Chiều dài trái (cm)

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ PHÂN HỮU CƠ VI SINH LÊN BẮP LAI F1 TRỒNG TRÊN ĐẤT PHÙ SA TẠI THÀNH PHỐ VỊ THANH TỈNH HẬU GIANG (Trang 31)

CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.2 Ảnh hƣởng của các mức phân bón khác nhau đến các chỉ tiêu tăng trƣởng

4.2.2 Chiều dài trái (cm)

Chiều dài trái là một chỉ tiêu góp phần quyết định đến năng suất bắp sau thu hoạch. Qua bảng thống kê (bảng 4.4) cho thấy chiều dài bắp tăng theo liều lượng phân hóa học và phân HC - VS, lượng phân hóa học và phân HC – VS càng nhiều thì chiều dài trái càng tăng. Chiều dài trái thấp nhất là 13,26 cm ở nghiệm thức đối chứng [NT1 (khơng bón phân)] cao nhất là 18,81 cm ở nghiệm thức bón 100% phân hóa học [NT2 (180kg N – 100 kg P2O5 – 60 kg K2O)/ha].

Qua kiểm định LSD chiều dài trái bắp ở các nghiệm thức sử dụng phương pháp bón phân khác nhau có khác biệt thống kê với đối chứng [NT1 (khơng bón

phân)]. Tuy nhiên ở nghiệm thức bón 100% phân hóa học [NT2], và các nghiệm thức kết hợp giữa phân hóa học và phân HC – VS [NT4] không khác biệt, và khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% với nghiệm thức sử dụng phương pháp bón hồn tồn phân HC – VS [NT3].

Bảng 4.4. Hiệu quả của phân hữu cơ – vi sinh và phân hóa học lên chiều dài trái bắp (cm) trồng trên đất phù sa tại TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang

Nghiệm thức Chiều dài trái

(cm) (*)

Khác biệt giữa các nghiệm thức

NT1 13,26

NT2 18,81 5,55**

NT3 15,63 2,37** - 3,18**

NT4 18,22 4,96** - 0,59ns 2,59**

LSD.01 2,06 CV(%) 3,91

* Ghi chú: NT1: Khơng bón phân (đối chứng âm)

NT2: (180 k g N – 100 k g P2O5 – 60 k g K2O)/ha (đối chứng dương) NT3: (1000 k g phân HC – VS)/ha

NT4: (1000 k g phân HC – VS + 90 k g N – 50 k g P2O5 – 30 k g K2O)/ha (*) Chiều dài trái trung bình của 3 lần lặp lại

ns: Khác biệt k hơng có ý nghĩa thống k ê (non signification) **: Khác biệt ở mức ý nghĩa 1%

Từ đó cho thấy các nghiệm thức có bón phân HC – VS đã giúp cây hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, làm gia tăng kích thước trái. Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của Ngô Ngọc Hưng et al., (2004), cho rằng phân hữu cơ làm tăng hàm lượng đạm hữu cơ dễ phân hủy và đạm hữu dụng trong đất, cung cấp thêm một số vi lượng cần thiết cho cây trồng như Cu, Zn,…đồng thời trong phân hữu cơ có chưa đầy đủ các thành phần từ đa lượng đến vi lượng, khi bón vào đất được vi sinh vật chuyển hóa cung cấp thêm cho cây. Từ đó cho thấy dưới tác động của phân HC – VS, cây bắp hấp thu dinh dưỡng tốt hơn giúp cây tăng trưởng nhanh, tăng tốc độ ra lá, tăng diện tích lá làm tăng khả năng quang hợp, tích lũy nhiều chất dinh dưỡng để nuôi trái nên làm tăng chiều dài trái hữu hiệu, đồng thời góp phần tăng năng suất của cây.

4.2.3 Đƣờng kính trái (cm)

Qua kết quả thí nghiệm cho thấy chiều dài trái tăng thì đường kính trái cũng tăng.

