Nguyên nhân đạt được

Một phần của tài liệu VẤN đề GIA ĐÌNH TRONG THỜI kỳ QUÁ độ lên CHỦ NGHĨA xã hội THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP xây DỰNG, PHÁT TRIỂN GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 25 - 28)

II. NỘI DUNG

2.2. Thực trạng xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam thời gian qua

2.2.1.2. Nguyên nhân đạt được

a) Nâng cao nhận thức, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về giá trị gia đình trong tình hình mới

Tất cả các sở, ban, ngành trên cả nước thực hiện có hiệu quả các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về cơng tác gia đình và phịng, chống bạo lực gia đình, thực hiện các hoạt động thiết thực, ý nghĩa vào Ngày Quốc tế hạnh phúc (20/3); Ngày Gia đình Việt Nam (28/6); Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình; Tháng hành động vì trẻ em... khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức, cộng đồng có hoạt động tích cực góp phần phịng chống bạo lực gia đình, xây dựng gia đình no ấm, văn minh thơng qua các hoạt động này biểu dương những gương người tốt, việc tốt, mơ hình hay về các hoạt động vì hạnh phúc, xây dựng gia đình hạnh phúc, cộng đồng hạnh phúc.

Các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo, hướng dẫn cơ sở duy trì, phát triển các mơ hình câu lạc bộ, nhóm, địa chỉ tin cậy. Ban Chỉ đạo cơng tác gia đình thường xun tăng cường tập huấn để nâng cao kiến thức cho cán bộ làm cơng tác gia đình, phịng, chống bạo lực gia đình, phịng, chống xâm hại trẻ em.

Các tài liệu về “Phổ biến, giáo dục pháp luật” (PBGDPL) về các quy định pháp luật chính sách, pháp luật về gia đình như: Luật Hơn nhân và gia đình, Luật Trẻ em, Luật Thanh niên, Luật Người cao tuổi, Luật Phịng, chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự. Đề cương, Tài liệu PBGDPL nội dung cơ bản của các Luật, Nghị quyết mới được thông qua tại các kỳ họp Quốc hội, tờ gấp pháp luật; xây dựng các câu chuyện, tình huống, tiểu phẩm, hỏi đáp liên quan đến nội dung này được biên soạn, phát hành hoặc đăng tải cơng khai trên các trang báo chí và thơng tin đại chúng, cổng thông tin điện tử của các bộ, ngành, địa phương. Các tài liệu này được phát hành, đăng tải rộng rãi để mọi tầng lớp nhân dân dễ dàng tiếp cận, khai thác, sử dụng thơng qua đó góp phần PBGDPL thực hiện chính sách, pháp luật về gia đình.

b) Hồn thiện chính sách, pháp luật về gia đình

Hệ thống pháp luật, chính sách về gia đình và liên quan gia đình ngày càng hồn thiện nhờ các yếu tố tiên quyết sau. Thứ nhất, thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, trong các thập niên qua, nhiều bộ luật cũng đã ra đời hoặc sửa đổi, bổ sung nhằm xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam, như Luật Hơn nhân và Gia đình 200l Pháp lệnh Dân số 2003 (sửa đổi, bổ sung năm 2008); Luật Bình đẳng giới 2006; Luật Phịng chống bạo lực gia đình 2007; Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em sửa đổi 2004; Luật Người cao tuổi 2009;…

Thứ hai, nhiều phong trào và hành động xã hội cụ thể đã được tiến hành nhằm từng bước đưa luật pháp, chính sách của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống. Chẳng hạn, thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng từ trung ương đến các địa phương về hôn nhân gia đình, chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình, xây dựng gia đình văn hóa. Các tổ chức đồn thể sáng tạo nhiều hình thức vận động, tuyên truyền phong phú, thiết thực như phát động các phong trào về gia đình nhằm tăng tính gắn kết giữa các thành viên trong gia đình, đẩy mạnh phịng chống bạo lực gia đình.

