Đặc điểm của công tác quản lý hoạt động bồi dƣỡng LLCT tạ

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị tại trung tâm bdct huyện đầm hà - tỉnh quảng ninh (Trang 40)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.Đặc điểm của công tác quản lý hoạt động bồi dƣỡng LLCT tạ

cấp huyện

Quản lý hoạt động bồi dƣơng LLCT tại TTBDCT cấp huyện thực chất là quản lý thực hiện chƣơng trình giáo dục nên nó mang những đặc điểm chung về quản lý thực hiện chƣơng trình giáo dục, có hệ thống, cơ bản, đồng bộ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tuy nhiên, về sự chỉ đạo và mối quan hệ công tác:

- TTBDCT cấp huyện là đơn vị sự nghiệp trực thuộc cấp uỷ và uỷ ban nhân dân cấp huyện, đặt dƣới sự chỉ đạo trực tiếp và thƣờng xuyên của Ban thƣờng vụ cấp uỷ huyện.

- Ban Tuyên giáo cấp uỷ cấp huyện có trách nhiệm giúp cấp uỷ kiểm tra về định hƣớng chính trị, tƣ tƣởng trong giảng dạy tất cả các chƣơng trình bồi dƣỡng, giáo dục cán bộ, đảng viên của Trung tâm;

- Ban Tổ chức cấp uỷ cấp huyện chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo huyện uỷ và Trung tâm xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng trên cơ sở quy hoạch cán bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể ở các cơ sở, xây dựng bộ máy, biên chế, cán bộ và thực hiện chế độ chính sách đối với ngƣời dạy và ngƣời học;

- Các phòng ban chuyên môn của cấp uỷ và uỷ ban nhân dân huyện theo chức năng, phối hợp với Trung tâm tiến hành những nhiệm vụ có liên quan đến các lĩnh vực công tác thuộc đơn vị;

- Ban Tuyên giáo cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các ban, ngành của tỉnh thống nhất việc hƣớng dẫn mở các loại chƣơng trình bồi dƣỡng cho các đối tƣợng tại Trung tâm, hƣớng dẫn kiểm tra, sơ kết, tổng kết hoạt động của Trung tâm;

- Trƣờng Chính trị tỉnh chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo cấp tỉnh có kế hoạch bồi dƣỡng lý luận, nghiệp vụ cho giám đốc, phó giám đốc, giáo vụ và đội ngũ giảng viên; hƣớng dẫn, giúp đỡ Trung tâm những vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ.

Công tác giáo dục LLCT tại TTBDCT ở cơ sở thuộc hệ giáo dục phổ cập. Chƣơng trình giáo dục LLCT tại TTBDCT cấp huyện chủ yếu là chƣơng trình bồi dƣỡng ngắn hạn; đối tƣợng là mọi thành viên ở cơ sở, trƣớc hết là cán bộ, đảng viên và đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị ngoài diện đào tạo, bồi dƣỡng do hệ thống trƣờng Chính trị tỉnh, thành phố phụ trách, các thành viên của các đoàn thể nhân dân ở cơ sở; đội ngũ giảng viên cơ hữu ít, chủ yếu là giảng viên kiêm chức.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bởi vậy, quản lý hoạt động bồi dƣỡng LLCT tại TTBDCT cấp huyện có những đặc thù riêng.

Các chƣơng trình bồi dƣỡng cụ thể cho từng đối tƣợng đƣợc triển khai thực hiện theo hƣớng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ƣơng, Ban Tuyên giáo cấp tỉnh và chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy huyện theo nhu cầu đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ của địa phƣơng. Tài liệu của từng chƣơng trình bồi dƣỡng do Ban Tuyên giáo Trung ƣơng biên soạn và phát hành. Ngoài ra còn có các tài liệu của địa phƣơng về tình hình phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, các gƣơng điển hình tiên tiến, giáo dục truyền thống, các chủ trƣơng, chính sách của tỉnh,... Mỗi chƣơng trình đều có phân phối cụ thể về thời gian, trong đó có dành thời gian cho thảo luận, trao đổi kinh nghiệm xử lý tình huống ở cơ sở, báo cáo điển hình và tham quan thực tế.

Đối tƣợng tham gia học tập, nghiên cứu ở trung tâm chủ yếu là những cán bộ, đảng viên đã có thực tiễn công tác, có kinh nghiệm sống, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có ý thức cao trong tiếp thu lý luận; nhƣng hầu hết là những ngƣời có độ tuổi từ 30 trở lên, trình độ văn hóa và lý luận ở mức độ nhất định, chƣa có phƣơng pháp nghiên cứu, có thói quen nghe, ghi và tiếp thu một cách thụ động, ít hỏi hoặc nêu vấn đề đi sâu và mở rộng kiến thức.

