Nguồn vốn kinh doanh và nguồn vốn lưu động

Một phần của tài liệu ĐÀO THỊ HOA GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ sử DỤNG vốn lưu ĐỘNG tại THANH TRUNG (Trang 27 - 43)

*Nguồn vốn kinh doanh.

Để có cái nhìn tổng quan về nguồn vốn kinh doanh của công ty trong năm qua ta có bảng sau:

Bảng 2.2 : Cơ cấu tài sản và nguồn vốn kinh doanh của công ty Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu 31/12/2012 31/12/2011 Chênh lệch ST TT(%) ST TT(%) ST TL(%) Tài sản 27.623.756.705 100 18.153.529.419 100 9.470.227.286 0,522 A.TSLĐ và ĐTNH 26.375.801.577 0,955 16.740.413.256 0,922 9.635.388.321 0,576 1.TSLĐ 26.375.801.577 100 16.740.413.256 100 9.635.388.321 0,576 2.ĐTNH 0 0 0 0,000 0 - B.TSCĐ và ĐTDH 1.247.955.128 0,045 1.413.116.163 0,078 -165.161.035 (0,117) Nguồn vốn 27.623.756.705 100 18.153.529.419 100 9.470.227.286 0,522 A. Nợ phải trả 14.248.355.252 0,516 3.596.884.600 0,198 10.651.470.652 2,961 1.Nợ ngắn hạn 13.493.355.275 0,947 2.556.884.622 0,711 10.936.470.653 4,277 2.Nợ dài hạn 754.999.977 0,053 1.039.999.978 0,289 -285.000.001 (0,274) B.Nguồn vốn CSH 13.375.401.453 0.484 14.556.644.819 0,802 -1.181.243.366 (0,081) 1.VCSH 13.375.401.453 100 14.556.644.819 100 -1.181.243.366 (0,081)

Căn cứ vào bảng trên ta thấy vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh tại thời điểm 31/12/2011 là: 18.153.529.419 đồng, đến năm 2012 số vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh tăng lên 27.623.756.705 đồng. Như vậy vốn kinh doanh tăng 9.470.227.286 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 52,2%. Trong đó

Vốn lưu động : Năm 2011 là 16.740.413.256 đồng, chiếm 92,2% trong tổng số vốn sản hoạt động kinh doanh, năm 2012 là 26.375.801.577 đồng, chiếm 95,5% tổng số vốn hoạt động kinh doanh.

Vốn cố định : Năm 2012 là 1.413.116.163 đồng, chiếm 7,8% trong tổng vốn hoạt động kinh doanh. Năm 2012 là 1.247.955.128 đồng, chiếm 4,5% trong tổng vốn kinh doanh.

Như vậy năm 2012 tỷ trọng vốn lưu động và vốn cố định có sự thay đổi phù hợp hơn với doanh nghiệp thương mại, vì đối với doanh nghiệp thương mại thì tỷ trọng vốn nằm trong hàng hóa là chủ yếu, do đó trong doanh nghiệp thương mịa thì vốn cố định thường chiếm tỷ trọng lớn để đảm bảo cho quá trình kinh doanh được ổn định và có hiệu quả.

Xét theo quan hệ sở hữu về vốn: Trong tổng nguồn vốn của công ty thì nợ phải trả năm 2011 chiếm tỷ trọng khá ít, cuối năm 2011 nợ phải trả là: 3.596.884.600 đồng chiếm 19.8 % trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp và chiếm tỷ trọng ít hơn so với VCSH, đến cuối năm 2012 có sự thay đổi: nợ phải trả là 14.248.355.252 đồng và chiếm tỷ trọng 51.6% trong tổng nguồn vốn. So với năm 2011 thì nợ phải trả tăng lên tới 10.651.470.652 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 296,1 %. Như vậy có thể thấy rằng trong năm 2012, nguồn tài trợ cho vốn kinh doanh của công ty chủ yếu là vốn vay trong đó vay ngắn hạn là lớn nhất, rủi ro tài chính sẽ cao nhưng công ty sẽ sử dụng được đòn bẩy tài chính để khuyếch đại tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Sơ đồ tài trợ vốn kinh doanh của công ty đầu năm 2012 Tài sản lưu động 16.740.413.256 Tỷ trọng : 92,2% Nguồn vốn ngắn hạn (Nợ NH) 2.556.884.622 đồng Tỷ trọng : 71,1% + 14.183.528.634 đồng Tài sản cố định 1.413.116.163 đồng Tỷ trọng : 49,53% Nguồn vốn dài hạn (Nợ DH+VCSH) 1.039.999.978 đồng Tỷ trọng :28,9%