Từ kết quả trong bảng 4.5 cho thấy đường kính trái tăng theo liều lượng phân hóa học và phân HC – VS, lượng phân hóa học và phân HC – VS càng cao thì đường kính trái càng gia tăng. Đường kính trái có sự khác biệt qua phân tích thống kê của các nghiệm thức. Đường kính trái nhỏ nhất ở nghiệm thức đối chứng [NT1 (khơng bón phân)] là 3,67 cm, khác biệt so với 3 nghiệm thức có sử dụng phân bón. Tuy nhiên, ở nghiệm thức bón 100% phân hóa học [NT2], và các nghiệm thức kết hợp giữa phân hóa học và phân HC – VS [NT3] khơng có sự khác biệt và khác biệt với nghiệm thức bón hồn tồn phân HC – VS [NT3] ở mức ý nghĩa 1%.

Bảng 4.5. Hiệu quả của phân hữu cơ – vi sinh và phân hóa học lên đƣờng kính trái bắp (cm) trồng trên đất phù sa tại TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang

Nghiệm thức Đƣờng kính trái

(cm) (*)

Khác biệt giữa các nghiệm thức

NT1 3,67

NT2 4,95 1,28**

NT3 4,26 0,59** - 0,69**

NT4 4,88 1,21** - 0,07ns 0,62**

LSD.01 0,56 CV(%) 1,09

* Ghi chú: NT1: Khơng bón phân (đối chứng âm)

NT2: (180 k g N – 100 k g P2O5 – 60 k g K2O)/ha (đối chứng dương) NT3: (1000 k g phân HC – VS)/ha

NT4: (1000 k g phân HC – VS + 90 k g N – 50 k g P2O5 – 30 k g K2O)/ha (*) Đường kính trái trung bình của 3 lần lặp lại

ns: Khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê (non signification) **: Khác biệt ở mức ý nghĩa 1%

Như vậy, đường kính trái phụ thuộc vào nguồn dinh dưỡng có trong đất, sự ảnh hưởng của liều lượng phân được cung cấp vào đất. Ở nghiệm thức có sử dụng phân hữu cơ – vi sinh thì đường kính trái tăng do trong phân hữu cơ – vi sinh có các chất dinh dưỡng từ đa lượng cho đến vi lượng nên khi bón vào đất được vi sinh vật trong đất chuyển hóa cung cấp cho cây .

4.2.4 Số hàng hạt/trái

Qua thống kê (bảng 4.6) cho thấy sự biến động số hàng hạt/trái giữa các nghiệm thức là không cao. Số hàng hạt/trái thấp nhất là 12,37 ở nghiệm thức đối chứng [NT1 (khơng bón phân)] và cao nhất là 13,92 ở nghiệm thức bón phân hóa học [NT2 (180 kg N – 100 kg P2O5 – 60 kg K2O)/ha].

Qua kiểm định LSD cho thấy số hàng hạt/trái giữa các nghiệm thức bón phân khác nhau khơng khác biệt, số hàng hạt dao động từ 12,37 đến 13,93. Từ kết quả này cho thấy số hàng hạt/trái có lẽ được quy định bởi đặc tính giống. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Dương Minh (1999) và Quách Thức (1979), thì số hàng hạt/trái phụ thuộc phần lớn vào đặc tính di truyền của giống .

Bảng 4.6. Hiệu quả của phân hữu cơ – vi sinh và phân hóa học lên số hàng hạt/trái của bắp trồng trên đất phù sa tại TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang

Nghiệm thức Số hàng hạt/trái

(*)

Khác biệt giữa các nghiệm thức

NT1 12,37

NT2 13,93 1,56ns

NT3 12,82 0,45 ns - 1,11 ns

NT4 13,72 1,35 ns - 0,21 ns 0,90 ns

LSD.01 1,82 CV(%) 3,81

* Ghi chú: NT1: Khơng bón phân (đối chứng âm)

NT2: (180 k g N – 100 k g P2O5 – 60 k g K2O)/ha (đối chứng dương) NT3: (1000 k g phân HC – VS)/ha