Đội ngũ giảng viên giảng dạy tại các trung tâm hầu hết là giảng viên kiêm chức. Theo Quyết định 185-QĐ/TW của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng, mỗi Trung tâm bồi dƣỡng chính trị cấp huyện có đội ngũ cán bộ gồm giám đốc (giám đốc có thể là Trƣởng Ban Tuyên giáo cấp uỷ cấp huyện kiêm nhiệm), 1 phó giám đốc giáo vụ, hành chính; biên chế từ 4 đến 6 ngƣời. Ngoài số biên chế theo quy định, trung tâm bồi dƣỡng chính trị cấp huyện đƣợc thực hiện chế độ giảng viên kiêm chức và cộng tác viên theo quy định. Các đồng chí tham gia làm giảng viên kiêm chức ở trung tâm thƣờng là cấp ủy huyện, trƣởng, phó các ngành, đoàn thể cấp huyện; đƣợc đào tạo cơ bản, có trình độ LLCT, phẩm chất đạo đức trong sáng, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, có tinh thần trách nhiệm cao và nhiệt tình trong công

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tác. Tuy nhiên, đội ngũ giảng viên của các Trung tâm vừa thiếu, vừa yếu, đa số chƣa qua nghiệp vụ sƣ phạm, đời sống vật chất còn gặp nhiều khó khăn, lại bận công tác chuyên môn nên ít đầu tƣ thời gian cho việc soạn bài lên lớp, làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng giảng dạy.

Tuy đƣợc coi là một đơn vị sự nghiệp giáo dục nhƣng về cơ chế công tác, các chế độ, chính sách; vấn đề đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt động dạy và học chƣa đƣợc hƣởng nhƣ các đơn vị sự nghiệp giáo dục khác.

Do đó, việc quản lý hoạt động bồi dƣỡng LLCT tại TTBDCT cấp huyện phải trên cơ sở đặc điểm của từng chƣơng trình, đối tƣợng học tập, đội ngũ cán bộ giảng viên, cơ chế chính sách và điều kiện cơ sở vật chất của các Trung tâm; đặc biệt chú ý đến đánh giá của các lực lƣợng xã hội đối với học viên đã qua bồi dƣỡng tại Trung tâm.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Dƣới góc nhìn của khoa học quản lý giáo dục, quản lý hoạt động bồi dƣỡng LLCT tại Trung tâm bồi dƣỡng chính trị huyện Đầm Hà - tỉnh Quảng Ninh là quản lý chƣơng trình giáo dục có tính đặc thù riêng, có ý nghĩa quan trọng trong suốt quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm, góp phần quan trọng vào công tác giáo dục lý luận chính trị của huyện Đầm Hà nói riêng, của tỉnh, của đất nƣớc nói chung, đặc biệt là trong giai đoạn cách mạng hiện nay.

Trên cơ sở những khái niệm cơ bản nêu trên, nắm vững quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về công tác giáo dục LLCT và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh vào sự nghiệp cách mạng của Đảng ta, Đề tài tiếp tục nghiên cứu sâu thực trạng công tác quản lý hoạt động bồi dƣỡng LLCT tại TTBDCT huyện Đầm Hà - tỉnh Quảng Ninh để đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp, mang tính khả thi, thiết thực góp phần củng cố, xây dựng và phát triển vững chắc hệ thống chính trị của huyện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG LLCT TẠI TTBDCT HUYỆN ĐẦM HÀ TỈNH QUẢNG NINH HIỆN NAY

2.1. Khái quát chung về địa bàn nghiên cứu

Đầm Hà là huyện miền núi ven biển thuộc vùng Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh; đƣợc tái lập từ tách huyện Quảng Hà thành 02 huyện Đầm Hà và Hải Hà theo Nghị định 59/2001/NĐ-CP ngày 29/8/2001 của Chính phủ. Huyện có diện tích 414,368 km2, trên 80% là đồi núi và đƣợc chia thành nhiều vùng khác nhau; phía tây bắc giáp huyện Bình Liêu, phía đông bắc giáp huyện Hải Hà, phía tây nam giáp huyện Tiên Yên và phía nam giáp biển, với bờ biển dài 21 km, ngoài biển là đảo Vạn Vƣợc.

Dân số của huyện năm 2011 đạt trên 3,6 vạn ngƣời gồm 09 dân tộc cùng chung sống, với nhiều phong tục tập quán sinh hoạt và lao động sản xuất khác nhau, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 28%. Phần lớn dân cƣ tập trung ở vùng thấp ven biển song vẫn còn một bộ phận là đồng bào dân tộc thiểu số, sống phân tán tại các thôn bản ở vùng cao các xã Quảng Lâm, Quảng An. Hiện nay toàn huyện có 09 xã và 01 thị trấn với 76 thôn bản, khu phố, trong đó: có 03 đơn vị xã vùng cao thuộc chƣơng trình 135 (Quảng An, Quảng Lâm, Quảng Lợi); 05 đơn vị xã miền núi trung du (Quảng Tân, Đại Bình, Dực Yên, Tân Bình và Tân Lập) và 02 đơn vị đồng bằng trung du (xã Đầm Hà và thị trấn Đầm Hà).