Sơ đồ tài trợ vốn kinh doanh của công ty cuối năm 2012

Tài sản lưu động 26.375.801.577 đồng Tỷ trọng : 95,5% Nguồn vốn ngắn hạn (Nợ NH) 13.493.355.275 đồng Tỷ trọng : 94,7% + 12.882.446.302 đồng Tài sản cố định 1.247.955.128 đồng Tỷ trọng : 4,5 % Nguồn vốn dài hạn (Nợ DH+VCSH) 754.999.977 đồng Tỷ trọng : 5,3 %

Hai sơ đồ trên cho ta thấy đầu tại thời điểm 31/12/ 2011 một phần tài sản dài hạn đựơc tài sản bởi nguồn vốn ngắn hạn : Cụ thể có 14.183.528,634 đồng tài sản lưu động tài trợ cho tài sản cố định. Mặc dùng khuyêch đại được khả năng sử dụng vốn nhưng cách tài trợ này vô cùng nguy hiểm vì công ty có thể mất khả năng trả nợ trong ngắn hạn. Trong năm 2012 công ty đã có sự chuyển biến hơn đó là toàn bộ tài sản dài hạn đều được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn, và còn có 12.882.446.302 đồng nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho tài sản cố định, đây là cách tài trợ chưa đảm bảo đựơc nguyên tắc cân bằng tài chính. Như vậy khi xét đến tính ổn định của nguồn tài trợ thì năm 2012 cơ cấu tài trợ của công ty chưa hợp lý.

* Nguồn vốn lưu động của công ty.

Để tiến hành hoạt động kinh doanh, mỗi doanh nghiệp phải có một lượng vốn lưu động nhất định tương ứng với quy mô kinh doanh của mình để đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh được liên tục và đều đặn.

Nhưng bên cạnh đó, trong các chu kì kinh doanh, ngoài số VLĐ thường xuyên cần thiết, doanh nghiệp phải có thêm bộ phận TSLĐ tạm thời được đáp ứng bởi nguồn vốn tạm thời. Với mỗi doanh nghiệp khác nhau thì VLĐ được tài trợ từ những nguồn khác nhau. Để đánh giá hiệu quả sử dụng và tổ chức nguồn vốn lưu động, đồng thời đánh giá tính hợp lý trong mô hình tài trợ vốn lưu động của công ty, ta sẽ phân loại nguồn hình thành vốn lưu động trên cơ sở căn cứ vào thời gian huy động vốn và sử dụng vốn. Với căn cứ này thì VLĐ của công ty được hình thành từ 2 nguồn là nguồn vốn lưu động thường xuyên và nguồn vốn lưu động tạm thời. VLĐTX đầu kỳ (cuối kỳ) = Mức dự trữ hàng tồn kho đầu kỳ (cuối kỳ) + Các khoản phải thu đầu kỳ (cuối kỳ) + Các khoản chiếm dụng hợp pháp đầu kỳ (cuối kỳ)

NVLĐTT (nguồn vốn lưu động tạm thời) = Nợ ngắn hạn

NVLĐTX ( nguồn vốn lưu động thường xuyên) = TSLĐ và ĐTNH - Nợ ngắn hạn.

Bảng 2.3: Nguồn hình thành VLĐ của công ty. Đơn vị tính: đồng Nguồn vốn 31/12/2012 31/12/2011 ST TT(%) ST TT(%) NVLĐTX 12.882.446.302 48,84 14.183.528.634 3,65 NVLĐTT 13.493.355.275 51,16 2.556.884.622 96,35 Cộng 26.375.5801.577 100 16.740.413.256 100

Biểu đồ 2.1: Nguồn hình thành VLĐ của công ty.

