Nguồn: Isola và Alani (2005)
- Nghiên cứu của Hanushek (2013) đã chỉ ra các nhân tố số người lớn biết chữ và tuổi thọ bình qn đều có tác động lên thu nhập bình quân của các nước Châu mỹ La tinh, Châu Phi, Nam Á và Trung Đông ở mức ý nghĩa 5%.
- Hanushek and Woessmann (2012a) đã nghiên cứu với kĩ năng nhận thức và số năm đi học để đánh giá nguồn lực con người lên tăng trưởng kinh tế. Kết quả cho thấy chỉ có yếu tố số năm đi học trung bình có tác động lên tăng trưởng kinh tế.
- Permani (2008) sử dụng dữ liệu giai đoạn 1965-2000 và mơ hình Solow mở rộng cho các quốc gia Đông Á và đã chỉ ra tác động tương đối có ý nghĩa của vốn con người (đo lường bằng số năm học tập) đối với tăng trưởng kinh tế, ngồi những đóng góp của tỉ lệ đầu tư và tăng trưởng dân số. So sánh với các kết quả từ dữ liệu trước khủng hoảng tài chính năm 1997, đóng góp đối với tăng trưởng của giáo dục có sự gia tăng trong khi đóng góp của đầu tư lại giảm sút. Tuy nhiên, cũng có nhiều quan điểm ít lạc quan hơn về vai trò của vốn con người ở khu vực Đông Á, thể hiện ở việc là mặc dù tầm quan trọng của giáo dục ở khu vực Đông Á là được thừa nhận, nhưng mối quan hệ về mặt thống kê của giáo dục đối với tăng trưởng kinh tế còn yếu. Một thực tế khá rõ ràng là trong khi không một nền kinh tế nào ở khu vực này có sự suy giảm về tỉ lệ nhập học bậc trung học và đại học trong vòng 15 năm qua, tuy nhiên tăng trưởng kinh tế của Đông Á gần đây lại có hai giai đoạn: trước và sau cuộc khủng hoảng tài chính Đơng Á năm 1997. Các tranh luận về đóng góp của giáo dục đối với tăng trưởng kinh tế cũng nảy sinh ở sự khác biệt giữa các nhà kinh tế trong việc xác
định nhân tố quan trọng nhất của tăng trưởng kinh tế khu vực Đông Á. Cho đến nay, giáo dục vẫn chưa được coi là một nhân tố quan trọng hàng đầu đối với tăng trưởng kinh tế. Mặc dù mối quan hệ giữa tăng trưởng trong giáo dục và tăng trưởng kinh tế được đo lường bằng quan hệ giữa gia tăng trong số năm đi học trung bình và tăng trưởng GDP bình quân đầu người được thừa nhận, nhưng một số nghiên cứu đã kết luận rằng giáo dục ở các nền kinh tế Đông Á là điều kiện cần chứ khơng phải điều kiện đủ để duy trì tăng trưởng. Mối liên hệ không mạnh giữa giáo dục và tăng trưởng kinh tế cũng thể hiện thông qua một thực tế là trong khi số sinh viên nhập học bậc đại học gia tăng, tỉ lệ thất nghiệp của những người có bằng đại học cũng gia tăng ở hầu hết các quốc gia Đông Á trong giai đoạn 1985-2006. Kết quả này nói lên có sự khơng tương hợp giữa cầu và cung lao động có học vấn. Nhìn chung, khi một nền kinh tế tiến tới giai đoạn phát triển cao hơn thì nhu cầu về lao động có học vấn thường gia tăng, tuy nhiên điều này có thể lại khơng phải là trường hợp của Đơng Á.
-Mặt khác, cũng có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra vai trò khá lu mờ của giáo dục so với các yếu tố đầu vào khác. Các nghiên cứu trong các thập niên 1980 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của định hướng xuất khẩu, tự do hóa thương mại và kiểm soát tỉ giá hối đoái trong thành công kinh tế của Hồng Kông (Chen, 1997), và giáo dục chỉ được coi là một nhân tố tiền đề cho tăng trưởng kinh tế dài hạn. Kang (2006) đã lập luận rằng “phép màu về tăng trưởng kinh tế” không xảy ra ở Hàn Quốc, do lợi suất bị giảm dần theo quy mô công nghệ và tăng trưởng có được phần lớn là do tốc độ tích lũy tư bản nhanh chóng. Mặc dù Malaysia mở rộng giáo dục trên quy mô lớn, nhưng người ta khơng tìm thấy một gia tăng mạnh mẽ trong tỉ lệ thu hồi của giáo dục trong giai đoạn 1984-1997, và do đó khơng có đủ minh chứng để lập luận rằng giáo dục là nhân tố chính cho tăng trưởng ở Malaysia (Milanovic, 2006).
