MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC VÀ SỬ DỤNG

Một phần của tài liệu ĐÀO THỊ HOA GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ sử DỤNG vốn lưu ĐỘNG tại THANH TRUNG (Trang 61 - 65)

VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP.

Xuất phát từ các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động đã trình bày ở trên thì xu hướng cơ bản để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ là không ngừng tăng doanh thu và tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm, hợp lí. Từ những xu hướng đó có thể chỉ ra một số biện pháp cơ bản sau:

Thứ nhất: Xác định một cách chính xác nhu cầu vốn tối thiểu cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Xác định đóng đắn nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh giúp doanh nghiệp đưa ra kế hoạch tổ chức huy động vốn nhằm hạn chế tình trạng thiếu vốn gây gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc phải đi vay ngoài kế hoạch với lãi suất cao, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, đồng thời cũng tránh được tình trạng ứ đống vốn không phát huy được hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp.

Thứ hai: Lựa chọn hình thức huy động VLĐ và đầu tư đóng đắn.

Tích cực khai thác triệt để nguồn vốn bên trong doanh nghiệp nhằm đáp ứng kịp thời cho nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp, đồng thời tính toán lựa chọn huy động các nguồn vốn bên ngoài với mức độ hợp lý của từng nguồn nhằm giảm mức thấp nhất chi phí sử dụng vốn. Khi quyết định đầu tư, doanh nghiệp cần phải cân nhắc kĩ thị trường tiêu thụ, tình hình cung ứng nguyên vật liệu, quy trình công nghệ, áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp để rút ngắn chu kỳ sản xuất.

Thứ ba: Tổ chức quá trình sản xuất và đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm.

Doanh nghiệp cần phải phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận sản xuất, không ngừng nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành tiết kiệm được nguyên vật liệu. Mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng cường công tác tiếp thị, marketing, thông tin quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ, hạn chế tối đa sản phẩm tồn kho, tăng nhanh vòng quay của vốn

Thứ tư: Quản lý chặt chẽ các khoản vốn.

Quản trị tốt vốn bằng tiền bằng tiền bằng việc xác định mức tồn quỹ hợp lý, dự đoán, quản lý các luồng nhập, xuất ngân quỹ.

Quản lý tốt công tác thanh toán nợ, tránh tình trạng bán hàng không thu được tiền, vốn bị chiếm dụng, gây nên nợ khó đòi làm thất thoát VLĐ. Để đề phòng rủi ro, doanh nghiệp nên mua bảo hiểm và lập quỹ dự phòng tài chính.

Thứ năm: Tăng cường và phát huy vai trò của tài chính trong việc quản lý và sử dụng vốn.

Thực hiện biện pháp này đòi hỏi doanh nghiệp phải tăng cường phát huy chức năng giám đốc của tài chính trong việc sử dụng tiền vốn nói chung và VLĐ nói riêng ở tất cả các khâu từ dự trữ, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

Thứ sáu: Tăng cường bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ các bộ quản lý, nhất là đội ngũ các bộ quản lý tài chính.

Trên đây là một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế không phải tất cả các biện pháp trên áp dụng đều mang lại hiệu quả tốt. Nó còn phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của doanh nghiệp cũng như môi trường kinh doanh mà doanh nghiệp hoạt động trong đó. Do vậy, doanh nghiệp cần xem xét nghiên cứu kỹ để lựa chọn biện pháp thích hợp.

Từ những lý luận tổng quát trên ta đã có được cái nhìn tổng quan về vốn lưu động, qua đó thấy được tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là

những vấn đề chung về lý thuyết. Sau đây em xin đi sâu phân tích những vấn đề trên trong một môi trường cụ thể là hoạt động sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ máy tính Thanh Trung.

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, mặc dù hoạt động trong nền kinh tế thị trường, cùng nói riêng luôn có sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt với nhiều khó khăn thách thức nhưng Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ máy tính Thanh Trung đã có những bước đi đóng đắn, mở rộng phát triển thị trường và đã có những kết quả tốt đẹp. Tuy nhiên bên cạnh những thành công không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế trong công tác tổ chức và sử dụng vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng, từ đó đòi hỏi công ty phải cố gắng nhiều hơn nữa nhất là trong khâu quản lý và sử dụng VLĐ để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty. Qua quá trình thực tập, em đã mạnh dạn tìm hiểu và bước đầu đưa ra một số đề xuất để công ty xem xét áp dụng nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong công ty.

Do trình độ và thời gian thực tập, nghiên cứu còn hạn chế, nên trong chuyên đề của em sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô giáo cùng cô chú và anh chị trong phòng Kế toán tài chính để đề tài của em thêm hoàn thiện và mang tính thiết thực hơn nữa.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của cô Lê Thuỳ Linh cùng toàn thể các cô chú, anh chị trong phòng tài chính kế toán Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ máy tính Thanh Trung đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập và hoàn thành bài báo cáo thực tập này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện Đào Thị Hoa

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tác giả: TS.Nguyễn Đăng Nam; PGS-TS.Nguyễn Đình Kiệm: Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp- Nhà xuất bản tài chính năm 2001

2. Tác giả: GS.TS. Ngô Thế Chi; TS. Nguyễn Trọng Cơ: Giáo trình phân

tích tài chính doanh nghiệp - Nhà xuất bản tài chính năm 2005

3. Tác giả: PGS.TS. Ngô Thế Chi; TS. Trương Thị Thuỷ - Giáo trình kế

toán doanh nghiệp theo luật kế toán mới - Nhà xuất bản Thống kê – Hà Nội.

4. Tác giả: PGS.TS Nguyễn Đình Kiệm và TS Bạch Đức Hiển: Giáo trình

tài chính doanh nghiệp – Nhà xuất bản Tài chính năm 2008

5. Tài liệu do Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ máy tính Thanh

Một phần của tài liệu ĐÀO THỊ HOA GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ sử DỤNG vốn lưu ĐỘNG tại THANH TRUNG (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w