Nhìn bảng trên ta thấy VLĐTX ở thời điểm 31/12/2012 NVLĐTX dương nghĩa là công ty có VLĐTX cụ thể: VLĐTX là 12.882.446.302 đồng. Đây chính là chính sách tài trợ tạo điều kiện cho công ty tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn nhưng không đem lại sự ổn định và an toàn cho công ty, rủi ro sẽ cao vì công ty đã dùng một phần nguồn vốn có thể sử dụng trong ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn. Tuy vậy nguồn vốn lưu động thường xuyên chiếm tỷ trọng quá lớn do đó vẫn chứa đựng rủi ro cho công ty.

phải huy động từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó chủ yếu là nợ ngắn hạn. Đầu năm nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là: 170.007.222.236 đồng chiếm 72,97% trong tổng nợ phải trả, và cuối năm 2012 là 142.433.475.705 đồng chiếm 85,06% trong tổng nợ phải trả. Đây là nguồn vốn VLĐ chủ yếu của Công ty nên cần xem xét kỹ tỷ trọng của từng khoản nợ chiếm trong tổng số nợ ngắn hạn.

Bảng 2.4: Cơ cấu nợ ngắn hạn của Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ máy tính Thanh Trung

Đvt: Đồng

Chỉ tiêu STNăm 2012T.tr (%) STNăm 2011T.tr (%) STSo sánh 2012/2011TL T.tr (%) Tổng nợ ngắn hạn 13.493.355.252 94,70 2.556.884.6222 71,11 10.936.470.653 427,69 23,59

1. Vay ngắn hạn 2.145.870.000 15,90 0 - 2.145.870.000 - 15,90

2. Phải trả người bán 11.323.896.433 83,92 2.541.997.680 99,41 8.781.898.753 345,48 (15,9)

3. Các khoản phải trả

Theo bảng trên ta thấy rằng:

Nợ ngắn hạn đã tăng 10.936.470.653 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 427,69%. trong đó phải trả người bán tăng nhiều nhất là 8.781.898.753 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 345,48%. Sau đó là đến khoản vay ngắn hạn phát sinh 2.145.870.000 đồng và các khoản phải trả ngắn hạn khác.

Có một điều dễ nhận thấy trong cơ cấu nợ ngắn hạn của công ty thì phải trả người bán là chủ yếu, tỷ trọng phải trả người bán chiếm 83.92% trong tổng nợ ngắn. Tuy vậy việc chiếm dụng này có thể gây mất uy tín đối với đối tác và nếu lạm dụng sẽ gây mất khả năng đảm bảo tự chủ trong thanh toán cũng như hoạt động kinh doanh.

Tóm lại, với mô hình tài trợ cho nhu cầu VLĐ bằng nợ ngắn hạn thì Công ty cần tổ chức quản lý khoản vay cũng như các khoản vốn chiếm dụng hợp lý. Nếu không thì khả năng thanh toán của Công ty sẽ suy yếu, hơn nữa có thể mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Mỗi nguồn tài trợ đó đều có những mặt tồn tại nhất định. Do vậy, Công ty cần có biện pháp khai thác sử dụng triệt để đồng vốn, giảm chi phí, giữ uy tín với bạn hàng mà vẫn đảm bảo khả năng thanh toán.

2.2.2.Tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động

2.2.2.1.Tình hình phân bổ và cơ cấu vốn lưu động của công ty

Để xem hiệu quả sử dụng vốn lưu động trước hết chúng ta cần phân tích cơ cấu vốn lưu động vì thông qua việc phân tích đó sẽ giúp cho người quản lý thấy đựơc tình hình phân bổ vốn lưu động và tỷ trọng các khoản trong các giai đoạn luân chuyển, từ đó xác định trọng điểm cần quản lý và tìm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Để xem xét tình hình phân bổ và cơ cấu VLĐ của công ty ta nghiên cứu bảng số liệu sau Cơ cấu VLĐ của Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ máy tính Thanh Trung

Bảng 2.5: Cơ cấu VLĐ của Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ máy tính Thanh Trung

Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu Năm 2012ST TT(%) STNăm 2011 TT(%) STChênh lệch TL(%)

