- Công tác pháp chế
2.3.2.2 Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn.
Chính sách sử dụng vốn của doanh nghiệp không chỉ phản ánh nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh của doah nghiệp mà còn phải ánh hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Vì vậy, cần thiết phải phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản để thấy được chính sách sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Để phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn, các nhà phân tích sử dụng các chỉ tiêu sau:
- Hệ số nợ so với tài sản: là chỉ têu phản ánh mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp bằng các khoản nợ. Trị số này càng cao chứng tỏ mức độ phục thuộc của doanh nghiệp vào chủ nợ càng lớn nghĩa là mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng thấp và càng ít có cơ hội để tiếp cận các cơ hội đầu tư.
Hệ số nợ so với tài sản = Nợ phải trả/Tài sản
Khi chỉ tiêu này bằng 1 có nghĩa là toàn bộ nợ phải trả của doanh nghiệp được đầu tư cho tài sản.
Khi chỉ tiêu này lớn hơn 1 có nghĩa là số nợ phải trả được doanh nghiệp sử dụng vừa để bù lỗ vừa để tài trợ cho đầu tư tài sản. Chỉ tiêu này càng lớn bao nhiêu càng chứng tỏ lỗ lũy kế của doanh nghiệp càng lớn bấy nhiêu.
Khi chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 có nghĩa có nghĩa là số nợ phải trả được doanh nghiệp sử dụng để tài trợ cho tài sản càng giảm bấy nhiêu.
Khi ta biến đổi ta có công thức: Hệ số nợ so với tài sản = 1 - Hệ số tài trợ. Như vậy, có nghĩa là nếu doanh nghiệp muốn giảm hệ số nợ thì phải tăng hệ số tài trợ.
- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát: khác với mục đích sử dụng khi đánh giá khái quát khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp. Trong trường hợp này chỉ tiêu này có mục đích đánh giá chính sách sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = Tổng tài sản/Tổng nợ phải trả
Khi chỉ tiêu này bằng 1 thì có nghĩa là toàn bộ tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bằng nợ phải trả,và điều này cũng có nghĩa là vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bằng 0.
Khi chỉ tiêu này lớn hơn 1 thì có nghĩa là doanh nghiệp sử dụng cả nợ phải trả và vốn chủ sở hữu để tài trợ tài sản. Trị số này càng lớn thì có nghĩa là mức độ tham gia tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp từ nợ phải trả càng giảm và ngược lại.
Khi chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì có nghĩa là doanh nghiệp đang trong tình trạng thua lỗ, số lỗ lũy kế lớn hơn toàn bộ vốn chủ sở hữu, dẫn đến vốn chủ sở hữu bị âm.
- Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu: là chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư tài sản của doanh nghiệp bằng vốn chủ sở hữu.
Khi chỉ tiêu này lớn hơn 1 thì có nghĩa là doanh nghiệp sử dụng cả vốn chủ sở hữu và nợ phải trả để tài trợ cho tài sản. Chỉ tiêu này càng lớn bao nhiêu thì mức độ sử dụng nợ phải trả để tài trợ cho tài sản càng cao bấy nhiêu và ngược lại.
Khi chỉ tiêu này nhỏ hơn 0 thì có nghĩa là nự phải trả được doanh nghiệp sử dụng vừa đủ đề bù lỗ và vừa để trang trải cho tài sản hoạt động.
Hệ số tài trợ cho tài sản so với vốn chủ sở hữu = Tài sản / Vốn chủ sở hữu
Khi xem xét cơ cấu nguồn vốn sẽ cho nhà phân tích thấy được những nét đặc trưng trong chính sách huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp cũng như xác định tính hợp lý và an toàn trong việc huy động vốn của doanh nghiệp.