Nghĩa của việc quản lý hoạt động bồi dƣỡng LLCT tạ

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị tại trung tâm bdct huyện đầm hà - tỉnh quảng ninh (Trang 30)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.nghĩa của việc quản lý hoạt động bồi dƣỡng LLCT tạ

nhận thấy:

Nội dung cơ bản của giáo dục LLCT ở cơ sở là những vấn đề cơ bản, thiết thực về nền tảng tƣ tƣởng, Cƣơng lĩnh, đƣờng lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc,... theo tài liệu và hƣớng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ƣơng. Tổ chức lực lƣợng làm công tác giáo dục LLCT ở cơ sở bao gồm những lực lƣợng chủ yếu sau: Ban Tuyên giáo và TTBDCT cấp huyện; Ban Tuyên giáo cấp xã; lãnh đạo các đoàn thể nhân dân; báo cáo viên cấp huyện;...

Nhƣ vậy, trên cơ sở những khái niệm về quản lý, quản lý giáo dục, lý luận và LLCT đã nêu ở phần trên, chúng ta có thể hiểu quản lý hoạt động bồi dƣỡng LLCT tại TTBDCT huyện Đầm Hà - tỉnh Quảng Ninh là sự tác động của chủ thể quản lý (Ban thƣờng vụ Huyện uỷ Đầm Hà - tỉnh Quảng Ninh) lên cán bộ, đảng viên và đội ngũ cán bộ tại TTBDCT huyện Đầm Hà - tỉnh Quảng Ninh, các thành viên của các đoàn thể nhân dân ở cơ sở nhằm nâng cao nhận thức và bản lĩnh chính trị, tạo ra sự nhất trí cao đối với chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng từ cơ sở, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới.

1.3. Ý nghĩa của việc quản lý hoạt động bồi dƣỡng LLCT tại TTBDCT cấp huyện cấp huyện

Bồi dƣỡng LLCT có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, trong sự nghiệp cách mạng của đất nƣớc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng vấn đề giáo dục lý luận chính trị. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Ngƣời thƣờng xuyên quan tâm đến công tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên. Những quan điểm của Ngƣời về giáo dục lý luận chính trị mãi mãi soi sáng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

công tác giáo dục lý luận chính trị của Đảng ta. Hồ Chí Minh chỉ rõ không có lý luận cách mệnh thì không có lý luận vận động … chỉ có theo lý luận cách mệnh tiền phong. Ngƣời xác định bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhƣng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Mác - Lênin. Ngƣời đòi hỏi Đảng phải chống thói xem nhẹ học tập lý luận, phải kiên quyết chống các thói xem nhẹ tƣ tƣởng, vì vậy, học tập chủ nghĩa, dùi mài tƣ tƣởng, nâng cao lý luận… là những việc cần kíp của Đảng. Theo Hồ Chí Minh, giáo dục lý luận chính trị nói chung, nhất là giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin là vận dụng và phát triển sáng tạo, tránh kinh viện và giáo điều; chủ yếu là nắm vững cái cốt lõi, linh hồn sống của nó là phép biện chứng nghĩa là phải học tập tinh thần của Chủ nghĩa Mác - Lênin; học tập lập trƣờng; quan điểm và phƣơng pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin để áp dụng lập trƣờng, quan điểm và phƣơng pháp ấy mà giải quyết cho tốt những vấn đề thực tế trong công tác cách mạng của chúng ta.

Các Mác đã chỉ rõ: “Vũ khí của sự phê phán cố nhiên không thể thay thế đƣợc sự phê phán của vũ khí, lực lƣợng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lƣợng vật chất; nhƣng lý luận cũng sẽ trở thành lực lƣợng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng”[16, tr.580].