NT4: (1000 k g phân HC – VS + 90 k g N – 50 k g P2O5 – 30 k g K2O)/ha (*) Số hàng hạt/trái trung bình của 3 lần lặp lại

ns: Khác biệt k hơng có ý nghĩa thống k ê (non significat ion) **: Khác biệt ở mức ý nghĩa 1%

4.2.5 Số hạt/hàng

Qua bảng 4.7 cho thấy số hàng hạt/hàng tăng theo liều lượng phân bón và tỷ lệ thuận với chiều dài trái, lượng phân hóa học và phân hữu cơ – vi sinh càng cao thì số hạt/hàng càng tăng. Số hạt/hàng thấp nhất là 19,03 hạt ở nghiệm thức đối chứng [NT1 ( khơng bón phân)] và cao nhất là 33,75 hạt ở nghiệm thức bón 100% phân hóa học [NT2 (180 kg N – 100 kg P O – 60 kg K O)/ha].

Theo Takana (1972), chỉ tiêu này được kiểm soát bởi điều kiện canh tác. Ở nghiệm thức đối chứng, do khơng bón phân nên khơng thể đảm bảo việc cung cấp dinh dưỡng theo nhu cầu của cây dẫn đến trái nhỏ, ít hạt. Điều này cho thấy việc bón phân sẽ ảnh hưởng đến số hạt/hàng giữa các nghiệm thức.

Bảng 4.7. Hiệu quả của phân hữu cơ – vi sinh và phân hóa học lên số hạt/hàng của bắp trồng trên đất phù sa tại TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang

Nghiệm thức Số hạt/ hàng (*) Khác biệt giữa các nghiệm thức

NT1 19,03

NT2 33,75 14,72**

NT3 24,46 5,43 ** - 9,29 **

NT4 32,15 13,12 ** - 1,60 ** 7,69 **

LSD.01 3,38 CV(%) 6,35

* Ghi chú: NT1: Khơng bón phân (đối chứng âm)

NT2: (180 k g N – 100 k g P2O5 – 60 k g K2O)/ha (đối chứng dương) NT3: (1000 k g phân HC – VS)/ha

NT4: (1000 k g phân HC – VS + 90 k g N – 50 k g P2O5 – 30 k g K2O)/ha (*) Số hạt/hàng trung bình của 3 lần lặp lại

ns: Khác biệt k hơng có ý nghĩa thống k ê (non signification) **: Khác biệt ở mức ý nghĩa 1%

Qua kiểm định LSD cho thấy số hạt/hàng ở nghiệm thức có bón phân khác biệt so với nghiệm thức đối chứng. Tuy nhiên ở nghiệm thức bón 100% phân hóa học [NT2], và nghiệm thức kết hợp giữa phân hóa học và phân HC – VS [NT4] khơng có khác biệt, và khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% so với nghiệm thức bón hồn tồn phân hữu cơ – vi sinh [NT3]. Từ đó cho thấy vai trò của phân HC – VS trong việc phát huy hiệu lực của phân hóa học lên việc tăng chiều dài trái từ đó dẫn đến số hạt/hàng sẽ cao, làm tăng năng suất của bắp.

Như vậy, dưới tác động của phân bón vào đất, cây bắp đã hấp thu dưỡng chất trong đất. Chính những hiệu quả tích cực ở giai đoạn sinh trưởng đã góp phần tăng cường sức sống của hạt phấn, góp phần tăng khả năng thụ phấn của cây bắp, làm gia tăng số hạt bắp. Trong giai đoạn tạo hạt, cây bắp hấp thu dinh dưỡng rất mạnh, tuổi thọ lá kéo dài, lúc này sẽ ảnh hưởng đến năng suất của cây. Việc bón phân HC – VS cho bắp có tác dụng cung cấp dinh dưỡng từ từ cho cây trong suốt đời

sống cây trồng, ảnh hưởng tốt đến sự sinh trưởng, giúp cây tốt khỏe trong giai đoạn tạo cặp gié (khoảng 36 – 39 ngày), cả trong giai đoạn tạo và ni hạt. Từ đó nó tác động đến sự gia tăng số hạt/hàng.