A. TSLĐ 26.375.801.57

7 100

16.740.413.25

6 100 9.635.388.321 0,58

I. Tiền và các khoản tương đương tiền 8.470.151.847 32,11 7.134.417.086 42,61 1.335.734.761 0,19

II. Cỏc khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0 - 0 - 0 -

III. Các khoản phải thu ngắn hạn 2.781.315.410 10,54 5.043.855.749 30,13 (2.262.540.339) (0,44)

IV. Hàng tồn kho 14.170.360.42

5 53,72 3.977.727.502 23,76 10.192.632.923 2,56

Qua bảng số liệu ta thấy: Trong TSLĐ của công ty tại thời điểm 31/12/2012 là: 26.375.801.577 đồng, chiếm 95,5 % trong tổng tài sản của công ty và giảm so tăng với 31/12/2011 là 9.635.388.321 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 58%, như vậy trong năm 2012 công ty đã tăng vốn lưu động rất nhiều. Để đánh giá xem sự thay đổi này có hợp lý không ta đi vào xem xét các khoản cụ thể sau.

Chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu vốn lưu động là hàng tồn kho chiếm 53,72%, trong đó chủ yếu là hàng hóa nhập kho. Cuối năm 2011 hàng tồn kho là 3.977.727.502 đồng chiếm 23,76 % đến cuối năm 2012 đã tăng lên đến 14.170.360.425 đồng, tăng 356%. Sự tăng vọt hàng tồn kho này có khía cạnh tích cực khi giá cả leo thàng tuy vậy đặt ra vấn đề cho công ty nếu công ty không quản lý và sử dụng tốt hàng tồn kho này thì sẽ gây ứ đọng vốn và ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty.

Tiền và các khoản tương đương tiền đầu năm 2012 là 7.134.417.086 đồng, cuối năm 2012 tăng lên là 8.470.151.847 tức là tăng 1.335.734.761 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 58%. Tiền tăng đồng nghĩa với khả năng thanh toán, đặc biệt là khả năng thanh toán nhanh, và khả năng thanh toán tức thời cũng sẽ tăng, công ty sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán các giao dịch cần tiền. Tuy nhiên dự trữ tiền nhiều và lâu chưa hẳn đã tốt, vì vậy sẽ làm giảm chi phí cơ hội cho công ty so với đầu tư tài chính ngắn hạn.

Khoản phải thu của công ty tại thời điểm cuối năm 2011 là 5.043.855.749 đồng chiếm 30,13 %, đến năm 2012 là 2.781.315.410 đồng chiếm 10,54 %, giảm 2.262.540.339 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 44 % như vậy khoản phải thu giảm khá lớn cả về giá trị và tỷ trọng trong cơ cấu vốn lưu động. Đây là sự cố gắng của công ty trong công tác thu hồi vốn bị chiếm dụng và đưa vào vòng quay vốn nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sự dụng vốn của mình.

Để đánh giá chính xác về tính hợp lý của cơ cấu vốn lưu động của công ty trong 2 năm vừa qua ta đi sâu phân tích từng khoản vốn.

2.2.2.2.Vốn lưu động bằng tiền và khả năng thanh toán của công ty.

Trong VLĐ thì tiền là khâu quan trọng, là tài sản linh hoạt nhất dễ dàng chuyển đổi thành loại tài sản khác. Nó là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của Công ty. Đảm bảo được tiền thì Công ty tận dụng được các thời cơ tốt trong kinh doanh, tự chủ trong thanh toán. Song nếu có nhiều tiền chưa phải là tốt bởi khả năng sinh lời của nó rất thấp. Do vậy, Công ty phải tối ưu hoá mức dự trữ ngân quỹ để tránh rủi ro và đảm bảo khả năng thanh toán kịp thời, cần thiết.