Ngồi ra, nhiều chương trình, chính sách về xây dựng gia đình cũng được thực hiện như Chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình; Chính sách xóa đói giảm nghèo; … Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cho các gia đình nghèo, đặc biệt khó khăn, gia đình có cơng với cách mạng, gia đình ở vùng sâu, vùng xa.

c) Xây dựng mơi trường gia đình văn minh, hạnh phúc, tạo điều kiện cho mọi thành viên được phát triển toàn diện và hưởng thụ thành quả phát triển

Những thành tựu trong việc xây dựng mơi trường gia đình văn minh, hạnh phúc, tạo mọi điều kiện cho mọi thành viên được phát triển toàn diện đến từ những nguyên nhân sau đây.

Đầu tiên, người dân Việt Nam ta ln có ý thức cao về những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp trong việc xây dựng gia đình. Tình nghĩa thủy chung trong quan hệ vợ chồng, sự hiếu thảo của con cháu dành cho ông bà, cha mẹ hay sự hòa thuận yêu thương lẫn nhau trong quan hệ anh, chị, em ln là nét đặc trưng văn hóa của gia đình Việt Nam. Thế hệ trẻ trong gia đình ln được ni dưỡng, giáo dục về lối sống chuẩn mực, tránh xa những thái độ, hành vi tiêu cực trong ứng xử gia đình. Mỗi người dân Việt Nam đều có nhận thức đúng đắn về những giá trị truyền thống tốt đẹp ấy dẫn đến dễ dàng trong việc xây dựng gia đình yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.

Tiếp theo, các giá trị hiện đại tốt đẹp trong mối quan hệ gia đình được tổ chức tun truyền tốt, tích cực. Các giá trị như sự bình đẳng, dân chủ trong mối quan hệ vợ chồng, con cái được tuyên truyền và tiếp thu rộng rãi dẫn đến sự thành công trong việc xây dựng mơi trường gia đình văn minh, tốt đẹp, tạo điều kiện cho mọi thành viên trong gia đình được phát triển và hưởng thụ thành quả phát triển.

Cuối cùng, các hình thức hoạt động xã hội có ý nghĩa và tác dụng tơn vinh các gia đình tiêu biểu, gia đình văn hóa đang được tổ chức tốt. Điều này giúp lan tỏa, nhân rộng mơ hình gia đình hạnh phúc, bình đẳng, tiến bộ, gia đình no ấm đến nhiều gia đình hơn trong xã hội.

d) Nâng cao năng lực quản lý của nhà nước về gia đình

Hiện nay, cơng tác gia đình ln nhận được những sự quan tâm, chỉ đạo sát sao từ lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, lãnh đạo các tỉnh, thành, sự phối hợp của

các cơ quan, đơn vị có liên quan và sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ làm cơng tác gia đình các cấp. Những nhiệm vụ của thường xuyên của cơng tác gia đình như giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình, phịng, chống bạo lực gia đình, cơng tác người cao tuổi, trẻ em, bình đẳng giới trong gia đình… liên tục được thực hiện đồng bộ, hiệu quả. Đồng thời, Chính phủ cũng chú ý đến việc nâng cao số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ làm cơng tác gia đình.

e) Phát huy hiệu quả các nguồn lực đầu tư, huy động xã hội hố, phát triển lĩnh vực gia đình

Trong những năm qua, những điểm sáng trong lĩnh vực gia đình đến từ những nguyên nhân chủ yếu như: Cơng tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm đã giúp cho hàng triệu gia đình trên khắp cả nước thốt nghèo và nâng cao mức sống. Nhiều chính sách về an sinh xã hội, hỗ trợ cho các gia đình đặc biệt khó khăn, gia đình có cơng với cách mạng, gia đình ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn được ban hành. Cơng tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã đạt được những thành tích đáng kể, góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội ổn định, phát triển.

Một phần của tài liệu VẤN đề GIA ĐÌNH TRONG THỜI kỳ QUÁ độ lên CHỦ NGHĨA xã hội THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP xây DỰNG, PHÁT TRIỂN GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)