Tài nguyên lớn nhất của Đầm Hà là đất đai. Vùng rừng núi phía bắc còn nhiều rừng tự nhiên. ở đây, ngƣời Dao có truyền thống trồng quế và khai thác lâm sản. Vùng đồi trung du đƣợc trồng thông, bạch đàn, sa mộc và đang phát triển các trang trại cây ăn quả và cây lấy gỗ. Vùng thấp là nơi trồng lúa nƣớc, lạc, đậu tƣơng, ngô, khoai sắn, mía. Đây cũng là vùng chăn nuôi gia súc phát triển. Quốc lộ 18A từ Tiên Yên chạy qua huyện ra Hải Hà, Móng Cái là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trục giao lƣu luân chuyển hàng hóa rất thuận lợi. Nhiều xã ven biển có nghề cá và những bến thuyền (Bến Đầm Buôn, Phúc Tiến).

Đầm Hà có truyền thống văn hóa lâu đời, các nhà khảo cổ học đã phát hiện Đầm Hà có cƣ dân sinh sống ít nhất từ năm bảy nghìn năm nay. Cƣ dân sớm nhất ở Đầm Hà là ngƣời Kinh sống bằng khai thác hải sản và khai phá đất đai canh tác ở vùng ven biển. Về sau có thêm ngƣời từ các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ di cƣ đến. Sau đó là ngƣời các dân tộc thiểu số thuộc nhóm Bách Việt gồm ngƣời Tày Nùng, ngƣời Dao, ngƣời Sán Chay, ngƣời Sàn Dìu, cuối cùng là các chủng tộc ngƣời Hoa từ Quảng Tây, Quảng Đông và một số tỉnh đông nam Trung Quốc di cƣ sang. Đầm Hà cũng là mảnh đất sản sinh ra nhiều anh hùng trong kháng chiến bảo vệ tổ quốc.

Đầm Hà là huyện nông nghiệp, xuất phát điểm thấp, năm 2000, tổng thu ngân sách của huyện đạt 11,36 tỷ đồng. Từ năm 2006 đƣợc sự đầu tƣ mạnh mẽ của tỉnh và sự nỗ lực phấn đấu của nhân dân, đặc biệt là từ khi khánh thành Hồ chứa nƣớc đầu mối Đầm Hà Động. Đầm Hà Động đƣợc xây dựng trên sông Đầm Hà, tại xã Quảng Lợi, huyện Đầm Hà. Hồ có nhiệm vụ cung cấp nƣớc tƣới cho 3500ha đất canh tác, tạo nguồn cấp nƣớc sinh hoạt cho 29.000 ngƣời, cắt chậm lũ, nuôi trồng thủy sản, cải tạo khí hậu, tạo tiềm năng du lịch. Diện tích lƣu vực 68,5 km2. Công trình Đầm Hà Động đã góp phần đắc lực cho huyện mỗi năm có sản lƣợng lƣơng thực tăng thêm 17.000 tấn; thêm 1.000 ha rừng đƣợc trồng mới, giúp tăng thêm 550ha nuôi trồng thủy sản với sản lƣợng gần 4000 tấn. Tình hình kinh tế-xã hội, an ninh-quốc phòng của huyện ngày càng có bƣớc phát triển. Năm 2011 tổng giá trị sản xuất đạt trên 450 tỷ đồng, tổng thu ngân sách đạt gần 300 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế của huyện hiện nay là Nông nghiệp - Công nghiệp, xây dựng - Dịch vụ, thƣơng mại, lƣơng thực bình quân đầu ngƣời đạt 500kg/ngƣời/năm. đời sống của nhân dân từng bƣớc đƣợc cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo năm 2011 giảm còn 15,18% (theo tiêu chí mới). Đến nay 100% các xã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đã có đƣờng bê tông đến trung tâm xã, có điện lƣới quốc gia, có điểm bƣu điện, có sân chơi thiếu nhi, có trƣờng học cao tầng, trạm y tế,... Đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân trong huyện có bƣớc phát triển và giữ đƣợc bản sắc văn hoá của địa bàn trung du miền núi, 100% các làng bản đã đƣợc khai trƣơng làng văn hoá. An ninh trật tự đƣợc giữ vững, trật tự an toàn xã hội đƣợc đảm bảo.

