CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.2 Ảnh hƣởng của các mức phân bón khác nhau đến các chỉ tiêu tăng trƣởng
4.2.1 Chiều cao cây (cm)
Chiều cao cây là chỉ tiêu sinh trưởng quan trọng của bắp, dựa vào chỉ tiêu này có thể đánh giá tình trạng dinh dưỡng của cây bắp. Theo Tanaka (1972), cây bắp cao hay thấp đều khơng có liên quan đến năng suất, chiều cao cây chỉ có tác dụng làm thay đổi chế độ ánh sáng và ảnh hưởng đến sự đổ ngã của cây. Sự khác
biệt về chiều cao cây bắp 60 ngày sau khi gieo thể hiện rõ nét giữa các nghiệm thức khi áp dụng chế độ bón phân khác nhau cho bắp.
Kết quả trình bày ở bảng 4.3 cho thấy trong tất cả các nghiệm thức bón phân cây bắp cao hơn hẳn so với đối chứng khơng bón phân, đặc biệt là ở nghiệm thức có sử dụng phân hóa học và nghiệm thức kết hợp giữa phân hóa học và phân hữu cơ – vi sinh.
Bảng 4.3. Hiệu quả của phân hữu cơ – vi sinh và phân hóa học lên chiều cao cây bắp (cm) trồng trên đất phù sa tại TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang
Nghiệm thức Chiều cao cây
(cm) (*)
Khác biệt giữa các nghiệm thức
NT1 164,59
NT2 193,69 29,10**
NT3 175,44 10,85** - 18,25**
NT4 190,33 25,74** - 3,36ns 14,89**
LSD.01 8,55 CV(%) 6,13
* Ghi chú: NT1: Khơng bón phân (đối chứng âm)
NT2: (180 k g N – 100 k g P2O5 – 60 k g K2O)/ha (đối chứng dương) NT3: (1000 k g phân HC – VS)/ha
NT4: (1000 k g phân HC – VS + 90 k g N – 50 k g P2O5 – 30 k g K2O)/ha (*) Chiều cao cây trung bình của 3 lần lặp lại
ns: Khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê (non signification) **: Khác biệt ở mức ý nghĩa 1%
Cây bắp cuối giai đoạn tăng trưởng 45 ngày sau khi gieo đến khi thu hoạch ở nghiệm thức sử dụng phân hóa học ảnh hưởng lên chiều cao cây bắp rất rõ, thể hiện ở nghiệm thức bón 100% phân hóa học [NT2 (180kg N – 100 kg P2O5 – 60 kg K2O)/ha], và nghiệm thức kết hợp giữa phân hóa học và phân HC – VS [NT4 (1000 kg phân HC – VS + 90 kg N – 50 kg P2O5 – 30 kg K2O)/ha]. Chiều cao cây bắp tăng theo liều lượng phân hóa học và phân HC – VS. Chiều cao cây thấp nhất là 164,59 cm ở nghiệm thức đối chứng [NT1 (khơng bón phân)]. Nghiệm thức bón 100% phân hóa học [NT2 (180kg N – 100 kg P2O5 – 60 kg K2O)/ha] có chiều cao cây cao nhất, đạt 193,69 cm, cao hơn nghiệm thức đối chứng [NT1 (khơng bón phân)] là 29,10 cm. Chiều cao cây của nghiệm thức kết hợp giữa phân hóa học và
phân hữu – vi sinh [NT4] cao hơn 25,74 cm so với đối chứng, nhưng thấp hơn 3,36 cm so với nghiệm thức bón 100% phân hóa học [NT2].
Qua kiểm định LSD chiều cao cây bắp ở nghiệm thức bón hồn tồn phân hóa học [NT2], và nghiệm thức kết hợp giữa phân hóa học và phân HC – VS [NT4] không khác biệt, nhưng khác biệt với nghiệm thức bón hồn tồn bằng phân HC – VS [NT3], và nghiệm thức đối chứng [NT1 (không bón phân)] ở mức ý nghĩa 1%. Đồng thời, ở nghiệm thức bón hồn tồn phân HC – VS [NT3] cũng có sự khác biệt với nghiệm thức đối chứng [NT1 (khơng bón phân)].
Như vậy, phân hóa học đã ảnh hưởng rõ nét lên sự phát triển chiều cao của cây bắp ở cuối giai đoạn tăng trưởng mà chủ yếu là phân đạm. Đồng thời phân HC – VS làm tăng hiệu lực của phân hóa học trong sinh trưởng và phát triển của cây bắp.
Theo Tạ Thu Cúc (2004), trong quá trình sinh trưởng, sự thay đổi chiều cao cây phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh và dinh dưỡng. Đỗ Thị Thanh Ren (2003) cho rằng chiều cao cây phụ thuộc vào độ phì nhiêu của đất. Như vậy, do cùng điều kiện khí hậu và chế độ chăm sóc giống nhau thì sự khác nhau về chiều cao cây là do sự tác động của môi trường dinh dưỡng khác nhau. Điều này cho thấy phân hóa học và phân HC – VS đã làm tăng đáng kể chiều cao cây bắp, vì phân hóa học và phân HC – VS không những cung cấp những nguyên tố đa lượng, trung và vi lượng thúc đẩy sự tăng trưởng cần thiết cho cây trồng mà còn làm tăng hiệu lực của phân hóa học là cải tạo, năng cao độ phì nhiêu của đất. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Ngô Thị Hồng Liên (2006), cho rằng việc cung cấp các dạng phân hữu cơ vào đất đều có tác dụng cải thiện chiều cao một cách ý nghĩa.