Phát triển quan điểm của Mác và Ănghen về vai trò của lý luận cách mạng, V. I. Lênin khẳng định: “Không có lý luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng”... “Chỉ đảng nào đƣợc một lý luận tiên phong hƣớng dẫn thì mới có khả năng làm tròn vai trò chiến sỹ tiên phong”[33, tr.30,32]. Đồng thời Lênin cũng đã nêu ra một cách cụ thể, sinh động những biện pháp tổ chức để tiến hành công tác tƣ tƣởng, lý luận phải phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của đất nƣớc, thậm chí của từng ngành, địa phƣơng, từng dân tộc, phù hợp với từng đối tƣợng khác nhau về lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp,... Ngoài ra, muốn xây dựng một chính đảng cách mạng của giai cấp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

công nhân cũng đòi hỏi phải thƣờng xuyên củng cố, bổ sung, phát triển lý luận cách mạng của đảng cầm quyền trên nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin, làm cho các quan điểm, tƣ tƣởng đó thấm sâu vào nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Có nhƣ vậy, cán bộ đảng viên mới đủ trình độ nhận thức LLCT để thực hiện các đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, đồng thời lãnh đạo quần chúng thực hiện những nhiệm vụ đó.

V.I. Lênin cũng đã làm sáng tỏ mối quan hệ biện chứng, hữu cơ giữa công tác lý luận và hoạt động thực tiễn. Nếu không tiến hành công tác lý luận sẽ không có lý luận khoa học, cách mạng để chỉ đƣờng, vạch lối cho hoạt động thực tiễn. Nếu không tiến hành hoạt động thực tiễn sẽ không có chất liệu bồi đắp cho lý luận; lý luận sẽ mất sức sống, sẽ không còn lý do tồn tại và phát triển. Mặt khác, nếu không tiến hành công tác giáo dục lý luận thì sẽ không đƣa đƣợc lý luận vào quần chúng, biến thành tri thức, tình cảm, lý trí, nghị lực của họ và sẽ không biến lý luận thành sức mạnh vật chất trong hoạt động thực tiễn để cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội, phục vụ cho con ngƣời ngày càng tốt hơn. Công tác lý luận, hoạt động thực tiễn là một hệ thống đồng bộ, chúng tạo cơ sở, điều kiện hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển.

Thắng lợi của cách mạng vô sản trên thế giới trong thế kỷ XX, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cũng nhƣ những thành tựu của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân Việt Nam đã chứng minh sức mạnh vô địch của tƣ tƣởng Mác - Lênin. Chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ thống lý luận cách mạng và khoa học về cuộc cách mạng của giai cấp công nhân nhằm tự giải phóng; là kết tinh tinh hoa trí tuệ của nhân loại; là cơ sở để Đảng Cộng sản vạch ra cƣơng lĩnh, đƣờng lối, chiến lƣợc, sách lƣợc cách mạng trong cuộc đấu tranh lật đổ chủ nghĩa tƣ bản, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ tƣ tƣởng của giai cấp công nhân, là nền tảng tƣ tƣởng chính trị và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng Cộng sản.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ vĩ đại của Đảng ta và dân tộc ta luôn luôn coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục LLCT. Ngƣời khẳng định rằng: Chủ nghĩa Mác - Lênin là lực lƣợng tƣ tƣởng hùng mạnh, giúp cho Đảng trở thành một hình thức tổ chức cao nhất của nhân dân lao động; là hiện thân của trí tuệ, danh dự và lƣơng tâm của dân tộc chúng ta.

Trong bối cảnh đi tìm đƣờng cứu nƣớc, thế giới xuất hiện nhiều học thuyết, nhiều trào lƣu tƣ tƣởng khác nhau với những màu sắc khác nhau, nhƣng khi bắt gặp Luận cƣơng của Lênin về vấn đề thuộc địa, với sự sáng suốt thiên tài, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Chủ nghĩa Mác - Lênin là chân chính nhất và cách mạng nhất, coi đây là nền tảng lý luận của Đảng, là vũ khí tƣ tƣởng của giai cấp công nhân Việt Nam, là điều kiện quyết định bản chất giai cấp công nhân của Đảng Cộng sản Việt Nam”. Ngƣời đã chỉ ra rằng: Chủ nghĩa Mác - Lênin đối với những ngƣời cách mạng và nhân dân Việt Nam “không những là cái “cẩm nang” thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam mà còn là mặt trời soi sáng con đƣờng chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản” [22, tr.128]. Ngƣời còn khẳng định rõ: ngày nay học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhƣng chủ nghĩa chân chính nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Mác - Lênin.