Có một điều cần lưu ý là, tương tự như ở các khu vực khác, ở khu vực Đông Á cũng tồn tại khả năng về mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa giáo dục và tăng
trưởng. Hệ thống giáo dục Đơng Á cũng được hình thành và mở rộng trong mối quan hệ chặt chẽ với các giai đoạn phát triển kinh tế: kinh tế càng phát triển, thì nhu cầu về hệ thống giáo dục tốt hơn và cao hơn ngày càng gia tăng. Có ít nhất hai kênh qua đó tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng đến hệ thống giáo dục ở Đông Á. Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong giai đoạn 1979-1994 đã gia tăng nhu cầu về lao động có học vấn, dẫn tới việc tăng trưởng nhanh chóng về số học sinh nhập học. Điều này đến lượt nó đã dẫn tới gia tăng tính cạnh tranh giữa những lao động có học vấn, và cuối cùng là thu nhập cao hơn và tăng trưởng kinh tế cao hơn (Zin, 2005). Thứ hai, hệ thống giáo dục ở hầu hết các nền kinh tế Đơng Á được hình thành và mở rộng trong mối quan hệ chặt chẽ với phát triển kinh tế “định hướng phương Tây” của khu vực, và do vậy cùng làm cho hệ thống giáo dục của khu vực không tránh khỏi xu hướng này.
1.4.2Các nghiên cứu trong nƣớc
Theo sự tìm kiếm của tác giả về sự tác động của nguồn nhân lực lên tăng trưởng kinh tế mới chỉ phát hiện ra các nghiên cứu mang tính truyền thống về thực trạng về nguồn nhân lực và giải pháp nâng cao nguồn nhân lực để phát triển kinh tế mà chưa có nghiên cứu nào (theo sự tìm kiếm của tác giả) sử dụng phương pháp định lượng để đánh giá.
Vì vậy trong nghiên cứu của tác giả sẽ tham khảo mơ hình nghiên cứu trên thế giới để áp dụng vào đề tài nghiên cứu của tác giả:
Mơ hình giả thuyết tham khảo của tác giả: Biến phụ thuộc: Tăng trưởng GDP
Biến độc lập: Tuổi thọ trung bình, số người lớn biết chữ, nguồn vốn đầu tư (tỷ lệ đầu tư giáo dục, sức khỏe/GDP) và tăng trưởng số lao động
Tóm tắt chƣơng 1
Trong chương 1 tác giả đưa ra các cơ sở lý thuyết về nguồn nhân lực mà điển hình là hai hiếu tố về sức khỏe và giáo dục. Vai trò của sức khỏe và giáo dục có vai trị hết sức quan trọng trong việc phát triển đất nước trong thời kì hội nhập. Bên cạnh đó, tác giả đã chỉ ra hiện trạng thực hiện công tác phát triển sức khỏe (tuổi thọ, y tế) và việc phát triển nền giáo dục của nước nhà trong những năm gần đây đã có sự đầu tư quan tâm của chính quyền cũng như ý thức tự giác trong việc học tập và nâng cao sức khỏe của người dân.
Tham khảo các nghiên cứu ở nước ngồi, tác giả đã đưa ra mơ hình nghiên cứu để phục vụ đề tài của mình như sau:
Mơ hình giả thuyết tham khảo của tác giả:
Biến phụ thuộc: Tăng trưởng GDP
Biến độc lập: Tuổi thọ trung bình, số người lớn biết chữ và tăng trưởng số
Nêu ra giả thiết Thiết lập mơ hình tốn
Thu thập số liệu Ước lượng tham số
Phân tích kết quả
CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1Quy trình nghiên cứu
Nhằm mục tiêu xác định các yếu tố vốn con người nào ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, tác giả tiến hành thu thập số liệu về vốn con người từ năm 1990 đến 2013.
Quy trình nghiên cứu định lượng tác giả xây dựng qua các bước như sau: