II. NỘI DUNG
2.2. Thực trạng xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam thời gian qua
2.2.2.1. Những mặt hạn chế
a) Nâng cao nhận thức, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về giá trị gia đình trong tình hình mới
Một số vùng nhận thức vẫn chưa đầy đủ, công tác tuyên truyền, giáo dục về giá trị gia đình gặp nhiều khó khăn và chưa được triển khai triệt để, hơp lí.
b) Hồn thiện chính sách, pháp luật về gia đình
Về mặt luật pháp và chính sách, mặc dù Đảng và Nhà nước đã quan tâm đến việc xây dựng hành lang pháp lý, tạo tiền đề cho các hoạt động xây dựng và củng cố gia đình, tuy nhiên, hoạt động triển khai và thực thi chính sách gia đình vẫn cịn nhiều hạn chế, bất cập. Đầu tiên, các văn bản pháp luật về gia đình vẫn cịn tồn tại nhiều thiếu sót, hạn chế. Chẳng hạn, nhiều lĩnh vực, quan hệ cụ thể, hệ thống pháp luật về hơn nhân gia đình trong Luật Hơn nhân và Gia đình 2014 cịn chưa kịp thời hồn thiện,
đảm bảo tính bao quát, tính đầy đủ về cơ sở pháp lý trong giải quyết những vấn đề phát sinh từ thực tiễn. Các chính sách về xây dựng và phát triển gia đình ở nước ta cịn chưa thực tế và thiếu hiệu quả.
Tiếp theo, công tác triển khai, thực hiện các chính sách, văn bản pháp luật về gia đình vẫn cịn chưa được thực hiện rộng rãi, hiệu quả trên phạm vi toàn xã hội. Hệ quả là khơng phải tất cả các gia đình đã thực sự trở thành “tổ ấm”, tình trạng bất bình đẳng nam nữ, bạo lực gia đình vẫn cịn tồn tại nghiêm trọng. Theo kết quả điều tra quốc gia năm 2021, 32% phụ nữ bị chồng bạo lực thể xác hoặc bạo lực tình dục; 90,4% phụ nữ bị chồng bạo lực thể xác hoặc tình dục khơng tìm kiếm sự giúp đỡ, chỉ 4,8% tìm kiếm sự giúp đỡ của cơng an. Như vậy, Luật Phịng chống bạo lực gia đình, mặc dù đã được ban hành và có hiệu lực từ năm 2008, đến nay vẫn chưa thực sự là sự đảm bảo pháp lý có ảnh hưởng sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân.
c) Xây dựng mơi trường gia đình văn minh, hạnh phúc, tạo điều kiện cho mọi thành viên được phát triển toàn diện và hưởng thụ thành quả phát triển
Bên cạnh những điểm sáng trong việc xây dựng mơi trường gia đình văn minh, hạnh phúc, vẫn cịn đó những điểm hạn chế, bất cập. Ngày nay, một số giá trị truyền thống trong gia đình đang bị mai một. Mối quan hệ giữa các thành viên trong một số gia đình đang dần trở nên lỏng lẻo, thiếu gắn kết, có xu hướng tăng hiện tượng cơ đơn trong chính ngơi nhà của mình. Mối quan hệ vợ chồng có những lúc bị biến đổi theo chiều hướng xấu, tiêu cực, dễ dàng xuất hiện tình trạng đổ vỡ trong hơn nhân hơn ngày xưa. Bên cạnh đó, khơng ít người làm cha, làm mẹ khơng làm trịn bổn phận, trách nhiệm chăm lo cho thế hệ tương lai và cũng khơng ít nghịch cảnh con cháu thiếu trách nhiệm với ơng bà, cha mẹ. Tình nghĩa anh em ruột thịt có phần bị hao mịn, suy giảm.
Tiếp theo, tình trạng xuống cấp của đạo đức gia đình và xã hội đang dần trở nên nghiêm trọng. Thực thế những năm gần đây cho thấy, số lượng các vụ án mạng xảy ra trong gia đình chiếm tới 18% đến 20% chỉ vì lợi ích kinh tế hoặc những mâu thuẫn, xích mích nhỏ. Xu hướng trẻ hóa tội phạm giết người thời gian gần đây là hiện tượng đáng báo động. Những hiện tượng đó đang rung lên hồi chng cảnh tỉnh đối với mỗi gia đình và cả xã hội, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường gia đình văn minh, hạnh phúc trong đời sống hiện đại ngày nay.
d) Nâng cao năng lực quản lý của nhà nước về gia đình
Bên cạnh những mặt tích cực, vẫn cịn tồn tại một số hạn chế trong việc triển khai và thực hiện cơng tác gia đình tại các địa phương như:
Việc quán triệt thực hiện Chỉ thị 49-CT/TW, Luật Hơn nhân và Gia đình, Luật Phịng, chống bạo lực gia đình, các chính sách đối với gia đình chưa được rộng khắp, thường xun, dẫn đến việc cịn tồn tại tình trạng bạo lực gia đình ở nhiều nơi. Theo kết quả điều tra quốc gia năm 2021, có 32% phụ nữ bị chồng bạo lực thể xác hoặc bạo lực tình dục. 90,4% phụ nữ bị chồng bạo lực thể xác hoặc tình dục khơng tìm kiếm sự giúp đỡ, chỉ 4,8% tìm kiếm sự giúp đỡ của cơng an. Kết quả còn cho thấy, năm 2019, bạo lực gia đình với phụ nữ gây thiệt hại 1,8% GDP.
Chưa gắn cơng tác xây dựng gia đình với cơng tác phát triển cộng đồng nên vẫn cịn tình trạng tảo hơn tại các vùng dân tộc thiểu số. Năm 2019, tại những vùng tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống như Tây Nguyên, 27,5% số người bước vào hôn nhân khi chưa đủ tuổi kết hơn; Trung du và miền núi phía Bắc là 24,6%; Đồng bằng sơng Hồng - nơi khơng có nhiều người dân tộc thiểu số sinh sống (3,3%) cũng có 7,8% số người dân tộc thiểu số tảo hôn, dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như làm dân số tăng nhanh nhưng lại giảm chất lượng, ảnh hưởng tiêu cực đến nỗ lực xây dựng xã hội tiến bộ, văn minh.
e) Phát huy hiệu quả các nguồn lực đầu tư, huy động xã hội hố, phát triển lĩnh vực gia đình
Bên cạnh những thành tựu đạt được, trong q trình thực hiện vẫn cịn tồn tại một số hạn chế. Đó là nguồn lực đầu tư cho cơng tác gia đình vẫn cịn hạn chế, chưa phát huy vai trị của mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng, tổ chức xã hội tham gia xây dựng gia đình. Chưa thực hiện kịp thời các chính sách, pháp luật về gia đình; các dịch vụ hỗ trợ gia đình, chăm lo, giúp đỡ các hộ nghèo.