Công tác tƣ tƣởng, lý luận luôn là nhiệm vụ hàng đầu của công tác xây dựng Đảng. Năng lực lý luận của Đảng phải thể hiện ở từng cán bộ đảng viên. Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vấn đề bồi dƣỡng, giáo dục lý luận cho cán bộ, đảng viên. Công tác giáo dục LLCT đã đƣợc Hồ Chí Minh thực hiện từ những năm 1925-1927, khi mở các lớp huấn luyện cho các thế hệ thanh niên yêu nƣớc Việt Nam tại Quảng Châu (Trung Quốc). Ngƣời đánh giá cao vai trò quan trọng của cán bộ, coi “cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”[20, tr.273]. Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng của mình,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ngƣời không chỉ thƣờng xuyên trau dồi nhận thức về thế giới quan, nhân sinh quan cách mạng, nghiên cứu lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin để tìm ra lời giải cho thực tiễn cách mạng Việt Nam mà Ngƣời còn tổ chức đào tạo nhiều cán bộ nòng cốt là những thanh niên yêu nƣớc Việt Nam để bổ sung cho lực lƣợng cách mạng trong nƣớc.

Bác đã từng chỉ rõ và giải thích cụ thể mục đích của việc học tập LLCT: Học để sửa chữa tƣ tƣởng, học để tu dƣỡng đạo đức cách mạng, học để tin tƣởng, học để hành. Những quan điểm đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phản ánh đầy đủ vị trí, vai trò của công tác tuyên truyền, giáo dục LLCT cho cán bộ, đảng viên đối với sự nghiệp cách mạng của đất nƣớc.

Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là sự tiếp nối, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam; là sự kết tinh có chọn lọc tinh hoa văn hoá thế giới; truyền thống văn hoá lâu đời của dân tộc Việt Nam; là tổng hợp các phƣơng pháp tƣ duy, hành động mang tính cách mạng và khoa học.

Từ khi Đảng ta ra đời đến nay, vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, Đảng ta luôn quan tâm, chú trọng đến công tác tƣ tƣởng, lý luận mà trực tiếp là công tác tuyên truyền, giáo dục lý luận. Đảng ta luôn “lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tƣ tƣởng, kim chỉ nam cho hành động”[19, tr.4].

Là ngƣời sáng lập và rèn luyện Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Đảng muốn giữ vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng nhƣ ngƣời không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam”[22, tr.268].

Ngay từ khi mới ra đời, tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung Ƣơng họp tháng 10 năm 1930, Đảng ta đã thông quan Luận cƣơng chính trị và Nghị quyết về tình hình hiện tại ở Đông dƣơng, nhiệm vụ cần kíp của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đảng, trong đó có nhấn mạnh phải tìm thêm và huấn luyện đảng viên mới, huấn luyện đảng viên và công nông.

Khi Nhà nƣớc công nông non trẻ đầu tiên ra đời, sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, trong một thời gian ngắn, tháng 6 năm 1947, Hội nghị Bộ Chính trị đã quyết định mở Trƣờng Đảng để đào tạo, huấn luyện chính trị cho cán bộ, đảng viên.

Tháng 10 năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh (với bút danh X.Y.Z) viết tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, trong đó Ngƣời đã chỉ rõ cần coi trọng công tác huấn luyện lý luận: Trong các bài học lý luận cần phải nghiên cứu công việc thực tế, kinh nghiệm thực tế, phải lựa chọn rất cẩn thận những nhân viên phụ trách công tác huấn luyện. Những ngƣời lãnh đạo phải tham gia việc dạy. Không nên bủn xỉn về các khoản chi tiêu trong việc huấn luyện.

