II. NỘI DUNG
2.2. Thực trạng xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam thời gian qua
2.2.2.2. Nguyên nhân hạn chế
a) Nâng cao nhận thức, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về giá trị gia đình trong tình hình mới
Cơng tác tun truyền cịn nhiều bất cập, ngồi ra ảnh hưởng một phần của dịch Covid-19 nên một số hoạt động tuyên truyền trực tiếp bị hạn chế, tình trạng ly hơn, ly thân, sống thử, không đăng ký kết hôn, tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình có chiều hướng gia tăng, tình trạng bạo lực gia đình, bất bình đẳng giới, bn bán phụ nữ và trẻ em, xâm hại tình dục trẻ em diễn biến phức tạp, các giá trị văn hóa truyền thống của gia đình, dịng họ tại các làng, bản, tổ dân phố chưa được phát huy và duy trì thường xuyên. Tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình vẫn cịn xảy ra, ảnh hưởng đến việc xây dựng mơi trường sống an tồn, lành mạnh cho các thành viên cũng như tác động tiêu cực đến các giá trị truyền thống của gia đình.
b) Hồn thiện chính sách, pháp luật về gia đình
Những hạn chế trong việc hồn thiện chính sách, pháp luật về gia đình bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân đầu tiên đến từ sự thiếu tính liên kết giữa các quy định với nhau dẫn đến những thiếu sót, hạn chế khi ban hành luật về gia đình. Về xây dựng chính sách, chúng ta chưa có những số liệu đầy đủ ở quy mô quốc gia về sự vận động và phát triển của gia đình ở Việt Nam, dẫn đến các chính sách thiếu khả thi. Nhiều chính sách có liên quan đến gia đình Việt Nam khơng hồn tồn là kết quả của việc phân tích một cách có khoa học sự vận động và phát triển của gia đình Việt Nam.
Cơng tác triển khai và thực thi chính sách cịn thiếu hiệu quả do nhiều văn bản pháp luật chưa được cán bộ nhận thức đầy đủ. Các điều luật thường mang tính khung, chung chung dẫn đến phải nhờ tới những văn bản hướng dẫn thực thi dưới luật mới có thể thực hiện được, tuy nhiên những văn bản này thường được ban hành quá chậm. Hơn nữa, đội ngũ cán bộ có kỹ năng và kinh nghiệm chun trách về cơng tác gia đình ở cấp cơ sở cịn thiếu, cơ chế phối hợp triển khai chính sách gia đình cịn chưa đồng bộ. Một trở ngại lớn nữa trong việc thực hiện cơng tác gia đình của các cơ quan chức năng là thiếu kinh phí cho việc triển khai thực hiện. Dù nhiều chính sách về gia đình được quy định trong các bộ luật, pháp lệnh, chiến lược nhưng khơng có mục kinh phí riêng dành để triển khai thực hiện những vấn đề này. Các yếu tố nêu trên là nguyên nhân chính dẫn đến sự biến mất chưa triệt để của những vấn đề gia đình nghiêm trọng như bất bình đẳng nam nữ, bạo lực gia đình hiện nay.
c) Xây dựng mơi trường gia đình văn minh, hạnh phúc, tạo điều kiện cho mọi thành viên được phát triển toàn diện và hưởng thụ thành quả phát triển
Những yếu tố hạn chế, yếu kém trong việc xây dựng mơi trường gia đình văn minh, hạnh phúc bắt nguồn từ các nguyên nhân sau đây.
Đầu tiên, dưới tác động của mặt trái cơ chế thị trường và sự tiếp nhận thiếu chọn lọc lối sống bên ngoài làm cho một số giá trị truyền thống trong gia đình bị mai một và biến dạng. Dưới tác động trái chiều của công nghệ thông tin, giao tiếp trực tiếp, thấu hiểu lẫn nhau của những thành viên trong gia đình có chiều hướng suy giảm dẫn đến sự gia tăng của lối sống cá nhân, ích kỷ tồn tại trong gia đình. Quan hệ hơn nhân của một số gia đình trẻ trở nên dễ vỡ, tỷ lệ ly hơn có xu hướng gia tăng nhanh trong những năm gần đây do giới trẻ bị chi phối bởi lối sống cởi mở, thực dụng, chạy theo lợi ích vật chất. Khơng gian sống trong gia đình bị thu hẹp, nhu cầu, sở thích cá nhân được đề cao dẫn đến việc mối quan hệ giữa cha mẹ, ông bà và con cháu mất dần tính gắn kết. Những tính tốn thiệt hơn, lợi ích kinh tế nhỏ nhoi, tầm thường cũng làm suy giảm tình nghĩa anh em ruột thịt trong đời sống ngày nay.
