.16 Kết quả sau khi loại bỏ biến thừa

Một phần của tài liệu Tác động của yếu tố nguồn nhân lực đến tăng trưởng kinh tế ở (Trang 54 - 75)

Các biến Hệ số beta p-value

C -7.70547 0.1463 D2GRL -7.16848 0.0007 DLE 252.0995 0.0044 LR 0.121212 0.0385 GDP(-1) 0.626741 0.0017 GDP(-2) -0.43296 0.0100 DLE(-1) -478.791 0.0044 DLE(-2) 237.727 0.0046 Kiểm định PSSS 0.65

Kiểm định tự tương quan 0.89

Phương trình hồi quy đưa ra:

Nguồn: Kết quả từ phần mềm EViews

GDP = -7.70547 - 7.1684*D2GRL + 252.099*DLE + 0.121212179487*LR + 0.6267*GDP(-1) - 0.4329*GDP(-2) - 478.790*DLE(-1) + 237.727*DLE(-2)

Kết quả cho thấy trong các nhân tố về nguồn lực con người đưa ra, biến tăng trưởng về số lao động GRL có tác động tức thời lên tăng trưởng kinh tế GDP và tác động ngược chiều lên tăng trưởng GDP, có thể thấy khi tỷ lệ lao động càng tăng lên thì tỷ lệ GDP lại có xu thế giảm. Yếu tố tuổi thọ LE có tác động kéo dài lên tăng trưởng GDP, trong đó tuổi thọ có tác động tức thời cùng với ở độ trễ 2 lên tăng trưởng GDP và cùng chiều lên tăng trưởng GDP, tuy nhiên tuổi thọ ở độ trễ 1 có tác động ngược chiều lên tăng trưởng GDP. Yếu tố về tỷ lệ người lớn biết chữ có tác động tức thời và cùng chiều lên tăng trưởng GDP.

3.4 Nhận xét:

Như kết quả đã đưa ra ở trên việc số người trong độ tuổi lao động tăng lên khơng làm tăng trưởng GDP tăng lên mà cịn kéo tốc độ tăng trưởng GDP xuống (qua tác động ngược chiều của GRL lên tăng trưởng GDP). Điều này cho thấy với việc hàng năm có thêm hàng ngàn đến hàng triệu người trong độ tuổi lao động đã tạo nên sức ép to lớn đến nền kinh tế của đất nước, với việc tăng trưởng dân số cao cùng với việc nền kinh tế chưa phát triển kịp để đáp ứng nhu cầu công việc cho người dân đã làm cho sự mất cân bằng về hệ số đàn hồi giữa phát triển kinh tế và tỷ lệ tăng lao động. Cùng với ý nghĩa về mặt tác động tức thời đã nói lên tác động tệ hại ghê gớm của việc gia tăng dân số không phù hợp với sự phát triển kinh tế của nước ta.

Yếu tố tuổi thọ có tác động thuận chiều lên tăng trưởng kinh tế cho thấy việc y tế, sức khỏe của người dân được nâng cao đồng nghĩa với việc đời sống nhân dân, thu nhập được cải thiện, từ đó các nhu cầu về sức khỏe, y tế cũng được đầu tư hơn. Do vậy, sức khỏe người dân cũng là một đại diện không thể thiếu để đánh giá sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Nhưng đôi lúc khơng phải lúc nào tuổi thọ trung bình tăng thì cũng đều làm cho tăng trưởng kinh tế tăng theo. Ý nghĩa tác động thuận chiều này chỉ có ý nghĩa ở độ trễ 0 và 2. Ở độ trễ 1 cho thấy tuổi thọ có tác động ngược chiều lên tăng trưởng GDP, với việc tuổi thọ tăng thì ngồi tác động ngay lập tức làm cho tăng trưởng kinh tế tăng lên, tuy nhiên tác động này lại có xu hướng tiêu cực sau đó 1 năm. Dường như việc tuổi thọ tăng cao, và số lao động cũng tăng cao trong khi nền kinh tế chưa thực sự phát triển đáp ứng nổi thì hệ quả của năm sau sẽ lại phải gánh vác thêm một lượng người phụ thuộc khá lớn. Tuy nhiên sau khi tăng tuổi thọ này đến năm thứ 2 thì lại quay về xu thế ban đầu làm tăng trưởng kinh tế tăng theo.