Việc bón phân hữu cơ – vi sinh cho cây trồng sẽ bổ sung thêm cho tầng canh tác các nguyên tố vi lượng, đặc biệt quan trọng cho quá trình thụ phấn. Đồng thời bón phân hữu cơ – vi sinh cịn nhằm mục đích cung cấp dưỡng chất, làm gia tăng hàm lượng chất hữu cơ trong đất, cải thiện tính chất vật lý, hóa học trong đất, làm đất tơi xốp và thoáng. Điều này giúp rễ bắp phát triển tốt, hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn, nên rất quan trọng trong giai đoạn đầu đối với việc phân hóa các bộ phận, kích thích sự phát triển của rễ, phân hóa mầm hoa đực và hoa cái, tăng cường sức sống hạt phấn, tăng khả năng thụ phấn cho bắp, tăng tuổi thọ của lá, tạo tiềm năng cho năng suất sau này (Dương Minh, 1999). Vì vậy khi bón phân vào đất làm tăng thành phần năng suất của cây bắp và là cơ sở để gia tăng năng suất trái tươi sau này.

4.2.6 Trọng lƣợng trái tƣơi (gr)

Trọng lượng trái là một trong những chỉ tiêu có vai trị quyết định đến năng suất của bắp. Ngoài các đặc tính về di truyền thì trọng lượng trái còn chịu ảnh hưởng rất lớn về điều kiện canh tác.

Qua bảng thống kê (bảng 4.8) cho thấy trọng lượng trái tươi tăng theo mức cung cấp dinh dưỡng, lượng phân bón càng tăng thì trọng lượng hạt càng tăng. Trọng lượng trái tươi thấp nhất là 82,25 gr ở nghiệm thức đối chứng [NT1 (khơng bón phân)] và cao nhất là 172,64 gr ở nghiệm thức bón 100% phân hóa học [NT2 (180 kg N – 100 kg P2O5 – 60 kg K2O)/ha)].

Qua kiểm định LSD cho thấy trọng lượng trái tươi ở các nghiệm thức có bón phân khác biệt so với nghiệm thức đối chứng. Tuy nhiên ở nghiệm thức bón 100% phân hóa học [NT2], và nghiệm thức kết hợp giữa phân hóa học với phân HC – VS [NT4] khơng có khác biệt, và khác biệt thống kê so với nghiệm thức bón hồn tồn phân hữu cơ – vi sinh [NT3] ở mức ý nghĩa 1%. Từ kết quả trên cho thấy trọng lượng trái phụ thuộc rất nhiều vào lượng phân bón cho cây, khi gia tăng lượng phân bón thì trọng lượng trái cũng tăng tương ứng. Khi bón phân hữu cơ – vi sinh sẽ giúp cải thiện pH đất, làm đất tơi xốp, rễ cây đâm sâu và hấp thu dinh dưỡng dễ dàng. Qua đó giúp cây bắp tăng trưởng nhanh và phát triển mạnh, góp phần làm

tăng chiều dài trái, đường kính trái dẫn đến tăng trọng lượng trái và tạo ra sản lượng trái tốt hơn nghiệm thức đối chứng khơng bón phân.

