Tổ chức chữa cháy

Một phần của tài liệu Kế hoạch an toàn tổng hợp TT 04 2017 BXD (Trang 27 - 29)

1. Nhiệm vụ của lực lượng PCCC công trường

Sử dụng nhanh chóng các phương tiện tại chỗ dập tắt đám cháy; Nhanh chóng cấp cứu người bị nạn ra khỏi khu vực cháy;

Di chuyển tài liệu, tài sản ra khỏi khu vực cháy;

Điện thoại cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp 114, cử người ra đón và chỉ đường cho xe chữa cháy;

Cung cấp thông tin về vật tư, chất cháy, nguồn nước, đường di chuyển cho lực lượng PCCC chuyên nghiệp biết;

Kết hợp với Công an địa phương bảo vệ tài sản, trật tự an ninh trong khu vực cơng trình;

Khi đám cháy được dập tắt, chỉ huy chữa cháy tại chỗ ra lệnh giữ nguyên hiện trường chờ kiểm tra kết luận của Công an mới được thu dọn hiện trường.

2. Lực lượng chữa cháy tại chỗ

Gồm 30 người (bao gồm tất cả mọi người đang làm việc trên công trường), được chia thành các đội và linh động làm nhiệm vụ trong các đội như sau:

Đội thông tin liên lạc: gồm 2 thành viên

Nhiệm vụ:

Khi có cháy xảy ra, báo động yêu cầu mọi người nhanh chóng rời khỏi khu vực cháy;

Nhanh chóng báo cho ban Lãnh đạo hoặc người chịu trách nhiệm cao nhất tại cơ quan biết vị trí, tình hình diễn biến đám cháy;

Nhanh chóng cắt điện khu vực cháy và các khu vực xung quanh; Gọi điện báo cháy cho Đội PCCC chuyên nghiệp 114;

Gọi điện cho điện lực cắt điện toàn bộ cơ quan và các khu vực xung quanh; Thực hiện các nghiệp vụ khác khi có yêu cầu.

Đội di chuyển và cứu người bị nạn: gồm 5 thành viên

Nhiệm vụ:

Mở tất cả các cửa thoát nạn, hướng dẫn mọi người thoát nạn theo hướng đã quy định, nhanh chóng di chuyển ra khỏi khu vực nguy hiểm;

Tìm kiếm, cứu những người bị kẹt, bị nạn trong đám cháy, đưa họ ra nơi an toàn, giao cho đội cứu thương.

Đội chữa cháy: gồm 8 thành viên

Nhiệm vụ:

Sử dụng các loại, phương tiện chữa cháy xách tay đặt tại các khu vực đã quy định từ trước, sử dụng máy bơm nước, bồn nước và các vịi nước nhanh chóng tiếp cận đám cháy;

Đồng loạt phun chất chữa cháy vào đám cháy dập tắt đám cháy, ngăn chặn không cho đám cháy phát triển sang các khu vực.

Đội cứu thương: gồm 4 thành viên

Nhiệm vụ:

Tổ chức băng bó, sơ cấp cứu tạm thời và đưa nạn nhân đến bệnh viện gần nhất; Nắm tình hình số lượng người bị nạn báo cáo cho ban chỉ huy.

Đội vận chuyển tài sản: gồm 6 thành viên

Nhiệm vụ:

Kịp thời tổ chức người nhanh chóng vận chuyển những tài sản quan trọng cần thiết gần nơi phát lửa trước;

Phá dỡ tài sản gần nơi phát lửa tạo hành lang ngăn cháy không cho lửa cháy lan rộng khu vực khác;

Cắt cử người trông coi tài sản; Nắm tình hình báo cáo Ban chỉ huy; Đội điện: gồm 2 thành viên

Nhiệm vụ: Khi có sự cố nhanh chóng đến nơi có sự cố cắt cầu dao điện; Đội hướng dẫn, điểm danh gồm 2 thành viên

Nhiệm vụ:

Tổ chức người đứng trực các khu vực cầu thang, các lối đi khác hướng dẫn cho cơng nhân di tản đúng hướng, đúng lối thốt hiểm;

Tổ chức điểm danh, điểm quân số nắm tình hình quân số báo cáo kịp thời Ban chỉ huy để tổ chức tìm kiếm kịp thời.