Mặc dù vậy, Đầm hà đến nay vẫn là một huyện nghèo, huyện khó khăn của tỉnh; kinh tế mang tính thuần nông, trình độ áp dụng khoa học công nghệ và sản xuất còn hạn chế đặc biệt là các xã vùng sâu và xa của huyện; nguồn thu ngân sách của huyện thấp đạt khoảng 20 tỷ đồng vào năm 2011 còn lại là hỗ trợ của tỉnh.

2.2. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dƣỡng LLCT tại TTBDCT huyện Đầm Hà - tỉnh Quảng Ninh

2.2.1. Vấn đề nhận thức, triển khai hoạt động bồi dưỡng LLCT tại Trung tâm

Hiện nay Đảng bộ có 112 tổ chức cơ sở đảng với 1.397 đảng viên (tính đến 30/2/2012) sinh hoạt tại 40 chi, đảng bộ trực thuộc huyện. Các chƣơng trình bồi dƣỡng nâng cao trình độ lý luận, nhận thức cũng nhƣ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở đƣợc thực hiện chủ yếu thông qua hoạt động TTBDCT huyện.

Thực hiện Quyết định 100-QĐ/TW của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng (khoá VII) về tổ chức và hoạt động của TTBDCT cấp huyện, thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy Quảng Ninh, Ban Thƣờng vụ đã ra quyết định số 31-QĐ/HU ngày 01/11/2001 thành lập TTBDCT huyện Đầm Hà.

Theo sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ban Thƣờng vụ Huyện ủy đã giao cho: - Ban Tuyên giáo Huyện uỷ hƣớng dẫn, kiểm tra, chỉ đạo việc thực hiện nội dung, chƣơng trình bồi dƣỡng LLCT và hoạt động của Trung tâm; tham gia thẩm định kế hoạch tổ chức các lớp bồi dƣỡng hàng năm các Trung tâm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Ban Tổ chức Huyện uỷ có trách nhiệm chính trong việc chỉ đạo, hƣớng dẫn việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo bồi dƣỡng cán bộ, đảng viên tại TTBDCT huyện, tổng hợp kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng của Trung tâm, chủ trì trao đổi với các cơ quan liên quan nhƣ: Ban Tuyên giáo, Ban Tổ chức Chính quyền và báo cáo với Thƣờng trực Huyện uỷ phê duyệt kế hoạch chung.

Thực hiện Quyết định số 185-QĐ/TW của Ban bí thƣ về chức năng, nhiệm vụ, bộ máy tổ chức của Trung tâm BDCT huyện có từ 4-6 ngƣời, hiện nay biên chế của Trung tâm có 4 ngƣời gồm có: 01 giám đốc, 01 kế toán, 02 cán bộ hành chính và 01 bảo vệ, do đó Trung tâm đang rất thiếu biên chế.

Đội ngũ cán bộ đang công tác tại Trung tâm nhiệt tình, gắn bó với công việc, chủ động sáng tạo trong triển khai quản lý hoạt động bồi dƣỡng LLCT. Trình độ chuyên môn và trình độ LLCT của cán bộ ở Trung tâm những năm gần đây đƣợc nâng lên rõ rệt. Hiện nay, 100% đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Trung tâm có trình độ đại học chuyên ngành và cử nhân (hoặc cao cấp) chính trị; thƣờng xuyên đƣợc tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ và sinh hoạt báo cáo viên của tỉnh để cặp nhật thông tin kịp thời.

Tuy nhiên, với số lƣợng biên chế đƣợc giao nhƣ hiện nay là quá ít, chƣa tƣơng xứng với nhiệm vụ đƣợc giao trong tình hình mới. Do có sự thay đổi, luân phiên cán bộ, chuyển giao thế hệ sau mỗi nhiệm kỳ đại hội nên nhiều đồng chí chƣa đƣợc qua đào tạo bài bản, còn hạn chế về năng lực chuyên môn, phƣơng pháp sƣ phạm và nghiệp vụ công tác quản lý giáo dục, chƣa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đƣợc giao.

Trong những năm trƣớc đây, giảng viên giảng dạy chủ yếu bằng phƣơng pháp thuyết trình, độc thoại, chƣa sử dụng nhiều các phƣơng pháp khác nhƣ: đối thoại, hỏi đáp, thảo luận nhóm, nghe nhìn, tham quan thực tế,… nên việc mở rộng tầm nhìn, gắn lý luận với thực tiễn, phát huy tính năng động

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sáng tạo của học viên còn hạn chế. Nguyên nhân là do phân phối thời gian học tập mỗi chƣơng trình còn bất cập, trong khi lƣợng kiến thức lớn, số học

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị tại trung tâm bdct huyện đầm hà - tỉnh quảng ninh (Trang 40)