc nhu cầu rút tiền có tính chất thời vụ mà ngân hàng khơng dự tính trước được địi hỏi ngân hàng phải chi trả tức thời một khoản tiền lớn hơn mức bình thường.

Bảng 21: Rủi ro thanh khoản

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

Dư nợ (triệu đồng) 773.605 703.561 806.680

Vốn huy động (triệu đồng) 415.124 502.536 424.949

Tỷ lệ dư nợ / vốn huy động (%) 186,35 140 189,83

(Nguồn: Phòng nguồn vốn của Ngân Hàng đầu tư và phát triển Cần thơ)

Tỷ lệ dư nợ / vốn huy động của Ngân hàng trong 3 năm tăng giảm không đều. Năm 2005 tỷ lệ dư nợ / vốn huy động của Ngân hàng là 186,35%. Năm 2006 tỷ lệ dư nợ / vốn huy động của Ngân hàng giảm xuống cịn 140% điều này chứng tỏ tính thanh khoản của Ngân hàng cao hơn năm 2005 dẫn đến rủi ro của Ngân hàng cũng cao hơn năm 2005. Đến năm 2007 thì tỷ lệ dư nợ / vốn huy động của Ngân hàng là 189,83% chứng tỏ khả năng của Ngân hàng sử dụng tiền gởi để cho vay đạt hiệu quả hơn năm 2005 và năm 2006. Rủi ro thanh khoản của Ngân hàng thấp chứng tỏ Ngân hàng đã chủ động được khả năng thanh tốn của mình.

- Khi Ngân hàng thiếu khả năng thanh tốn, nếu khơng được giải quyết kịp thời

có thể dẫn đến mất khả năng thanh tốn

- Hệ số thanh khoản càng thấp càng khiến cho ngân hàng có nguy cơ mất khả năng thanh toán cao. Tuy nhiên, nếu giữ mức tài sản thanh khoản lớn sẽ làm giảm khả năng sinh lợi của ngân hàng

4.3.3 Rủi ro về lãi suất:

Bảng 22: Rủi ro lãi suất

Đơn vị: triệu đồng

KHOẢN MỤC 2005 2006 2007 Số tiền Số tiền Số tiền

Tiền gửi tiết kiệm < 12 tháng 245.172 346.370 390.282

Tiền gửi của các TCKT <12 tháng - 4.600 22.700

Phát hành giấy tờ có giá < 12 tháng 37.119 39.153 6.636

Vốn điều chuyển 3.370 3.970 4.018

Tổng nguồn vốn nhạy cảm lãi suất 285.661 394.093 423.636

Tín dụng ngắn hạn 215.623 312.838 358.746

Tổng tài sản nhạy cảm lãi suất 215.623 312.838 358.746

(Nguồn: Phòng nguồn vốn của Ngân Hàng đầu tư và phát triển Cần thơ)

Rủi ro lãi suất là rủi ro cơ bản dễ mắc phải của các ngân hàng hiện nay. Nó là một loạt các phản ứng dây chuyền, khi lãi suất tăng khiến chi phí huy động tăng, người đi vay cũng phải chịu chi phí cao hơn, rủi ro thất bại của dự án đầu tư cũng tăng theo và nếu quá ngưỡng sẽ dẫn đến nguy cơ vỡ nợ.

Năm 2005 đến năm 2007 tổng tài sản tăng liên tục trong 3 năm: năm 2005 là 215.623 triệu, năm 2006 là 312.838 triệu đồng, năm 2007 là 358.746 triệu đồng. Bên cạnh đó tổng nguồn vốn cũng tăng theo trong 3 năm: năm 2005 là 285.661 triệu, năm 2006 là 394.093 triệu, năm 2007 là 423.636 triệu. Qua đó ta thấy được sự chênh lệch giữa tài sản và nguồn vốn. Nguồn vốn lớn hơn tài sản đều này cho thấy ngân hàng sẽ gặp phải những rủi ro. Vì vậy ngân hàng cần có những giải pháp để phịng ngừa rủi ro này.

CHƯƠNG 5:

BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ

PHÁT TRIỂN VIỆT NAM TẠI CẦN THƠ

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam tại cần thơ (Trang 71 - 76)