Bảng 2.6 Các chỉ tiêu thanh toán của Công ty

ST

T CHỈ TIÊU Năm 2012 Năm 2011

Chênh lệch

ST TL

1 Tài sản ngắn hạn 26.375.801.577 16.740.413.256 9.635.388.321 1,58

2 Nợ ngắn hạn 13.493.355.275 2.556.884.622 10.936.470.653 5,28

3 Hàng tồn kho 14.170.360.425 3.977.727.502 10.192.632.923 3,56

4 Tiền và các khoản tương đương tiền 8.470.151.847 7.134.417.086 1.335.734.761 1,19

5 Lợi nhuận trước lãi vay và thuế 8.511.535.796 1.723.394.699 6.788.141.097 4,94

6 Lãi vay phải trả 0 0 0 -

7 Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn (1:2) 1,95 6,55 (4,59) 0,30

8 Hệ số khả năng thanh toán nhanh ((1-3):2) 0,90 4,99 (4,09) 0,18

9 Hệ số khả năng thanh toán tức thời (4:2) 0,63 2,79 (2,16) 0,22

Khả năng thanh toán tức thời: Đây là chỉ tiêu thể hiện mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn. Đầu năm 2012 hệ số khả năng thanh toán tức thời là 2,79 tức là một đồng nợ ngắn hạn sẽ được đảm bảo bởi 2,79 đồng tài sản, nghĩa là tại thời điểm 32/12/2011 tài sản ngắn hạn đủ để trả nợ ngắn hạn, an toàn trong thanh toán cho công ty. Nhưng đến 31/12/2012 hệ số này đã giảm xuống tới 0,63 tức là một đồng nợ ngắn hạn sẽ chỉ được 0,63 đồng tài sản ngắn hạn đảm bảo, như vậy tài sản ngắn hạn chưa đủ để thanh toán hết các khoản nợ ngắn hạn của công ty. Tuy nhiên không phải tài sản nào cũng sẵn sàng dùng được để trả nợ và không phải khoản nào cũng trả nợ được ngay.

Vì vậy ta cần xem xét hệ số khả năng thanh toán nhanh để đánh giá chính xác hơn khả năng thanh toán của công ty.

Khả năng thanh toán nhanh: Đầu năm hệ số thanh toán nhanh là 4,99 nhưng đến cưối năm 2012 giảm xuống còn 0,90. Với những số liệu đã tính toán thì hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá lớn 53,72% tổng VLĐ của Công . Vì thế, khả năng thanh toán của Công ty chỉ có 0,9 đồng để sẵn sàng trả nợ ngay cho 1 đồng nợ ngắn hạn khi không dựa vào việc bán hàng húa.

2.2.2.3.Tình hình quản lý các khoản phải thu

Để quản lý các khoản phải thu được tốt thì các nhà quản lý tài chính cần theo dõi kịp thời, sát sao, trên cơ sở đó đưa ra các chính sách tín dụng thương mại hợp lý và cũng có những biện pháp phù hợp để có thể thu hồi các khoản phải thu đến hạn. Thực trạng các khoản thu của Công ty được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.7: Tình hình quản lý các khoản phải thu của công ty.

Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu STNăm 2012 TT(%) STNăm 2011 TT(%) STChênh lệch TL(%)

III. Các khoản phải thu ngắn

hạn 2.781.315.410 100 5.043.855.749 100 2.262.540.339 0.052

1. Phải thu khách hàng 2.781.315.410 100 3.992.234.749 79.16 1.210.919.339 30.33

2. Trả trước cho người bán 0 0 0 0 0

3. Các khoản phải thu khác 0 0 1.051.621.000 20.84 1.051.621.000 100

4. Dự phòng phải thu ngắn hạn

Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng trong năm 2012 các khoản phải thu đã giảm so với năm 2011. Tại thời điểm 31/12/2011 tổng các khoản phải thu là

5.043.855.749 đồng, chiếm 39,14% tổng vốn lưu động, nhưng đến thời điểm

31/12/2012 tổng các khoản phải thu là 13.836.554.620 đồng, chiếm 9,36% tổng vốn lưu động. Như vậy các khoản phải thu giảm 46.337.504.906 đồng, tỷ lệ giảm 77,01%. Trong cơ cấu các khoản phải thu của công ty thì khoản phải thu nội bộ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất (tại thời điểm 31/12/2012 chiếm

Một phần của tài liệu ĐÀO THỊ HOA GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ sử DỤNG vốn lưu ĐỘNG tại THANH TRUNG (Trang 27 - 43)