Số người lớn biết chữ là một thành tố quan trọng nữa trong yếu tố về nguồn lực con người. Mà ở đây là đại diện cho yếu tố giáo dục tác động thuận chiều lên tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Việc nền giáo dục phát triển sẽ đem

lại các kiến thức cơ bản cho người dân có điều kiện sẵn sàng tiếp cận với xu thế tồn cầu hóa. Khả năng nhận biết, tư duy hay các kĩ năng công việc khác khi được trang bị cho người dân sẽ tạo được nhiều công ăn việc làm hơn, đem lại các nguồn kinh tế tri thức có giá trị kinh tế cao hơn hay là việc tiếp thu các công nghệ, tri thức mới dễ dàng hơn nhằm áp dụng vào trong đất nước.

Ngoài ra yếu tố còn được xem xét ở đây là tăng trưởng GDP ở các độ trễ 1 và 2 có tác động lên tăng trưởng GDP hiện tại. GDP của giai đoạn trước (trước 1 giai đoạn) có tác động cùng chiều lên GDP hiện tại cho thấy mức độ tăng trưởng GDP của năm nay thường có tác động tích cực lên tốc độ tăng trưởng của năm tiếp theo. Tuy nhiên, tác động này chỉ kéo dài 1 năm và tới năm thứ 2 thì tốc độ này lại có xu thế giảm xuống. Đồng thời với 2 thời kì có cả tác động cùng chiều và ngược chiều lên tăng trưởng GDP cho thấy trong cả giai đoạn tốc độ này khơng phải bao giờ cũng tăng, có năm tăng và có năm giảm.

Tóm tắt chƣơng 3

Bằng các kĩ thuật phân tích định lượng tác giả đã đưa ra kết quả về tác động của các yếu tố nguồn nhân lực tác động lên sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1990 – 2013:

Các nhân tố về tỷ lệ người lao động có tác động ngược chiều lên tăng trưởng kinh tế Việt Nam, điều này cho thấy việc tăng trưởng lao động cũng như dân số đang là một sức ép lên nền kinh tế mà chưa phát huy nguồn lao động để cân bằng với sự phát triển của nền kinh tế.

Tuổi thọ có tác động tức thời và ở giai đoạn trước 2 năm có tác động tích cực lên tăng trưởng GDP cho thấy việc nâng cao tuổi thọ sẽ trực tiếp tác động ngay lên tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên ở độ trễ 1 tuổi thọ có tác động ngược chiều lên tăng trưởng GDP cho thấy nếu việc phát triển kinh tế không tương

xứng với lượng lao động thì tuổi thọ nâng cao cũng sẽ là một sức ép lên nền kinh tế khi mà tỷ lệ người phụ thuộc cũng từ đó mà tăng cao.

Yếu tố giáo dục được đánh giá qua chỉ số về số người lớn biết chữ cũng có tác động tích cực và tức thời lên tăng trưởng kinh tế, điều này đã khẳng định thêm việc nâng cao tri thức nhằm phát triển con người và phát triển cho toàn xã hội trong xu hướng phát triển toàn cầu.

CHƢƠNG 4

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1 Kết luận

Bằng các kĩ thuật phân tích định lượng tác giả đã đưa ra kết quả về tác động của các yếu tố nguồn nhân lực tác động lên sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1990 – 2013:

Các nhân tố về tỷ lệ người lao động có tác động ngược chiều lên tăng trưởng kinh tế Việt Nam, điều này cho thấy việc tăng trưởng lao động cũng như dân số đang là một sức ép lên nền kinh tế mà chưa phát huy nguồn lao động để cân bằng với sự phát triển của nền kinh tế.

Tuổi thọ có tác động tức thời và ở giai đoạn trước 2 năm có tác động tích cực lên tăng trưởng GDP cho thấy việc nâng cao tuổi thọ sẽ trực tiếp tác động ngay lên tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên ở độ trễ 1, tuổi thọ có tác động ngược chiều lên tăng trưởng GDP cho thấy nếu việc phát triển kinh tế không tương xứng với lượng lao động thì tuổi thọ nâng cao cũng sẽ là một sức ép lên nền kinh tế khi mà tỷ lệ người phụ thuộc cũng từ đó mà tăng cao.

Yếu tố giáo dục được đánh giá qua chỉ số về số người lớn biết chữ cũng có tác động tích cực và tức thời lên tăng trưởng kinh tế, điều này đã khẳng định thêm việc nâng cao tri thức nhằm phát triển con người và phát triển cho toàn xã hội trong xu hướng phát triển toàn cầu.