Bảng 4.8. Hiệu quả của phân hữu cơ – vi sinh và phân hóa học lên trọng lƣợng trái tƣơi của bắp trồng trên đất phù sa tại TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang

Nghiệm thức Trọng lƣợng trái tƣơi

(gr)(*)

Khác biệt giữa các nghiệm thức

NT1 82,25

NT2 172,64 90,39**

NT3 118,69 36,44** -53,95**

NT4 171,12 88,87** - 1,52ns 52,43**

LSD.01 7,70 CV(%) 6,61

* Ghi chú: NT1: Khơng bón phân (đối chứng âm)

NT2: (180 k g N – 100 k g P2O5 – 60 k g K2O)/ha (đối chứng dương) NT3: (1000 k g phân HC – VS)/ha

NT4: (1000 k g phân HC – VS + 90 k g N – 50 k g P2O5 – 30 k g K2O)/ha (*) Trọng lượng trái tươi trung bình của 3 lần lặp lại

ns: Khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê (non signification) **: Khác biệt ở mức ý nghĩa 1%

4.2.7 Trọng lƣợng hạt tƣơi/trái (gr)

Qua bảng thống kê (bảng 4.9) cho thấy trọng lượng hạt tươi/trái tăng theo liều lượng phân hóa học và phân HC – VS, lượng phân hóa học và phân HC – VS càng nhiều thì trọng lượng hạt tươi/trái càng tăng. Trọng lượng hạt tươi/trái thấp nhất là 46,22 gr ở nghiệm thức đối chứng [NT1 (khơng bón phân)], cao nhất là 109,20 gr ở nghiệm thức bón 100% phân hóa học [NT2 (180kg N – 100 kg P2O5 – 60 kg K2O)/ha] .

Qua kiểm định LSD cho thấy trọng lượng hạt tươi/trái ở các nghiệm thức sử dụng phương pháp bón phân khác nhau có khác biệt thống kê với đối chứng [NT1 (khơng bón phân)]. Tuy nhiên ở nghiệm thức bón hồn tồn phân hóa học, và nghiệm thức kết hợp giữa phân hóa học và phân HC – VS không khác biệt, và khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% so với các nghiệm thức sử dụng phương pháp bón hồn tồn phân HC – VS [NT3].

Bảng 4.9. Hiệu quả của phân hữu cơ – vi sinh và phân hóa học lên trọng lƣợng hạt tƣơi/trái của bắp trồng trên đất phù sa tại TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang

Nghiệm thức Trọng lƣợng hạt tƣơi/trái

(gr) (*)

Khác biệt giữa các nghiệm thức

NT1 46,22

NT2 109,20 62,98**

NT3 72,04 25,82 ** - 37,16 **

NT4 107,64 61,42 ** - 1,56 ** 35,60 **

LSD.01 6,71 CV(%) 8,16

* Ghi chú: NT1: Khơng bón phân (đối chứng âm)

NT2: (180 k g N – 100 k g P2O5 – 60 k g K2O)/ha (đối chứng dương) NT3: (1000 k g phân HC – VS)/ha

NT4: (1000 k g phân HC – VS + 90 k g N – 50 k g P2O5 – 30 k g K2O)/ha (*) Trọng lượng hạt tươi/trái trung bình của 3 lần lặp lại

ns: Khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê (non signification) **: Khác biệt ở mức ý nghĩa 1%

Kết quả này cũng đồng nghĩa với Trịnh Thị Thu Trang (1997), cho rằng tăng lượng phân giúp gia tăng trọng lượng hạt/trái. Điều này giải thích rõ trọng lượng hạt tươi/trái ở các nghiệm thức ít bón phân lại thấp hơn ở các nghiệm thức bón phân nhiều hơn.

4.2.8 Trọng lƣợng của 100 hạt tƣơi (gr)

Qua bảng thống kê (bảng 4.10) cho thấy trọng lượng 100 hạt tươi tăng theo liều lượng phân bón, lượng phân bón càng tăng thì trọng lượng hạt càng tăng.

Trọng lượng 100 hạt tươi thấp nhất là 18,89 gr ở nghiệm thức đối chứng [NT1 (khơng bón phân)] và cao nhất là 27,26 gr ở nghiệm thức bón 100% phân hóa học [NT2 (180 kg N – 100 kg P2O5 – 60 kg K2O)/ha)].