Trong các giai đoạn chiến tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất nƣớc nhà, cả nƣớc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lƣợc: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng ở miền Nam, Đảng ta đều làm hết sức mình để tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, cố gắng đặt toàn bộ hoạt động lãnh đạo của mình trên cơ sở khoa học của lý luận cách mạng ấy. Trong hoàn cảnh chiến tranh kéo dài, Đảng ta không có điều kiện áp dụng rộng rãi các hình thức học tập, đào tạo trong hệ thống trƣờng lớp chính quy. Ngoài việc rèn luyện cán bộ trong thực tiễn chiến đấu và sản xuất, Đảng ta đã sử dụng rộng rãi hình thức sinh hoạt chính trị, thƣờng xuyên kết hợp với việc mở các lớp bồi dƣỡng ngắn hạn về chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Trong thời gian này, các lớp huấn luyện đƣợc mở ở nhiều nơi; hàng vạn cán bộ, đảng viên đƣợc bồi dƣỡng về đƣờng lối chính sách. Cán bộ, đảng viên ở miền Nam tập kết ra miền Bắc đƣợc bồi dƣỡng trong các lớp ngắn hạn về tình hình và nhiệm vụ mới. Đồng thời, trƣờng Nguyễn Ái Quốc tập trung mở các lớp đào tạo cán bộ trung cấp và cao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cấp. Chỉ riêng trong thời gian 1958-1960 trƣờng Nguyễn Ái Quốc Trung Ƣơng đã huấn luyện 1.695 cán bộ cao cấp và trung cấp; 6 trƣờng Đảng sơ cấp huấn luyện 4.690 cán bộ cấp huyện; 85 trƣờng Đảng tỉnh đã huấn luyện 18.630 chi uỷ viên; các tỉnh miền Bắc mở đƣợc 4 đợt giáo dục ngắn ngày cho hầu hết cán bộ đảng viên.

Bƣớc vào thời kỳ cách mạng xã hội chủ nghĩa - một bƣớc ngoặt lớn, những nhiệm vụ mới hết sức nặng nề và khó khăn đặt ra càng đòi hỏi sự lãnh đạo khoa học của Đảng. Khác với những cuộc cách mạng xã hội đã diễn ra trong lịch sử, đây là cuộc cách mạng triệt để, toàn diện và sâu sắc nhất; nó đòi hỏi rất cao về thời cơ cách mạng và sáng tạo của quần chúng nhân dân, nhất là đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đối với nƣớc ta, điều ấy lại càng cấp thiết, bởi vì chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn: Từ một nƣớc nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ là phổ biến tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tƣ bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân còn non trẻ, chiến tranh ác liệt kéo dài, tình hình quốc tế phức tạp.

Với điều kiện và hoàn cảnh đó, công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ càng phải tiến hành làm sao đáp ứng yêu cầu của cách mạng về cả quy mô và tính chất những nhiệm vụ mà Đảng đang phải tập trung giải quyết. Hơn bao giờ hết, lời dạy của các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học càng có ý nghĩa thời sự đối với chúng ta. Chúng ta không bao giờ đƣợc quên rằng: Chủ nghĩa xã hội từ khi trở thành khoa học đòi hỏi phải đƣợc đối xử nhƣ một khoa học, nghĩa là phải nghiên cứu nó, học tập một cách sáng tạo về nó.

Trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, ngay từ khi mới bắt tay vào giải quyết nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã nhấn mạnh: Vấn đề nâng cao trình độ lý luận Mác - Lênin cho cán bộ, đảng viên là một vấn đề thƣờng xuyên của Đảng, bởi vì lý luận Mác - Lênin soi đƣờng cho toàn Đảng trong công tác lãnh đạo cách mạng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong hoàn cảnh các thế lực thù địch đàn áp, chống phá điên cuồng cách mạng ở miền Nam, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đang đi

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị tại trung tâm bdct huyện đầm hà - tỉnh quảng ninh (Trang 30)