Trong giai đoạn 1990 – 2013 cho thấy sự tăng trưởng kinh tế bình quân mỗi năm tăng 6,83%; tỷ lệ lao động nằm ở mức 77,73% dân số, có năm tăng lên tới 79,2% cho thấy nước ta cũng đang có xu thế trở thành một nước đang phát triển trẻ, tuy nhiên với sự phát triển của đất nước chưa đáp ứng được số lượng lao động nên dẫn tới những áp lực về công việc bị đè năng lên nền kinh tế. Đối với yếu tố về tuổi thọ đã được nâng cao theo từng năm, với tuổi thọ trung bình vào năm đạt 73,6 tuổi cho thấy tuổi thọ của nước ta cũng đã có sự chuyển biến

Tỷ lệ lao động Tuổi thọ

Tăng trưởng kinh tế Tuổi thọ (-1)

Tuổi thọ (-2) Người lớn biết chữ

tích cực, điều này cho thấy chất lượng cuộc sống cũng như hệ thống y tế, sức khỏe đã được nâng cao để đáp ứng nhu cầu của người dân. Với đặc thù là quốc gia có nhiều dân tộc anh em sinh sống trên các vùng miền, tuy gặp nhiều khó khăn trong việc học hành đối với người dân vùng dân tộc thiểu số nhưng tỷ lệ người lớn biết chữ vẫn đạt tỷ lệ 89% dân số; điều này cho thấy sự cố gắng đầu tư cho giáo dục của đảng, nhà nước cũng như sự quan tâm hơn của người dân về vấn đề học hành.

Qua việc phân tích hồi quy cho thấy việc phát triển về giáo dục vào sức khỏe người dân đều tác động tới tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1990 – 2013. Ngồi các tác động tích cực của các nhân tố thì có điều đáng chú ý và cần quan tâm giải quyết: (1) Tăng trưởng tỷ lệ lao động không thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh hơn mà ngược lại còn kéo tốc độ tăng trưởng xuống thấp hơn, điều này cho thấy việc phát triển kinh tế chưa đáp ứng được sự tăng trưởng về lao động, hay có thể nguyên nhân do tăng trưởng lao động quá cao nên hiện thực dư thừa lao động đang trở thành mối lo lắng cho người dân cũng như các doanh nghiệp. (2) Tuổi thọ có tác động tích cực ngay tới tăng trưởng kinh tế, song sau giai đoạn trễ 1 thì tuổi thọ tăng cao lại kéo tốc độ xuống khi nảy sinh thêm yếu tố số người phụ thuộc lại tăng cao.

Kết quả nghiên cứu của tác giả giống với nghiên cứu của Isola và Alani thực hiện tại NIGERIA (Isola & Alani, 2005) khi đưa các tác động tích cực (+) của yếu tố tuổi thọ, số người lớn biết chữ. Yếu tố về số người lao động cũng có tác động ngược chiều lên tăng trưởng kinh tế, cho thấy tại hai quốc gia Việt Nam và Nigeria cũng đang gặp khó khăn về vấn đề giải quyết việc làm khi dân số tăng cao trong khi tăng trưởng kinh tế chưa đáp ứng đủ nhu cầu việc làm của người dân.

4.2 Giải pháp đối với giáo dục và sức khỏe nhằm tăng trƣởng kinh tế ở Việt

Nam cho những năm tiếp theo

Từ thực tiễn trong nước và kinh nghiệm của thế giới có thể thấy rằng, việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực phù hợp với điều kiện thực tế của nước ta có ý nghĩa hết sức quan trọng và cũng là yêu cầu bức thiết hiện nay. Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2014-2020 cũng nêu rõ cần tập trung tạo đột phá “phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản nền giáo dục quốc dân, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, cơng nghệ”. Để xây dựng đội ngũ nhân lực có chất lượng cao, Việt Nam cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp:

- Phát triển nguồn nhân lực phải gắn với nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân, chính sách lương - thưởng, bảo đảm an sinh xã hội. Đại hội XI đã đề cập tới việc cụ thể hóa những hoạt động của lĩnh vực này nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả chăm sóc sức khỏe nhân dân, đáp ứng u cầu của q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh gay gắt và yêu cầu cường độ lao động cao.