Qua kiểm định LSD cho thấy trọng lượng của 100 hạt tươi ở các nghiệm thức có bón phân khác biệt so với nghiệm thức đối chứng [NT1 (khơng bón phân)]. Tuy nhiên ở nghiệm thức bón 100% phân hóa học [NT2], và nghiệm thức kết hợp giữa phân hóa học và phân HC – VS [NT4] không có khác biệt, và khác biệt thống kê so với nghiệm thức bón hồn tồn phân hữu cơ – vi sinh ở mức ý nghĩa 1%.

Điều này cho thấy việc bón phân sẽ ảnh hưởng đến trọng lượng 100 hạt tươi giữa các nghiệm thức.

Bảng 4.10. Hiệu quả của phân hữu cơ – vi sinh và phân hóa học lên trọng lƣợng 100 hạt tƣơi của bắp trồng trên đất phù sa tại TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang

Nghiệm thức Trọng lƣợng 100 hạt tƣơi

(gr) (*)

Khác biệt giữa các nghiệm thức

NT1 18,89 NT2 27,26 8,37** NT3 22,49 3,60** - 4,77** NT4 25,95 7,06** - 1,31ns 3,46** LSD.01 2,92 CV(%) 5,46

* Ghi chú: NT1: Khơng bón phân (đối chứng âm)

NT2: (180 k g N – 100 k g P2O5 – 60 k g K2O)/ha (đối chứng dương) NT3: (1000 k g phân HC – VS)/ha

NT4: (1000 k g phân HC – VS + 90 k g N – 50 k g P2O5 – 30 k g K2O)/ha (*) Trọng lượng 100 hạt tươi trung bình của 3 lần lặp lại

ns: Khác biệt k hơng có ý nghĩa thống k ê (non signification) **: Khác biệt ở mức ý nghĩa 1%

Từ kết quả trên cho thấy ở các nghiệm thức bón phân đầy đủ, cây hấp thụ đủ dưỡng chất để nuôi trái và hạt nên cho trọng lượng hạt cao hơn so với các nghiệm thức khơng bón hoặc bón phân khơng đầy đủ.

Như vậy, bón phân khơng những ảnh hưởng quan trọng đến kích thước trái, trọng lượng trái,…mà còn ảnh hưởng đến trọng lượng hạt. Kết quả này phù hợp với kết luận của Tyagi et al.,(1998), phân bón có ảnh hưởng đến trọng lượng 100 hạt.

4.2.9 Năng suất hạt tƣơi (tấn/ha)

Qua hình 4.1 cho thấy năng suất hạt tươi tăng theo liều lượng phân bón, lượng phân bón càng tăng thì năng suất hạt tươi càng tăng. Năng suất hạt tươi cao nhất là ở nghiệm thức bón 100% phân hóa học [NT2 (180 kg N – 100 kg P2O5 – 60 kg K2O)/ha] là 5,20 tấn/ha và và thấp nhất là 2,19 tấn/ha ở nghiệm thức đối chứng [NT1 (khơng bón phân)].

2,19 5,2 3,43 5,13 NT1 NT2 NT3 NT4 Nghiệm thức

Năng suất hạt tươi (tấn/ha)

5,20

* Ghi chú: NT1: Khơng bón phân (đối chứng âm)

NT2: (180 k g N – 100 k g P2O5 – 60 k g K2O)/ha (đối chứng dương) NT3: (1000 k g phân HC – VS)/ha

NT4: (1000 k g phân HC – VS + 90 k g N – 50 k g P2O5 – 30 k g K2O)/ha

Hình 4.1. Hiệu quả của phân hữu cơ – vi sinh và phân hóa học lên năng suất hạt tƣơi của bắp trồng trên đất phù sa tại TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang

Qua kiểm định LSD cho thấy năng suất hạt tươi ở nghiệm thức có bón phân

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ PHÂN HỮU CƠ VI SINH LÊN BẮP LAI F1 TRỒNG TRÊN ĐẤT PHÙ SA TẠI THÀNH PHỐ VỊ THANH TỈNH HẬU GIANG (Trang 31)