3. Các giả định xảy ra cháy tại cơng trường

Tình huống 1 (vào giờ nghỉ)

- Vị trí cháy – Nguyên nhân – Tổ chức chữa cháy

- Địa điểm có khả năng gây cháy: Kho chứa nguyên vật liệu.

- Nguyên nhân có khả năng gây cháy: do hút thuốc không đúng quy định.

- Hình thức báo cháy: Bằng kẻng, cịi và người phát hiện cháy đầu tiên hơ to CHÁY! CHÁY! CHÁY!

- Biện pháp cứu chữa: Tập trung cứu người, tài sản và chữa cháy. - Cúp điện toàn bộ khu vực xảy ra cháy.

- Sử dụng phương tiện: Dùng các bình chữa cháy hiện có để khống chế ngọn lửa. - Sử dụng thơng tin liên lạc: Bằng điện thoại.

- Ban chỉ huy (CHT/CT): Trần Đình Long, - Trưởng Ban AT: Nguyễn Tiến Long

- Các cơ quan lân cận : 113

- Lực lượng PCCC chuyên nghiệp: 114

Tổ chức di chuyển tài sản – Bảo vệ tài sản trong và sau khi chữa cháy

Sau khi cúp điện người phụ trách bảo vệ phải huy động đèn pin cùng với hệ thống đèn bảo vệ, tăng cường cho công tác bảo vệ tài sản và chữa cháy. Phụ trách bảo vệ cử bảo vệ mở khố (có thể phá cửa) các phòng lân cận khu vực cháy, để di chuyển tài sản – hồ sơ ra ngoài khu vực cháy và tổ chức bảo vệ cho đến khi có người khác thay thế.

Bảo vệ hiện trường

Sau khi dập tắt đám cháy thì lãnh đạo cơ quan (hay người đại diện trực ban đêm xảy ra cháy) phải tổ chức di chuyển tài sản vào nơi an toàn để thuận tiện bảo vệ.

Lập biên bản hiện trường cháy – báo cáo cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp kết quả cứu chữa và cung cấp cho bộ phận xử lý PCCC chuyên nghiệp những thông tin để thuận tiện cho công tác khám nghiệm và xử lý vi phạm chính xác.

Tình huống 2 (vào trong giờ làm việc)

- Vị trí cháy – Nguyên nhân – Tổ chức chữa cháy - Địa điểm có khả năng gây cháy: bãi gia cơng sắt thép. - Nguyên nhân có khả năng gây cháy: Do sơ suất bất cẩn.

- Hình thức báo cháy: Người phát hiện đầu tiên sẽ hơ to CHÁY! CHÁY! CHÁY!, sau đó dùng cịi thổi liên tục để mọi người hỗ trợ.

- Biện pháp cứu chữa: Cứu người, tài sản và chữa cháy. - Cúp điện: Cúp điện khu vực xảy ra cháy.

- Sử dụng phương tiện: Dùng bình chữa cháy hiện có để khống chế ngọn lửa và tập trung tồn bộ bình chữa cháy trong cơng trình để dập tắt đám cháy (đồng thời báo khẩn đội hình PCCC cơng trình tiếp ứng).

- Sử dụng thông tin liên lạc: Bằng điện thoại. - Các cơ quan lân cận : 113

- Lực lượng PCCC chuyên nghiệp: 114

Bảo vệ hiện trường

Sau khi dập tắt đám cháy thì lãnh đạo cơ quan (hay người đại diện trực ban đêm xảy ra cháy) tổ chức di dời tài sản đến nơi an toàn để thuận tiện bảo vệ.

Thu hồi các phương tiện chữa cháy.

Lập biên bản hiện trường cháy, báo cáo cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp kết quả cứu chữa và cung cấp cho bộ phận xử lý PCCC chuyên nghiệp những thông tin để thuận tiện cho cơng tác khám nghiệm và xử lý vi phạm chính xác.

Một phần của tài liệu Kế hoạch an toàn tổng hợp TT 04 2017 BXD (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w