Tiếp theo, một số gia đình hiện nay mãi quan tâm đến phát triển kinh tế mà không chú trọng đến giáo dục thế hệ trẻ, hoặc có quan tâm nhưng lúng túng cả về nội dung và phương pháp dẫn đến nhiều hệ lụy, đặc biệt là sự xuống cấp của đạo đức gia đình và xã hội.
d) Nâng cao năng lực quản lý của nhà nước về gia đình
Bên cạnh những mặt tích cực, cũng có những hạn chế nhất định trong cơng tác quản lý của Nhà nước về gia đình, đến từ những nguyên nhân như:
Nhận thức về các nhiệm vụ và giải pháp trong Chỉ thị số 49-CT/TW của một số Ban cán sự đảng và cấp ủy, chính quyền một số địa phương chưa thực sự sâu sắc. Tuy Đảng và Nhà nước đã khẳng định tầm quan trọng của gia đình với sự phát triển của xã hội, nhưng trong thực tế xây dựng và triển khai thực hiện chính sách, các cấp ủy và chính quyền chưa nhận thức đầy đủ vai trị của gia đình với tư cách là một thiết chế xã hội đặc thù có mối quan hệ chặt chẽ với các thiết chế khác trong hệ thống xã hội tổng
thể, sự vững mạnh hay bất cập của gia đình có tác động lớn đối với quản lý xã hội nói chung.
Tiếp theo, cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo cơng tác gia đình của một số ban cán sự đảng, đảng đoàn, một số cấp ủy, chính quyền cịn hạn chế. Dù Đảng và Nhà nước đã quan tâm đến việc xây dựng hành lang pháp lý tạo tiền đề cho các hoạt động xây dựng và củng cố gia đình tuy nhiên, hoạt động triển khai và thực thi chính sách về gia đình vẫn cịn nhiều bất cập. Nhiều văn bản luật chưa được cán bộ nhận thức đầy đủ. Các điều luật thường mang tính khung, chung chung và việc ban hành những văn bản hướng dẫn dưới luật cịn chậm. Việc tổng kết, đánh giá chính sách, pháp luật về gia đình chưa được quan tâm.
Ngồi ra, các địa phương cịn chưa xử lý triệt để tình trạng bạo lực gia đình, bn bán phụ nữ, xâm hại tình dục, sử dụng lao động trẻ em; sự phối hợp giữa gia đình với nhà trường và xã hội trong định hướng giá trị, giáo dục đạo đức, lối sống cho giới trẻ còn hạn chế.
e) Phát huy hiệu quả các nguồn lực đầu tư, huy động xã hội hoá, phát triển lĩnh vực gia đình
Những hạn chế trong phát triển lĩnh vực gia đình bắt nguồn từ những nguyên nhân như: Việc cụ thể hố chủ trương, chính sách của Đảng đối với gia đình khơng kịp thời và chưa đầy đủ, nên khi ban hành và triển khai thực hiện những chính sách về kinh tế – xã hội khơng coi gia đình là đối tượng điều chỉnh để phát triển và hưởng thụ thành quả kinh tế. Do khơng có dữ liệu khoa học trên phạm vi quốc gia về gia đình cho nên việc xây dựng chính sách về gia đình hay những chính sách kinh tế – xã hội để điều chỉnh các khía cạnh của gia đình khơng được dựa trên cơ sở các luận cứ khoa học. Việc triển khai các chính sách của gia đình chưa có trọng điểm, chưa đồng bộ nên khơng khẳng định vai trị, vị trí của gia đình trong phát triển kinh tế xã hội. Sự phối kết hợp của nhiều ban ngành để giải quyết vấn đề của gia đình, đặc biệt trong phịng, chống bạo hành chưa chặt chẽ. Bộ máy tổ chức làm công tác phối hợp quản lý nhà nước về gia đình các cấp chưa thống nhất và chưa đồng bộ.