- Đối với vấn đề dân số cần kiểm soát tốt hơn trong việc giảm tỷ lệ sinh để lượng lao động hàng năm đáp ứng vừa và đủ cho cơng việc phát triển đất nước, tránh tình trạng cung vượt quá cầu ở mức độ rất lớn về nguồn nhân lực sẽ dẫn tới

dư thừa lao động và đó sẽ là sức ép khơng hề nhỏ cho việc quản lý, phát triển đất nước.

- Về giáo dục cần đẩy mạnh đầu tư cho giáo dục nhằm nâng cao trình độ học vấn của người dân. Cần nhanh chóng nâng cao trình độ văn hóa người dân, phấn đấu phổ cập trung học phổ thông ở những vùng có điều kiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu các tri thức mới trong việc đào tạo nghề.

- Tuổi thọ là nhân tố đại diện cho chất lượng cuộc sống cũng như hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe của xã hội, vì vậy việc nâng cao tuổi thọ có tác động làm cho nền kinh tế có tốc độ phát triển tăng lên, do vậy cần đầu tư tốt chế độ lương hưu, hệ thống chăm sóc sức khỏe cần được nâng cao hơn nữa nhằm đem lại sức khỏe tốt để người dân làm việc cống hiến cho đất nước một cách tối ưu nhất nguồn sức khỏe của mình.

- Ngồi ra, với tuổi thọ trung bình nâng cao (73 tuổi) trong khi khoảng cách tới độ tuổi nghỉ hưu là khá xa (khoảng 60 tuổi) do vậy, đối với cá nhân sau khi hết độ tuổi lao động để tạo ra nguồn lực đóng góp tối đa cho tăng trưởng kinh tế cũng cần đẩy mạnh việc làm cho một số nhóm đối tượng sau khi nghỉ hưu nhưng vẫn có nhu cầu làm việc cống hiến cho xã hội, chẳng hạn đối với người lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác… Tuy nhiên, điều này cần phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe, thể chất, điều kiện, môi trường làm việc của người lao động, và quan trọng là tăng tuổi hưu nhưng không tạo sức ép về việc làm cũng như hạn chế cơ hội tìm việc làm của lao động trẻ.

4.3 Khuyến nghị

Đối với ban ngành thuộc Bộ Y tế:

- Nâng cao chất lượng phục vụ của cán bộ y tế đối với người dân tới khám chữa bệnh để quá trình khám và điều trị diễn ra nhanh hơn, giảm thiểu được chi phí của người dân cũng như chi phí của xã hội về khám chữa bệnh. Việc chất

lượng phục vụ nâng cao làm cho người dân hài lòng hơn về chế độ chăm sóc sức khỏe để từ đó họ đồng ý hơn trong các cơng tác đóng góp tài sản vào đầu tư do y tế và quay vịng cũng chính là tự đầu tư cho chính bản thân người dân.

- Cải thiện, đầu tư mới cho hệ thống y tế để đáp ứng đủ cho nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, cơ sở vật chất đầy đủ và hiện đại sẽ làm cho cơng tác chăm sóc sức khỏe người dân được tốt hơn, tránh được các tình trạng rủi ro xảy ra do vấn đề hệ thống y tế chưa tốt hoặc bị trục trặc trong quá trình khám chữa bệnh.

- Nâng cao trình độ cho đối tượng y, bác sỹ cùng như các cán bộ làm trong ngành để nâng cao tay nghề để phục vụ người dân tốt hơn, Việc có tay nghề cao sẽ giúp họ có thể xử lý các vấn đề một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất, hạn chế gặp phải các trường hợp lúng túng trong việc xử lý gấp.

Đối với Bộ giáo dục:

Mặc dù có thể nói những minh chứng về vai trị rõ nét của giáo dục đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam cho đến nay vẫn chưa hoàn toàn thuyết phục, nhưng rõ ràng là không thể không đầu tư vào giáo dục, vì khoản đầu tư này tác động dài hạn khơng chỉ đối với các hoạt động của nền kinh tế mà còn đối với phúc lợi của toàn xã hội. Điều quan trọng đặt ra đối với các nhà hoạch định chính sách là cần thiết kế một hệ thống giáo dục như thế nào cho hiệu quả để đạt

Một phần của tài liệu Tác động của yếu tố nguồn nhân lực đến tăng trưởng kinh tế ở (Trang 54 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w